Xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác bồi thường

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng công trình Đường Bản Đon – Pò Nhùng tại xã Cao Lâu, huyện Cao Lộc – tỉnh Lạng Sơn. (Trang 72)

thường và giải phóng mặt bằng của dự án

Dự án xây dựng Đường Bản Đon – Pò Nhùng tại xã Cao Lâu, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn về cơ bản đã hoàn thành, qua nghiên cứu các tồn tại và khó khăn của dự án em xin đưa ra một số giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Cao Lộc nói chung để bàn giao đất cho các Chủđầu tưđảm bảo tiến độ thực hiện dự án.

4.5.1. Chế độ chính sách

- Do giá bồi thường hiện nay đối với đất ở và đất nông nghiệp, tài sản vật kiến trúc là quá thấp nên cần phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế để người dân bị thu hồi đất đỡ thiệt thòi; Nâng cao mức hỗ trợ đào tạo nghề đối với các hộ bị thu hồi đất và chính sách cụ thể đến từng đối tượng lao động

trong một hộ gia đình. Hiện tại mức hỗ trợ là quá thấp.

- Ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định cần nghiên cứu chính sách hỗ trợ thêm nhằm chuyển đổi nghề nghiệp và tạo công ăn việc làm để người dân ổn định cuộc sống sau khi bị thu hồi đất.

- Cần thực hiện nghiêm túc theo quy định của nhà nước về việc xây dựng các khu tái định cư đồng bộ và hoàn chỉnh về cơ sở hạ tầng trước khi bàn giao cho các hộ gia đình bị thu hồi đất hoặc nâng mức hỗ trợ tiền thuê nhà trong khi chưa bố trí được đất cho phù hợp với thực tế.

4.5.2. V t chc thc hin

- Kiện toàn lại bộ máy làm việc chuyên trách của các tổ chức tham gia thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đảm bảo đội ngũ chất lượng về công tác GPMB.

- Tăng cường các cuộc đối thoại, chất vấn giữa lãnh đạo, cơ quan chuyên môn với các hộ bị thu hồi đất để giải thích về chế độ chính sách và ý kiến thắc mắc của hộ gia đình.

- Quá trình giải quyết phải đảm bảo đúng trình tự quy định của pháp luật được quy định cụ thể tại các văn bản pháp lý hiện hành từ bước lập quy hoạch, thu hồi đất và thực hiện bồi thường, hỗ trợ và niêm yết công khai phải đảm bảo minh bạch.

- Công tác điều tra, xác minh phải chặt chẽ đảm bảo đúng đối tượng để áp dụng chính sách cho phù hợp và không làm ảnh hưởng quyền lợi của người bị thu hồi đất.

- Các hộ dân cố tình không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi thực hiện đầy đủ các bước theo trình tự thì phải kiên quyết xử lý.

- Nghiêm khắc xử lý những đơn vị, cá nhân vi phạm trong việc làm sai lệch hồ sơ, thiếu trách nhiệm trong việc điều tra, xác minh làm ảnh hưởng đến quyền lợi của Nhân dân và Nhà nước.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Dự án xây dựng công trình Đường Bản Đon – Pò Nhùng là dự án có diện tích lớn, số hộ gia đình cá nhân bị ảnh hưởng dự án nhiều nên khó khăn trong việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB đồng loạt cùng lúc nên phải chia nhỏ từng giai đoạn trong thời gian dài. Chính sách BTHT có sự thay đổi nên khi áp dụng tính toán BTHT cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng không được đảm bảo công bằng cho các hộ giữa các giai đoạn của dự án. Trong giai đoạn 1 của dự án, Hội đồng bồi thường đã hoàn thành việc chi trả tiền cho các hộ dân bị thiệt hại với tổng kinh phí bồi thường dự án là

7.038.150.000 đồng (Bẩy tỷ, không trăm ba mươi tám triệu, hai trăm mười tám nghìn đồng chẵn ). Cụ thể:

+ Bồi thường đất: 1.810.009.000 đồng chiếm 25,72%.

+ Bồi thường về nhà cửa, vật kiến trúc: 736.135.000 đồng chiếm 10,46%. + Bồi thường về cây cối hoa màu: 596.406.000 đồng chiếm 8,47%. + Các khoản hỗ trợ là 3.895.600 đồng chiếm 55,35%, trong đó phần hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm là chủ yếu.

Qua nghiên cứu giai đoạn 1 của dự án, rút ra được một số kết luận về công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng như sau:

- Việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường: Khi tiến hành GPMB của dự án, hội đồng bồi thường đã xem xét kỹ hồ sơ pháp lý, xác định đối tượng và các điều kiện được bồi thường một cách cẩn thận, chính xác tỷ mỷ.

- Giá bồi thường: Đối với đất ở, giá bồi thường nói chung còn thấp so với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường. Việc xác định đất vườn, thời gian sử dụng và mức hỗ trợ gặp không ít khó khăn nhất là khi xác định đất

vườn, đất nông nghiệp xen kẽ khu dân cư, đất nông nghiệp đơn thuần. Một thực tế hiện nay là trên cùng khu vực có các dự án thu hồi đất thì những dự án mà chủđầu tư và người dân tự thoả thuận, mức giá bồi thường cao hơn so với giá bồi thường của Nhà nước. Điều này làm mất công bằng và có sự so sánh quyền lợi giữa những người có đất bị thu hồi. Bên cạnh đó, giá bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc vẫn còn thấp.

- Chính sách hỗ trợ: Về cơ bản đảm bảo cho người bị thu hồi đất khôi phục lại mức sống như trước khi có dự án

- Công tác tổ chức và trình tự thực hiện của các cấp các ngành: Do hoạt động của tổ chức tư vấn theo hình thức kiêm nhiệm, vừa làm nhiệm vụ chuyên môn của phòng, vừa làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng, các thành viên của tổ lại nằm rải rác ở các phòng ban do đó công tác điều hành công việc gặp khó khăn.

Từ những kết luận trên, chúng ta có thể thấy dự án vẫn còn nhiều vướng mắc, khó khăn chưa thể giải quyết cùng lúc được hết. Do đó, dự án vẫn chưa hoàn thành đúng tiến độ thi công đã đề ra và còn phải tiếp tục hoàn thành trong những giai đoạn tiếp theo của dự án.

5.2. Kiến nghị

Để công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất trở nên đơn giản, đỡ tốn kém, phù hợp với tình hình thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong quá trình thực hiện, bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước và người bị thu hồi đất, chúng tôi xin kiến nghị:

* Phòng Tài nguyên và Môi trường

Cần thực hiện quản lý đất đai ở cấp cơ sở một cách chặt chẽ, cải cách thủ tục hành chính trong việc tặng cho, chuyển QSD đất. Phải xác định cụ thể trong quá trình cấp đất ở địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bồi thường GPMB.

* Đối với Trung tâm phát triển quỹđất và GPMB

- Xây dựng tổ chuyên trách về công tác TĐC, nên thành lập các tổ bồi thường GPMB chính quy, độc lập để chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ làm công tác này, từng bước áp dụng công nghệ thông tin vào các khâu trong quản lý, hoạt động bồi thường, giải toả nhằm hạn chế sai sót và nâng cao hiệu quả GPMB.

- Cần phải coi trọng công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, phải làm cho mọi người dân thông suốt chính sách pháp luật đất đai, chính sách bồi thường của Nhà nước. Đưa một số hộ thuộc diện bị giải toả cùng tham gia vào các dự án để họ thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình trong đó.

* UBND huyện Cao Lộc

- Cần có những chính sách phù hợp và cụ thể hơn nữa về quy hoạch khu đô thị, và khu tái định cư cho người dân bị mất đất nông nghiệp sao cho chỗở mới của họ phải có điều kiện ít nhất là bằng hoặc tốt hơn so với nơi ở trước.

- Trong công tác GPMB việc đảm bảo đời sống của từng người dân sau khi bị thu hồi đất phải được đặt lên hàng đầu.

* Đối với người dân

- Hộ nông dân bị mất đất cần mạnh dạn học hỏi kinh nghiệm, mạnh dạn đầu tư sản xuất để nâng cao đời sống của chính mình.

Như vậy việc thực thi đồng bộ các giải pháp sẽ góp phần làm tốt công tác GPMB, TĐC, từ đó đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình dự án trên địa bàn, từng bước thay đổi diện mạo Thành phố Lạng Sơn theo hướng văn minh, hiện đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài Chính và Bộ Tài nguyên & Môi trường (2008), thông tư liên tịch số

14/TTLT/BTC - BTNMT ngày 31/01/2008 hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh số 84/2007/NĐ - CP ngày 25/05/2007.

2. Ban vật giá Chính phủ (2000), Chương trình đào tạo thẩm định giá giai

đoạn II giữa Ban vật giá Chính phủ Việt Nam với Văn phòng thẩm định giá Oxtraylia từ 16- 27/10/2000, Tp.Hồ Chí Minh, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 quy định bổ xung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.

4. Bùi Huy Quang (2009), Tìm hiểu thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ

giải phóng mặt bằng và tái định cư ở một số dự án Khu đô thị mới trên

địa bàn Quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Trường

Đại học Nông Nghiệp I.

5. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 về

hướng dẫn thi hành Luật đất đai.

6. Chính phủ (2004), Nghị định số 188/2004/NĐ - CP ngày 16/11/2004 về

phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

7. Chính ph (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 về

việc bồi thường thiệt hại, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để

sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

8. Chính ph (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ - CP ngày 25/05/2007 về việc bổ sung việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục,

bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại vềđất đai.

9. Chính ph (2007), Nghịđịnh số 123/2007/NĐ - CP ngày 27/07/2007 về sửa

đổi bổ sung một số điều của Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá đất.

10. Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ - CP ngày 13/08/2009 về

việc bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

11. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cao Lộc , Báo cáo thuyết minh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2011 – 2015) xã Cao Lâu - huyện Cao Lộc - tỉnh Lạng Sơn".

12. Quốc hội (2003), Luật Đất đai 2003, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia Hà Nội.

13. UBND tỉnh Lạng Sơn (2012), Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 20 tháng 04 năm 2012 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc ban hành Quy định quy chế chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi

đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

14. UBND tỉnh Lạng Sơn (2012), Quyết định 22/2012/QĐ - UBND ngày 21/12/2012 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc ban hành bảng giá các loại

đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

15. UBND tỉnh Lạng Sơn (2012), Quyết định 04/2012/QĐ - UBND ngày 24/02/2012 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc ban hành quy định đơn giá cây trồng, vật nuôi áp dụng trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

16. UBND tỉnh Lạng Sơn (2011), Quyết định 12/2011/QĐ - UBND ngày 26/08/2011 về việc ban hành đơn giá xây dựng nhà mới, công trình và

vật kiến trúc áp dụng trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái địnhc ư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

(Website http: //VnExpress.net).

(ngun:VnMedia - Hà Nội quyết giải phóng mặt bằng các dự án).

(nguồn:trang thông tin VnExpress).

(nguồn: baolangson.com.vn - Cao Lộc tập trung giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn).

PHỤ LỤC

Phụ lục 01: PHIU ĐIU TRA H GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN I. Thông tin v h gia đình, cá nhân

1. Họ và tên chủ hộ ông (bà ): ………...

2. Địa chỉ:………

3. Nghề nghiệp: ………..

4. Dân tộc: ………

5. Tổng số nhân khẩu: ……… Số lao động chính: ………... II. Nhận thức của gia đình về công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng 1. Nhà nước chỉ bồi thường đất khi thu hồi mà không bồi thường tào sản gắn

liền với đất có đúng không?

Đúng Sai

2. Theo gia đình giá đền bù đất nông nghiệp như vậy là thỏa đáng chưa? Thỏa đáng Chưa thỏa đáng

3. Giá đền bù vềđất ở như vậy là thỏa đáng chưa?

Thỏa đáng Chưa thỏa đáng 4. Giá đền bù về cây cối, hoa màu như vậy là thỏa đáng chưa?

Thỏa đáng Chưa thỏa đáng 5. Giá đền bù về nhà cửa, vật kiến trúc như vậy là thỏa đáng chưa?

Thỏa đáng Chưa thỏa đáng 6. Mức hỗ trợđền bù đã phù hợp chưa?

Phù hợp Chưa phù hợp

7. Quy trình tiến hành bồi thường GPMB đã đúng trình tự hay chưa?

Đúng Chưa đúng

8. Việc thu hồi đất có gây khó khăn cho gia đình không?

Có Không

Phụ lục 02: PHIU ĐIU TRA CÁN B BAN BI THƯỜNG, GPMB

Họ và tên: ………

Chức vụ nghề nghiệp: ……….... Đơn vị công tác: ………...

Câu 1. Là cán bộ chuyên ngành ông (bà ) nhận thấy những nhân tố nào thuận lợi để thực hiện BT & GPMB và áp dụng những văn bản mới lien quan tới công tác BT & GPMB của dự án?

Sựủng hộ của nhân dân địa phương.

Sựủng hộ của các chính quyền và các ban ngành. Cả hai phương án trên.

Câu 2. Theo ông (bà ) những khó khăn nào ảnh hưởng đến công tác BT & GPMB của dự án?

Trình độ của người dân còn hạn chế. Chính sách còn nhiều bất cập.

Vấn đề vốn đầu tư và kỹ thuật. Tất cả các phương án trên.

Câu 3. Theo ông (bà ) những khó khăn nào khi áp dụng các văn bản mới lien quan đến BT & GPMB của dự án?

Do cấp trên phổ biến xuống địa phương còn chậm.

Do công tác, tiếp thu, tuyên truyền, áp dụng của địa phương còn chậm. Trình độ của người dân còn hạn chế.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa phương là khác nhau. Bản thân các văn bản có tính khả thi chưa cao.

Xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng công trình Đường Bản Đon – Pò Nhùng tại xã Cao Lâu, huyện Cao Lộc – tỉnh Lạng Sơn. (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)