Đánh giá kết quả công tác bồi thường GPMB của dự án nâng xây

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng công trình Đường Bản Đon – Pò Nhùng tại xã Cao Lâu, huyện Cao Lộc – tỉnh Lạng Sơn. (Trang 32)

dng công trình Đường Bn Đon – Pò Nhùng qua ý kiến ca người dân 3.3.4. Đánh giá nhng thun li, khó khăn mà ban đền bù GPMB gp phi khi tiến hành công tác bi thường và GPMB ca d án

3.3.5. Đề xut mt s gii pháp nhm nâng cao hiu qu công tác bi thường và GPMB huyn Cao Lc – tnh Lng Sơn thường và GPMB huyn Cao Lc – tnh Lng Sơn

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thp s liu

3.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập tài liệu, số liệu, các báo cáo quy hoạch, báo cáo tổng kết, các nghị định, quyết định, thông tư, công văn hướng dẫn việc thực hiện công tác bồi thường GPMB từ phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Phát triển Quỹđất của huyện.

- Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan tại các phòng ban liên quan đến công tác bồi thường GPMB.

3.4.1.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

- Điều tra thực địa, phỏng vấn trực tiếp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng bởi dự án bằng bộ phiếu điều tra. Lựa chọn ngẫu nhiên 50 hộ trong tổng số 131 hộ (phụ lục – 01).

- Điều tra cán bộ quản lý và các cán bộ chuyên môn về lĩnh vực quản lý đất đai bằng bộ phiếu điều tra (20 phiếu tại phụ lục – 02).

3.4.2. Phương pháp x lý thông tin, s liu

- Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu đã thu thập được về tổng diện tích, tổng số tiền bồi thường, cũng như chi tiết về từng loại đất và mức ảnh hưởng của dự án.

- Phương pháp xử lý số liệu: Ứng dụng các phần mềm như Word, Exel,… để tổng hợp và xử lý các tài liệu, số liệu.

- Các số liệu từ phiếu điều tra được xử lý theo phương pháp toán học thông thường.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Cao Lâu 4.1.1. Điu kin t nhiên 4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Cao Lâu là một xã miền núi nằm ở phía Đông Bắc huyện Cao Lộc. Có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp CHDCND Trung Hoa. - Phía Nam giáp xã Công Sơn.

- Phía Đông giáp xã Xuất Lễ.

- Phía tây giáp xã Hải Yến, xã Lộc Yên và xã Thanh Lòa. Xã Cao Lâu có tổng diện tích tự nhiên 5.861,23 ha với 3219 nhân khẩu. Điều kiện giao thông đi lại đang còn nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa dẫn đến việc giao lưu hàng hóa với các xã, vùng lân cận còn gặp nhiều khó khăn.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Cao Lâu là xã miền núi có địa hình tương đối phức tạp. Khu dân cư và đất sản xuất nằm các dải đồng bằng chủ yếu nằm ở hai bên trục đường tỉnh lộ 235, độ cao trung bình trên 300m, độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh. Địa hình của xã chủ yếu tập trung vào 02 loại địa hình chính:

+ Địa hình đồi núi: Chủ yếu là rừng và đồi núi trọc. Đây là khu vực thuận lợi cho phát triển các ngành lâm nghiệp.

+ Địa hình đồng bằng: Các dải đồng bằng chủ yếu nằm ở hai bên trục đường 235. Cao Lâu là xã miền núi vùng sâu nên độ bằng phẳng chỉ xét một cách tương đối, bậc thang tương đối nhiều. Loại đất này phù hợp cho việc sản xuất nông nghiệp như cây công nghiệp ngắn ngày, cung cấp lương thực và thực phẩm cho nhân dân.

4.1.1.3. Khí hậu

Theo số liệu của trạm khí tượng thuỷ văn, xã Cao Lâu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới. Khí hậu ởđây được chia làm 2 mùa rõ rệt:

- Mùa khô từ tháng 01 đến tháng 04 hàng năm; - Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 12 hàng năm. * Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 210C.

+ Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 11 - 17,80C (từ tháng 12 - tháng 01 năm sau).

+ Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 33,8 - 34,30C (từ tháng 6, tháng 7). * Lượng mưa: tổng lượng mưa khá lớn, bình quân 1.392mm/năm và tập trung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 09, chiếm tới 70 - 75% lượng mưa cả năm. Mưa tập trung theo mùa và phân bố không đều giữa các tháng trong năm đã ảnh hưởng không nhỏđến sản xuất và đời sống của nhân dân.

* Độ ẩm không khí: tương đối cao trung bình 82% và nhìn chung không ổn định. Độ ẩm cao nhất là 88% tập trung vào các tháng 3, 4 và thấp nhất là 77% tập trung vào tháng 12.

* Chế độ gió: xã Cao Lâu chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính là gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau. Gió mùa Đông Bắc đột ngột làm giảm nhiệt độ 4 - 60C so với bình quân nên thường gây hậu quả xấu đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là mạ và lúa chiêm xuân. Gió mùa Đông Nam xuất hiện từ tháng 05 đến tháng 10. Ngoài ra hàng năm vào mùa đông (khoảng tháng 12 đến tháng 01 năm sau có xuất hiện sương muối ảnh hưởng không nhỏ tới cây trồng vật nuôi).

Đặc điểm chung của khí hậu là có mùa đông lạnh, kéo dài, nhiệt độ thấp và có sương muối. Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều khí hậu thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các cây đặc sản như: Hồi, trẩu, sở..., và một số loại cây ăn quả [11].

4.1.1.4. Các loại tài nguyên - Tài nguyên đất

Đất đai của xã không nhiều. Đất chủ yếu thuộc nhóm vàng nhạt trên đá cát, đất có hàm lượng cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nhẹ, có nồng độ pHKcl từ 4,2 - 4,5, có hàm lượng mùn trung bình, lượng đạm tổng số từ 0,17 - 0,2%, lân tổng số từ 0,07 - 0,14. Nhìn chung chất lượng của đất không cao nhưng trong tương lai nếu biết sử dụng và cải tạo một cách hợp lý thì tiềm năng đất này có đem lại hiệu quả kinh tế cao, chất lượng được nâng lên.

- Tài nguyên nước

+ Nguồn nước mặt: phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa tự nhiên, và từ hệ thống suối chảy qua địa bàn xã cung cấp nước phục vụ sinh hoạt và tưới tiêu trên địa bàn xã, xong còn bị hạn chế do khô hạn vào mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa nên hiệu quả sử dụng chưa cao.

+ Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm ởđây thường sâu và dễ bị cạn kiệt vào mùa khô, ảnh hưởng không nhỏđến sinh hoạt của nhân dân trong vùng.

- Tài nguyên rừng

Trên địa bàn xã có 5.259,97 ha đất lâm nghiệp có rừng sản xuất. Diện tích rừng của xã góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, duy trì cảnh quan, giữ nước đầu nguồn, hạn chế xói mòn đất, lũ lụt.

Thảm thực vật ởđây đa dạng, phong phú với hệ thông rừng trồng, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả…

- Tài nguyên khoáng sản

Tuy chưa có số liệu khảo sát cụ thể nhưng theo kết quả điều tra sơ bộ, trên địa bàn xã không có loại khoáng sản nào đáng kể.

- Tài nguyên nhân văn

Tính đến 31/12/2013, dân số xã Cao Lâu có 3.219 nhân khẩu với 712 hộ. Trong đó 100% số hộ làm nông nghiệp. Cộng đồng dân cư của xã Cao Lâu gồm nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, gồm có các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao,... từ bao đời nay, các dân tộc anh em chung sống hoà thuận, cần cù lao động, phát huy truyền thống, tạo nên một bản sắc văn hóa riêng. Phong tục tập quán văn hoá nói chung lành mạnh, các lễ hội được tổ chức

hàng năm, các lễ hội này có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử văn hóa, có tác dụng giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, động viên lao động, sản xuất làm cho đời sống tinh thần của người dân thêm phong phú.

- Thực trạng môi trường

Hầu hết rác thải đều do tự mỗi gia đình xử lý, chưa có quy hoạch nên ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của nhân dân. Mức độ ô nhiễm gây mất cảnh quan phần lớn do ý thức của người dân trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường như chất thải sinh hoạt chưa được quản lý chặt chẽ, việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp không đúng quy trình, tập quán chăn nuôi gia súc, gia cầm đã gây nên ô nhiễm môi trường nước và không khí. Cao Lâu có vị trí địa hình, địa mạo tạo cho xã một nét khá riêng biệt so với các xã trong huyện. Trước đây rừng bị tàn phá nhiều, ngày càng có su hướng thu hẹp ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, suy thoái tài nguyên. Xong hiện nay được sự quan tâm của nhà nước diện tích rừng được phủ xanh ngày càng nhiều, tạo sự an toàn cho môi trường xã Cao Lâu.

* Nhận xét chung vềđiều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên:

Với điều kiện tự nhiên nhất là vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường xã Cao Lâu cho thấy xã có điều kiện cho sản xuất và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là giao lưu trao đổi hàng hoá với các xã lân cận.

Tuy nhiên xã Cao Lâu con có những hạn chế nhất định về điều kịện tự nhiên, ảnh hưởng của khí hậu, thuỷ văn, địa hình [11].

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tình hình phát triển chung - Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua Xã đã tập trung triển khai tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội mà UBND huyện và Đảng bộ Xã đề ra. Đến nay đã đạt được một số kết quả, kinh tế tiếp tục có bước phát triển khá. Trong giai đoạn 2008 – 2013, tốc độ phát triển kinh tế trung bình hàng năm đạt mức tăng trưởng 10,98%/năm. Tổng sản lượng

lương thực quy thóc năm 2013 đạt 1.427,25 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 330,00 kg/người/năm.

Năm 2013 tổng giá trị sản xuất đạt 38,49 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 8,90 triệu đồng/năm.

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2008 - 2013 TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Dân số trung bình Người 3.393 3.428 3.453 3.478 3.237 3.355 2 Tỷ lệ phát triển dân số % 0,27 0,35 0,25 0,25 -2,41 1,18 3 Tốc độ tăng trưởng

kinh tế % 12,00 10,05 11,02 11,00 10,80 11,00

4 Cơ cấu kinh tế % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 4.1 + Nông lâm nghiệp % 52,20 50,00 49,10 47,00 46,00 43,50 4.2 + Công nghiệp và TTCN % 19,00 20,00 20,20 22,00 23,00 24,00 4.3 + Thương mại, dịch vụ % 28,80 30,00 30,70 31,00 31,00 32,50 5 Tổng giá trị sản xuất Tỷ. đ 22,89 25,24 28,47 30,71 33,91 38,49 6 Thu nhập bình quân năm Tr.đ 5,50 6,00 6,70 7,20 7,90 8,90 7 Tổng SLLT quy thóc Tấn 1.290,22 1.375,36 1.389,42 1.373,33 1.386,32 1.427,25 8 Bình quân LT đầu người Kg/năm 310,00 327,00 327,00 322,00 323,00 330,00 9 Số hộ nghèo Hộ 58 56 40 40 63 57 10 Tỷ lệ hộ nghèo % 5,81 5,56 3,90 3,85 6,00 5,36 11 Tỷ lệ học sinh đến trường % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nền kinh tế của Xã trong những năm gần đây có bước tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp – dịch vụ. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ lực của xã, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn chậm.

Năm 2008, nhóm ngành nông lâm nghiệp chiếm 52,20%, nhóm ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 19,00%, nhóm ngành thương mại – dịch vụ chiếm 28,80%.

Năm 2013, nhóm ngành nông lâm nghiệp chiếm 43,50%, nhóm ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 24,00%, nhóm ngành thương mại – dịch vụ chiếm 32,50%.

Trong giai đoạn tới, với sự đầu tư của Nhà nước, của UBND tỉnh Lạng Sơn, của UBND huyện Cao Lộc, cùng sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của toàn xã, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế [11].

4.1.2.2.Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

- Khu vực kinh tế nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành kinh tế giữ vai trò chủđạo trong nền kinh tế xã. Được sự chỉđạo sát sao của các cấp các ngành, phấn đấu nỗ lực của nhân dân nên đã khắc phục được phần nhiều mọi hậu quả thiên tai, thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển nông nghiệp.

Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2013 của xã Cao Lâu 379,32 ha chiếm 6,47% tổng diện tích tự nhiên, tổng sản lượng lương thực đạt 1.163,51 tấn, trong đó (sản lượng thóc 602,78 tấn), bình quân lương thực đầu người đạt 346,8 kg/người/năm.

Bảng 4.2. Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp qua một số năm TT Cây trồng, vật nuôi Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Lúa Xuân Diện tích Ha 33,00 84,90 91,60 91,64 91,70 92,51 Năng suất Tạ/Ha 46,95 47,91 46,20 42,90 43,30 43,80 Sản lượng Tấn 154,94 406,76 424,00 393,00 397,06 405,19 2 Lúa Mùa Diện tích Ha 63,90 207,24 198,40 194,44 187,02 171,64 Năng suất Tạ/Ha 32,00 32,10 31,50 25,20 11,00 11,50 Sản lượng Tấn 204,48 665,24 625,00 490,00 205,72 197,39 3 Cây Ngô Diện tích Ha 48,50 72,77 69,66 75,20 74,60 85,19 Năng suất Tạ/Ha 39,00 39,52 41,50 41,80 41,10 41,18 Sản lượng Tấn 189,15 287,59 289,00 314,00 306,64 350,77 4 Khoai Lang Diện tích Ha 7,00 16,56 16,22 16,83 34,81 17,91 Năng suất Tạ/Ha 42,00 52,50 49,90 63,00 48,20 47,68 Sản lượng Tấn 29,40 86,94 81,00 106,00 167,78 85,39 5 Cây Sắn Diện tích Ha 3,50 2,50 8,16 12,61 13,70 12,07 Năng suất Tạ/Ha 83,00 83,47 76,00 114,20 108,40 108,40 Sản lượng Tấn 29,05 20,87 62,00 144,00 148,51 130,80 6 Tổng đàn trâu Con 1.170 972 1.041 947 976 841 7 Tổng đàn bò Con 40 44 82 70 48 51 8 Tổng đàn lợn Con 1.468 2.722 1.437 1.379 1.968 2.037 9 Tổng đàn gia cầm Con 19.937 20.700 23.370

- Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Những năm gần đây hoạt động ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) trên địa bàn xã phát triển chưa mạnh, chủ yếu là phục vụ nhu cầu tại chỗ, quy mô nhỏ như: Máy xay sát nhỏ, mộc dân dụng, sản xuất gạch, sửa chữa điện gia dụng….

- Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ

Hoạt động thương mại - dịch vụ trong những năm qua có phát triển nhưng chưa đáng kể. Thương mại, dịch vụ chủ yếu tập trung vào các hoạt động bán lẻ và các dịch vụ nhỏ của tư nhân phục vụ các mặt hàng thiết yếu tại xã [11].

4.1.2.3. Dân số, lao động và việc làm - Dân số

* Biến động dân số:

Tình hình biến động dân số từ năm 2008 đến năm 2013 của xã Cao Lâu thể hiện qua bảng số liệu sau:

Trong giai đoạn 2009 – 2013 tốc độ phát triển dân số bình quân của Xã là 0,87%/năm. Năm 2008 toàn Xã có 4.162 người, đến năm 2010 toàn Xã có 4.325 người, dân số nữ là 2.178 người, chiếm 50,36% tổng dân số.

Bảng 4.3. Tình hình biến động dân số và lao động qua các năm TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Tổng số nhân khẩu Người 4.162 4.206 4.249 4.265 4.292 4.325 1.1 Nữ Người 2.096 2.118 2.139 2.162 2.186 2.178 1.2 Nam Người 2.066 2.088 2.110 2.103 2.106 2.147

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng công trình Đường Bản Đon – Pò Nhùng tại xã Cao Lâu, huyện Cao Lộc – tỉnh Lạng Sơn. (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)