Cao Lộc
Bên cạnh ý kiến của người dân về công tác BT&GPMB của dự án xây dựng Đường Bản Đon – Pò Nhùng, em còn tham gia lấy ý kiến của cán bộ trong Ban BT&GPMB của Trung tâm Phát triển Quỹđất huyện Cao Lộc, đó là những người có chuyên môn về lĩnh vực quản lí đất đai. Từđó đưa ra các đề xuất mang tính khả thi của công tác BT&GPMB trên địa bàn huyện Cao Lộc.
Bảng 4.12. Kết quả điều tra cán bộ trong ban bồi thường và GPMB của huyện Cao Lộc STT Nội dung Kết quả phiếu điều tra Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Thuận lợi để thực hiện BT&GPMB, trong đó: 20 100,0
1.1 Sự ủng hộ của nhân dân địa phương 7 35,0 1.2 Sự ủng hộ của lãnh đạo và các ban ngành 5 25,0
1.3 Cả 2 phương án trên 8 40,0
2 Khó khăn ảnh hưởng đến BT& GPMB, trong đó: 20 100,0
2.1 Trình độ của người dân còn hạn chế 4 20,0
2.2 Chính sách còn nhiều bất cập 9 45,0
2.3 Vấn đề về vốn đầu tư kĩ thuật 3 15,0
2.4 Tất cả các phương án trên 4 20,0
3 Khó khăn khi áp dụng văn bản mới liên quan đến BT&GPMB của dự án, trong đó:
20 100,0
3.1 Do cấp trên phổ biến xuống còn chậm 1 5,0 3.2 Do công tác tiếp thu, tuyên truyền còn chậm 3 15,0 3.3 Trình độ của người dân còn nhiều hạn chế 5 25,0 3.4 Văn bản có tính khả thi chưa cao 5 25,0 3.5 Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của từng địa
phương
6 30,0
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua bảng tổng hợp trên ta thấy ý kiến của cán bộ Ban BT&GPMB ở Trung tâm phát triển quỹđất huyện Cao Lộc. Ta thấy:
Về mặt thuận lợi khi thực hiện công tác BT&GPMB dựa vào tinh thần đoàn kết, ủng hộ của nhân dân chiếm 35%, giúp đỡ của lãnh đạo và ban ngành
có 5 ý kiến chiếm 25% số phiếu. Số phiếu còn lại cho rằng thuận lợi của công tác BT&GPMB có sự tham gia của 2 yếu tố trên chiếm 40% tổng số phiếu.
Về mặt khó khăn ảnh hưởng đến công tác BT&GPMB: khó khăn do nhiều chính sách có nhiều bất cập chiếm 45%, vấn đề vốn và kỹ thuật là vấn đề gây khó khăn chiếm 15%, ngoài ra do trình độ người dân còn hạn chế chiếm 20%. 20% số phiếu còn lại cho rằng khó khăn ảnh hưởng đến GPMB liên quan đến ba yếu tố trên.
Khó khăn khi áp dụng văn bản mới liên quan đến BT&GPMB của dự án: có 5% ý kiến cho rằng do cấp trên phổ biến xuống còn chậm, do công tác tiếp thu tuyên truyền còn chậm chiếm 15% số phiếu, do trình độ của người dân còn hạn chế chiếm 25%, 25% số phiếu là do văn bản có tính khả thi chưa cao, còn lại 30% cho rằng khó khăn khi áp dụng văn bản mới là do điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của từng vùng.
Tính khả thi của văn bản chưa cao cũng là một khó khăn mà 25% cán bộ lựa chọn. Từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục:
- Tích cực tuyên tuyền phổ biến các văn bản pháp luật về công tác BT&GPMB đến nhân dân để người dân hiểu biết hơn về pháp luật đất đai, từ đó có sự đồng tình ủng hộ của người dân. Và việc quản lý Nhà nước về đất đai đạt hiệu quả hơn.
- Vốn là điều kiện quan trọng để thực hiện BT&GPMB. Cho nên nguồn vốn phải đảm bảo được ngân sách đúng mức, đúng thời gian cuả dự án.
Vì vậy, vấn đề đặt ra cho Ban BT&GPMB huyện Cao Lộc là phải phối hợp với UBND huyện và các ban ngành có liên quan trong công tác BT&GPMB để công tác có thể hoàn thành đúng thời hạn, đảm bảo tiến độ thực hiện của dự án, Phải góp phần vào việc xây dựng các văn bản có liên quan đến công tác BT&GPMB để nâng cao tính khả thi của các văn bản pháp luật đất đai nói chung và công tác BT&GPMB nói riêng.