Tình hình khấu hao TSCĐ và quản lý quỹ khấu hao của Công ty.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng tổ chức và sử dụng VCĐ tại công ty cổ phần may Thăng Long” ppt (Trang 25 - 27)

II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG.

2. Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định của Công ty 1 Kết cấu tài sản cố định.

2.2 Tình hình khấu hao TSCĐ và quản lý quỹ khấu hao của Công ty.

Tình hình khu hao bng 5 (trang bên)

Thông qua bảng tổng hợp tăng giảm hao mòn TSCĐ của Công ty ta thấy số

tiền hao mòn luỹ kế của Công ty là 44.711.463 nghìn đồng. Trong năm số hao mòn tăng lên là 2.020.627 nghìn đồng trong đó các lý do chính như: do quá trình trích khấu hao TSCĐ hàng năm là 1.414.438 nghìn đồng, do mua sắm mới làm tăng lên 606.189 nghìn đồng, do đó số hao mòn cuối năm là 46.732.090 nghìn đồng. Qua

6.06

phân tích ở bảng 5 cho thấy TSCĐ của Công ty đã quá cũ kỹ cần phải có các biện pháp đổi mới nhanh chóng TSCĐđể phục vụ SXKD có hiệu quả hơn.

Bảng 6:Tình hình khấu hao và giá trị còn lại của TSCĐ (trang bên)

Tổng nguyên giá TSCĐ đang dùng của Công ty cổ phần may Thăng Long cuối năm 2004 là 91.942.435 nghìn đồng, tương ứng tỷ lệ 51.14% nguyên giá. Giá trị còn lại của tổng tài sản cố định dùng trong kinh doanh là 44.565.308 nghìn

đồng, tương ứng tỷ lệ 48.86% nguyên giá.TSCĐđã khấu hao đến cuối năm 2004 là 46.732.090 nghìn đồng chiếm 50,83% tổng TSCĐ cụ thể là:

+ Nhà cửa vật kiến trúc: nguyên giá là 29.062.808 nghìn đồng số khấu hao luỹ kế đến 31/12/2004 là 10.249.813 nghìn đồng chiếm 35,27% so với nguyên giá, giá trị còn lại là 18.812.995 nghìn đồng, chiếm 64.73% so với nguyên giá. Nhìn chung loại tài sản này của Công ty đang còn mới vì đa số được mua mới trong một số năm gần đây.

+ Máy móc thiết bị: nguyên giá là 57.971.392 nghìn đồng số khấu hao luỹ

kế đến cuối kỳ là 33.612.340 nghìn đồng chiếm 57,98 % so với nguyên giá, giá trị

còn lại là 24.359.052 nghìn đồng, chiếm 42.02% nguyên giá. Điều này cho thấy các máy móc của Công ty vẫn hoạt động tốt.

+ Phương tiện vận tải: Giá trị còn lại là 960.681 nghìn đồng, chiếm 42.68% nguyên giá. Nhìn chung các máy móc này vẫn hoạt động tốt thời gian khấu hao vẫn còn dài. Công ty chưa cần phải đầu tư mua sắm thêm.

+ Đối với dụng cụ quản lý: nguyên giá là 1.943.052 nghìn đồng, giá trị còn lại là 432.581 nghìn đồng, chiếm 22.26% nguyên giá. Như vậy, thiết bị này đã cũ

và gần hết thời gian khấu hao công ty cần chú trong hơn nữa việc nâng cấp và tăng thêm về số luợng loại TSCĐ này.

Nguồn vốn khấu hao TSCĐ là bộ phận giá trị TSCĐ đã chuyển dịch vào giá thành sản phẩm và được trích lại dưới hình thức tiền khấu hao luỹ kế sau khi tiệu thụ sản phẩm, cụ thể ở đậy tổng số tiền trích khấu hao luỹ kế của Công ty là 46.653.157 nghìn đồng chiếm 51,14% nguyên giá. Như vậy, số khấu hao của Công ty là 50,83% tức là đã khấu hao được một nửa. Theo quy định của Bộ tài chính thì

6.06

nguồn vốn khấu hao cơ bản được để lại 100% cho doanh nghiệp tái đầu tư. Với lượng vốn khấu hao cơ bản đạt 46.732.090 nghìn đồng. Công ty sẽ có cơ hội đầu tư

theo chiều sâu nhằm làm tăng năng lực sản xuất kinh doanh trong những năm tiếp theo. Công ty hiện nay đang áp dụng phương khấu hao theo đường thẳng, phương pháp này có ưu điểm là dễ tính, thời gian sử dụng của TSCĐ chủ yếu dựa vào tuổi thọ kỹ thuật kỹ thuật theo thiết kế của TSCĐ. Căn cứ vào tuổi thọ kỹ thuật của từng loại máy móc thiết bị, số năm sử dụng được xếmt dựa trên cơ sở mức thời gian sử dụng tối thiểu, tối đa do bộ tài chính quyết địng số 206/QĐ - BTC ngày 12/12/2003. Việc áp dụng phương pháp tính khấu hao của Công ty nhùn chung là hợp lý nhứng nên áp dụng phường pháp tính khấu hao nhanh để tránh được hao mòn vô hình do kỹ thuật - công nghệ tiến tiến.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng tổ chức và sử dụng VCĐ tại công ty cổ phần may Thăng Long” ppt (Trang 25 - 27)