Nghĩa của việc nghiên cứu tính ổn định và xác định loại chỉ thị

Một phần của tài liệu Đánh giá ổn định của vắc xin sởi sản xuất tại việt nam từ năm 2009 đến năm 2013 (Trang 138)

nhiệt lọ vắc xin của MVVAC

Việc xác định được loại VVM cho MVVAC có ý nghĩa rất lớn, không những đối với Dự án TCMR, người sử dụng mà cả đối với POLYVAC.

Đối với người sử dụng, việc gắn VVM lên từng lọ vắc xin trong tương lai sẽ giúp cho người sử dụng được dùng những lọ vắc xin thực sự có hiệu quả phòng bệnh.

VVM sẽ làm giảm hao phí do vứt bỏ những lọ MVVAC tốt khi gặp các sự cố mất điện, thảm hoạ thiên nhiên. Nó còn giúp quản lý kho vắc xin khi

căn cứ tình trạng VVM để lựa chọn những lọ MVVAC nào sử dụng trước, lọ nào để lại.

Do những lợi ích của VVM mang lại mà năm 2007 WHO và UNICEF đã công bố chính sách mới về việc sử dụng VVM, đề nghị tất cả các nước thành viên nên xem xét áp dụng các chính sách cho phép sử dụng vắc xin ngoài dây chuyền lạnh trong một số trường hợp đặc biệt: Ngày tiêm chủng toàn quốc, những khu vực địa lý khó khăn. Do vậy, VVM còn hỗ trợ tiêm chủng ngoài trạm, làm tăng tỷ lệ tiêm chủng và tỷ lệ tiếp cận với vắc xin sởi ở các vùng núi, hải đảo xa xôi, vùng địa lý khó khăn, thiếu điện, tủ lạnh. Theo các nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi khu vực miền Bắc, điểm nóng dịch sởi tập trung ở một số huyện miền núi vùng tây Bắc ,. Sáu tháng đầu năm 2013, các trường hợp sởi xác định đều thuộc hai tỉnh Lai Châu, Lào Cai; giáp biên giới Trung Quốc và Lào . “Khu vực có dịch phần lớn ở những xã vùng sâu, vùng xa khó tiếp cận: Xã miền núi, xã biên giới, đặc biệt khó khăn về giao thông. Có những bản phải vài tháng mới triển khai tiêm chủng một lần. Đặc biệt, trong mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9, một số bản gần như không thể tiếp cận” . Trong khi đó, theo báo cáo tổng kết tiêm chủng mở rộng năm 2013 của Dự án TCMR: “Chất lượng dịch vụ tiêm chủng mở rộng tại các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn tiếp tục là thách thức lớn với công tác tiêm chủng mở rộng mặc dù đã có nhiều hoạt động ưu tiên cho các vùng kể trên” . Theo kế hoạch tiêm chủng mở rộng năm 2015 của Dự án này, “Viện trợ của Chính phủ Luxembourg về thiết bị và dụng cụ dây chuyền lạnh đã kết thúc trong khi nhu cầu thay thế trang thiết bị là 10%/năm. Hiện tại trung bình mỗi huyện chỉ có 1-2 tủ lạnh bảo quản vắc xin đảm bảo chất lượng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và trong tình trạng hoạt động tốt” . Vì vậy, việc xác định và sử dụng VVM cho MVVAC sẽ đóng góp rất nhiều vào nỗ lực thanh toán bệnh sởi tại Việt Nam.

Từ năm 2010, VVM trở thành yêu cầu quan trọng đối với vắc xin đề nghị cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn của WHO. Vì vậy, việc xác định và sử dụng VVM cho MVVAC cũng là một điều kiện quan trọng để MVVAC được đề nghị cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn WHO, yếu tố giúp POLYVAC có thể xuất khẩu vắc xin.

Một phần của tài liệu Đánh giá ổn định của vắc xin sởi sản xuất tại việt nam từ năm 2009 đến năm 2013 (Trang 138)