2.3.2.1. Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở Hà Giang
Theo báo cáo của UBND thành phố, từ năm 2011 đến nay, thành phố có tổng số 40 dự án thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng với tổng diện tích thu hồi trên 460.000 m2 của gần 1.000 hộ gia đình và tổ chức. Đã hoàn thành, bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư 18 dự án, hiện tại có 22 dự án đang triển khai, thực hiện. Trong việc chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, ngay sau khi được phê duyệt phương án bồi thường và được cấp kinh phí, Hội đồng Bồi thường thành phố đã xúc tiến ngay việc chi trả cho nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, nhiều dự án được phê duyệt nhưng nhà nước không đáp ứng kịp thời kinh phí chi trả, do đó đến hết năm lại điều chỉnh giá, gây khó khăn cho việc thực thi nhiệm vụ của Hội đồng Đền bù cũng như gây bức xúc cho các hộ bị thu hồi. Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách trong bồi thường, giải phóng mặt bằng nhiều khi chưa đáp ứng kịp thời, cụ thể: Giá bồi thường về tài sản chưa điều chỉnh theo thời điểm thu hồi đất; giá bồi thường đất còn thấp, chưa đáp ứng sát với giá thị trường chuyển nhượng. Về công tác tái định cư, đến nay, quỹ đất hiện có để giao cho dân mới đáp ứng được 350/821 suất được phê duyệt, còn lại chưa có đất giao. Chính sách tái định cư không kịp thời dẫn đến những hộ bị di chuyển nhà khó khăn. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân bị thu hồi đất cố tình không chấp hành chủ trương thu hồi đất của nhà nước, gây khó khăn, không bàn giao mặt bằng. Từ những khó khăn, vướng mắc trên nên tình trạng đơn thư vượt cấp, khiếu nại kéo dài vẫn xảy ra thường xuyên. UBND thành phố kiến nghị Đoàn giám sát chỉ đạo UBND tỉnh và ngành chức năng một số nội dung như: Cần bố trí kinh phí kịp thời để đền bù cho người dân trong thời gian sớm; giải quyết dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng sạch trước khi giao cho chủ đầu tư, tránh gây khó khăn trong việc tổ chức thực hiện và tình trạng đơn thư khiếu nại kéo dài; xác định giá các loại tài sản về hoa màu, vật, kiến trúc công khai, bố trí vốn để thanh toán trước khi đầu tư; tỉnh cần có hướng dẫn cụ thểđể việc định giá tài sản trên địa bàn thành phố không bị gặp khó khăn…
Đồng chí Đàm Văn Bông ghi nhận những kết quả đạt được của thành phố trong công tác BT, GPMB và tái định cư trong thời gian qua. Bên cạnh những kết quả đạt được, Chủ tịch UBND tỉnh Đàm Văn Bông chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế như: Công tác tham mưu của Hội đồng bồi thường thành phố chưa thật sự chủđộng quyết liệt; một số dự án đã được phê duyệt và cấp kinh phí nhưng triển khai vẫn còn chậm… Để làm tốt công tác BT, GPMB và tái định cư, trong thời gian tới, thành phố Hà Giang cần tiếp tục phối hợp với UBND tỉnh bố trí kinh phí để giải quyết dứt điểm các dự án đã có vốn và có chủ đầu tư. Đoàn giám sát cũng sẽ đề nghị UBND tỉnh làm việc cụ thể với UBND thành phố và các ngành chức năng để tháo gỡ, giải quyết rứt điểm những vướng mắc ở từng dự án trong công tác BT, GPMB. Thành phồ cần kịp thời báo cáo, xin ý kiến UBND tỉnh về những nội dung người dân đề nghị, kiến nghị mà trong quy định của Pháp luật chưa cụ thể, qua đó có cách giải quyết linh hoạt giúp người dân giảm bớt khó khăn khi bị thu hồi đất, tránh để xảy ra tình trạng đơn thư vượt cấp, khiếu nại kéo dài. Với những kiến nghị, đề xuất của thành phố, đoàn giám sát sẽ tiếp thu và giao cho các ngành chức năng giải quyết, tháo gỡ cụ thể trong thời gian sớm nhất.
(http://baohagiang.vn)
2.3.2.2. Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở Quảng Ngãi
Còn đối với Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 24 đoạn Thạch Trụ - Phổ Phong. Tổng chiều dài của Dự án là 8km, đi qua 2 huyện MộĐức và Đức Phổ có tổng mức đầu tư 396 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí bồi thường, giải phóng được duyệt trong tổng mức đầu tư là 72,3 tỷ đồng, đến nay ước tổng giá trị bồi thường, GPMB là 127 tỷđồng, tăng 175% so với tổng giá trịđã phê duyệt trong dự án đầu tư. Tổng số hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án 875 hộ, trong đó có khoảng 145 hộ phải thực hiện tái định cư (đoạn qua huyện MộĐức 15 hộ, đoạn qua Đức Phổ 130 hộ).
Đến nay đã hơn 4 năm 5 tháng, qua 6 lần gia hạn hợp đồng nhưng công tác bồi thường, GPMB của dự án vẫn chưa hoàn thành, đoạn qua huyện Mộ Đức còn 2 trường hợp, đoạn qua huyện Đức Phổ còn khoảng 80 trường hợp.
Riêng Tiểu dự án GPMB đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi có chiều dài qua tỉnh Quảng Ngãi là 40,22km (tuyến cao tốc là 32,2km và chiều dài đoạn nối với Quốc lộ 1 là 8,02km) đi qua 14 xã của 5 huyện, thành phố, gồm Bình Sơn, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành và thành phố Quảng Ngãi.
Đến thời điểm này, tổng số hộ kiểm kê là 5.447 hộ/ 5.716. Tổng số hộ được phê duyệt là: 3.828/5.716. Tổng giá trị bồi thường trực tiếp: 223,44 tỷ đồng/3.828 hộ được phê duyệt. Tổng diện tích đất đã được thu hồi: 150,5/265,88ha (đạt 56,6%). Tổng chiều dài đủ điều kiện bàn giao mặt bằng cho Dự án: 20,61/40,22km (đạt 50%).
Còn đối với dự án 2 cầu vượt đường sắt Km982+981 và Km995+590. Trong thời gian qua, UBND huyện Đức Phổ đã tích cực triển khai thực hiện và bàn giao mặt bằng cho Chủđầu tư dự án (Đường sắt Việt Nam) tổ chức thi công hoàn thành 2 cầu vượt và đã thông xe. Tuy nhiên, công tác xây dựng khu dân cư Nam Bàu Nú đến nay vẫn chưa hoàn thành để giao đất tái định cư 14 lô cho 13 hộ dân phục vụ GPMB cầu vượt Km995+590 (mặc dù các hộ dân đã giao đất để thi công cầu), khối lượng hoàn thành mới đạt 30% khối lượng san nền của khu dân cư.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND các huyện cam kết sẽ đẩy nhanh tiến độ, sớm bàn giao mặt bằng cho đơn vị thị công. Riêng lãnh đạo UBND huyện Đức Phổ cam kết với Bí thư Tỉnh uỷđến ngày 15.4 phải hoàn thành bàn giao mặt bằng dự án mở rộng Quốc lộ 1 (trừ những đoạn dân cư cần bố trí tái định cư sẽ bàn giao vào 30.6). Riêng dự án mở rộng Quốc lộ 24 sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng vào ngày 20.4.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Võ Văn Thưởng cho rằng: Công tác chỉ đạo điều hành của một số sở, ngành địa phương thời gian qua chưa thật sự quyết liệt và quyết tâm cao để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Vì vậy, thời gian đến phải đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án, đặc biệt là 3 dự án: Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1, đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi và Quốc lộ 24.
Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu rà soát lại toàn bộ chỉ đạo của UBND tỉnh, xem bao nhiêu nội dung đã làm và chưa làm. Lý do vì sao chưa làm và xử lý trách
nhiệm của từng ngành, địa phương, từng cán bộ, công chức. Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu phải tập trung tối đa nguồn lực để giải phóng mặt bằng và phải cơ bản hoàn thành trong tháng 4. Trừ các đoạn bố trí tái định cư do chờ xây dựng các khu tái định cư tập trung thì cũng phải hoàn thành trước ngày 30.6.2014.
Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo, UBND các huyện cần tập trung hơn trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo; huyện phải xuống tận dân để lắng nghe dân và giải quyết công việc chứ không thể ngồi một chỗ nghe và chỉ đạo. Lãnh đạo các huyện phải thực hiện đúng cam kết của mình trước lãnh đạo tỉnh, đó là làm sao đảm bảo giải phóng mặt bằng, giao mặt bằng cho đơn vị thi công đảm bảo đúng tiến độ.
Trong giải phóng mặt bằng phải chú trong đến tái định cư, quyền lợi của người dân phải được đảm bảo tốt nhất, đồng thời phải giải quyết kịp thời những kiến nghị của người dân. Bí thư Tỉnh ủy cũng yêu đối với những gia đình đã gương mẫu, đi đầu trong việc di dời, bàn giao mặt bằng cho dự án thì cần được biểu dương.
(Nguồn: http://baoquangngai.vn)
2.3.2.3. Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở Lào Cai
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc khu vực Tây Bắc của Tổ quốc, được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên khoáng sản, khí hậu, đất đai, có vị trí địa lý thuân lợi là cầu nối giữa ASEAN và miền Tây Trung Quốc nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng. Với những tiềm năng và lợi thế Lào Cai trở thành một trung tâm kinh tế trọng điểm của vùng Tây Bắc. Để thực hiện mục tiêu đó hàng năm tỉnh Lào Cai phải thu hồi, chuyển mục đích hàng ngàn ha từ đất nông, lâm nghiệp và đất ở sang sử dụng vào mục đích đất phi nông nghiệp, đặc biệt là phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và an ninh quốc phòng.
Căn cứ vào quy định của pháp luật, thời gian qua tỉnh Lào Cai đã ban hành nhiều quy định về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (BTGPMB), gần đây nhất, năm 2009 UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 45/2009/QĐ- UBND quy định về bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để
sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh (Quyết định số 45). Bằng việc cụ thể hóa quy định của Luật Đất đai, các Nghịđịnh của Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng thời quy định một số nội dung cụ thể theo thẩm quyền của UBND tỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Quyết định số 45 đã khẳng định Nhà nước với tư cách là đại diện duy nhất cho quyền sở hữu toàn dân vềđất đai, đồng thời điều chỉnh về bản lợi ích của người sử dụng khi bị Nhà nước thu hồi đất. Có thể nói Quyết định số 45 đã khắc phục về cơ bản những vướng mắc, bất cập trong công tác BTGPMB trên địa bàn khi thực hiện Quyết định số 68/2007/QĐ- UBND của UBND tỉnh; đã trở thành căn cứ pháp lý cho UBND các cấp thực hiện tốt công tác BTGPMB cho các công trình dự án trên địa bàn tỉnh; đặc biệt là việc BTGPMB và bàn giao đất kịp thời cho nhà đầu tư xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, hay việc GPMB để thực hiện các dự án trong Khu Công nghiệp Tằng Loỏng, các tiểu khu đô thị thuộc khu đô thị mới Lào Cai- Cam Đường, khu Công nghiệp Bắc Nhạc Sơn, khu CN-TM cửa khẩu, các công trình thủy điện, khai thác khoáng sản và nhiều công trình dự án phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng khác trên địa bàn. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công tác BTGPMB trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc đó là: Biến động vềđất đai (cả về hình thể, diện tích, mục đích và chủ sử dụng) ở địa phương chưa cập nhật kịp thời; giá đền bù tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc, cây cối hoa màu theo quy định tại Quyết định số 45 chưa được điều chỉnh kịp thời theo giá cả của thị trường; việc quy hoạch, xây dựng các khu tái định cư (TĐC) thường chậm làm ảnh chung đến tiến độ thực hiện công tác BTGPMB và gây khó khăn cho người dân bị thu hồi đất, nguyên nhân của những khó khăn vướng mắc trên là:
- Công tác quản lý nhà nước về đất đai của một số địa phương còn yếu, chưa thực hiện tốt công tác công bố, tuyên truyền và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; chưa quản lý chặt chặt chẽ và cập nhật kịp thời biến động đất đai đặc biệt là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất;
- Một số chủ dự án chưa thực sự quan tâm đến việc đầu tư xây dựng khu TĐC cho người dân bị thu hồi đất GPMB;
hiểu biết kiến thức pháp luật và do tính toán lợi ích cá nhân) không chấp hành các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Giá cá thị trường biến động quá lớn, theo chiều hướng tăng liên tục (chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2010 tăng trên 11%, bình quân 4 tháng đầu năm 2011 tăng gần 14%) đặc biệt là nhóm các mặt hàng chiến lược nhưđiện, xăng dầu, sắt thép, xi măng … làm giá thành xây dựng tăng nhanh trong khi đó giá đền bù nhà cửa, tài sản vật kiến trúc, cây cối hoa màu xây dựng theo giá trung bình Quý IV/2009 chưa được điều chỉnh kịp thời dẫn đến việc người dân không đồng thuận.
Để công tác BTGPMB trên địa bàn tỉnh được thuận lợi, đảm bảo việc bàn giao mặt bằng để triển khai các công trình, dự án đúng tiến độ, trên cơ sở tuân thủ pháp luật, ổn định lâu dài, trong thời gian tới các cấp, các ngành của tỉnh cần giải quyết tốt một số vấn đề, cụ thể như sau:
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn, đặc biệt là ở cấp cơ sở. Trong đó tập trung vào việc quản lý, thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Làm tốt công tác đăng ký, cập nhật kịp thời biến động đất đai, kiên quyết chấm dứt tình trạng sử dụng đất tự phát, chuyển đổi mục đích sử dụng đất không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, đặc biệt là pháp luật về đất đai đến các tầng lớp nhân dân, các đối tượng sử dụng đất
- Tiếp tục rà soát sửa đổi Quyết định số 45 theo hướng: Rà soát chỉnh sửa các quy định đã có (ban hành kèm theo Quyết định) cho chặt chẽ, bổ sung một số nội dung còn thiếu trên cơ sở đảm bảo các quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Trong đó quy định cụ thể tránh nhiệm của UBND các cấp, của chủđầu tư trong việc quy hoạch xây dựng các khu TĐC khi thực hiện các công trình dự án, chỉ bàn giao mặt bằng cho chủđầu tư khi hoàn thành bàn giao khu TĐC cho người dân đu điều kiện làm nhà ở; phân công, phân nhiệm cụ thể cho các sở ngành, UBND các cấp trong công tác GPMB. Trong đó phân cấp cho UBND các huyện, thành phố xác định giá đền bù, hỗ trợ chi tiết đối với một số loại nhà cửa, tài sản vật kiến trúc, cây cối hoa màu cho phù hợp với điều kiện của các địa phương; Sửa đổi, bổ sung các phụ biểu quy định đơn
giá đền bù nhà cửa, tài sản vật kiến trúc, cây cối hoa màu theo hướng sát với giá thị trường, đồng thời có quy định mở cho việc điều chỉnh khi giá cả thị trường biến động.
BTGPMB là công việc khó khăn, phức tạp, là vấn đề nhạy cảm liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và nhiều tầng lớp trong xã hội; bằng sự nỗ lực của các cấp, các ngành chúng ta hy vọng sẽ làm tốt công tác BTGPMB,đó sẽ là chìa khóa cho sự vận động phát triển của đất nước nói chung và của Lào Cai nói riêng trong thời gian tới. (http://laocai.gov.vn)