Các giải pháp tổ chức thực hiện đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học tại Trường THPT Nguyễn Duy Trinh

Một phần của tài liệu SKKN Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học (Trang 85)

môn theo nghiên cứu bài học tại Trường THPT Nguyễn Duy Trinh

2.1. Giải pháp thứ nhất: Tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên

Giải pháp đầu tiên là phải tổ chức tập huấn cho toàn thể cán bộ giáo viên hiểu rõ nội dung cốt lõi của việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

Mặc dù đã được tập huấn rất kỹ nhưng trên thực tế, vẫn còn rất nhiều giáo viên chưa nắm vững được sự khác biệt giữa SHCM truyền thống với SHCM theo NCBH, thậm chí cả Tổ trưởng CM, cho nên trong quá trình thực hiện còn mơ hồ, lúng túng dẫn đến chưa đồng nhất trong cách nghĩ, cách làm và có nhiều quan điểm trái chiều. Vì vậy, thông qua tập huấn phải làm cho mọi giáo viênnắm vững sự khác biệt giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

2.2. Giải pháp thứ hai: Làm tốt công tác tác tư tưởng, nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên nhận thức cho cán bộ giáo viên

Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học” là một nội dung

mới lạ. Sau khi tập huấn và triển khai thực hiện, nảy sinh rất nhiều khó khăn. Trước hết đó là tâm lí ngại thay đổi của đa số giáo viên. Các thầy cô đã quen với cách soạn bài, lên lớp và cách sinh hoạt chuyên môn cũ, nên không mấy hào hứng với việc thảo luận cách dạy theo nghiên cứu bài học. Vì vậy BGH nhà trường tiếp tục triển khai sinh hoạt để làm thay đổi nhận thức về sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, xác định quyết tâm thay đổi về hành động, kiên trì vận dụng NCBH để đổi mới SHCM. Chỉ quyết tâm thực hiện, không bàn lùi, không ngại khó, không ngại không thành công. Mạnh dạn áp dụng kiến thức thu nhận được từ tập huấn, tham khảo tài liệu trên mạng Internet, học hỏi kinh nghiệm từ các trường bạn, phát huy trí tuệ tập thể, vừa làm vừa rút kinh nghiệm…

2.3. Giải pháp thứ ba: Xây dựng kế hoạch thực hiện

Căn cứ Công văn số 1904/SGDĐT-GDTrH ngày 04/10/2013 của Sở GD&ĐT Nghệ An về việc triển khai thực hiện đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo NCBH và kế hoạch đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá của nhà trường, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện Đổi mới nội dung SHCM theo NCBH trình ban giám hiệu phê duyệt. Coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm về đổi mới PPDH trong năm học 2013-2014. Tổ chuyên môn xây dựng kế thực hiện ít nhất 4 bài/năm/môn. Học kỳ 1: 2 bài/môn. Học kỳ 2: 2 bài/môn. Thời gian chuẩn bị cho một bài dạy là 2 tuần.

2.4. Giải pháp thứ tư: Đầu tư mua sắm trang thiết bị và xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đổi mới sở vật chất đáp ứng yêu cầu đổi mới

Để tạo điều kiện triển khai sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, nhà trường đã lắp đặt 6 phòng máy chiếu chuyên dụng. Thiết bị âm thanh, bảng phụ, máy chiếu ….được đầu tư trang bị đầy đủ.

Hướng dẫn bố trí lại chỗ ngồi thuận lợi cho giáo viên dự giờ và học sinh tham gia thảo luận. Muốn đổi mới PPDH thành công, yêu cầu người học cũng phải đổi mới cách học. Cách dạy và cách học phải phù hợp với nhau. Học sinh lâu nay vẫn quen cách học cũ, rất thụ động. Một trong những cách làm thay đổi cách học của học sinh là thay đổi cách bố trí chỗ ngồi truyền thống như lâu nay. Trong các giờ dạy minh họa nghiên cứu bài học, nhà trường chỉ đạo giáo viên phải ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, phải áp dụng các phương pháp dạy học tích cực và bố trí học sinh ngồi theo các nhóm nhỏ.

2.5. Giải pháp thứ năm: Nâng cao năng lực của tổ trưởng chuyên môn trong quản lý, điều hành hoạt động của tổ chuyên môn trong quản lý, điều hành hoạt động của tổ chuyên môn

Tổ trưởng chuyên môn là con chim đầu đàn của tổ, chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về chất lượng hoạt động chuyên môn của tổ mình. Tổ trưởng là người có quyết tâm đổi mới mạnh mẽ nhất và là người nắm vững nhất nội dung, cách thức tổ chức thực hiện tốt nhất việc đổi mới nội dung SCM theo nghiên cứu bài học.

2.6. Giải pháp thứ sáu: Chỉ đạo sinh hoạt điểm

Nhà trường lên kế hoạch chỉ đạo các tổ chuyên môn, mỗi môn chọn thử nghiệm một bài dạy minh họa. Bài thứ nhất, thực hiện trên hội trường có toàn thể BGH, giáo viên toàn trường tham dự.

3. Bài học kinh nghiệm

3.1. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là một vấn đề mới và rất xa lạ đối với giáo viên. Vì vậy việc quán triệt ý nghĩa, tầm quan trọng và thực hiện xa lạ đối với giáo viên. Vì vậy việc quán triệt ý nghĩa, tầm quan trọng và thực hiện đúng kỹ thuật SHCM theo NCBH cho mọi giáo viên trong trường hiểu rõ, tin tưởng là vô cùng cần thiết.

3.2. Việc thực hiện đổi mới SHCM theo NCBH được tổ chức ít nhất 01 lần/tháng. Thời gian đầu, khi mới tổ chức SHCM theo NCBH nên bố trí liên tổ để tập cách làm và Thời gian đầu, khi mới tổ chức SHCM theo NCBH nên bố trí liên tổ để tập cách làm và xây dựng thói quen mới; Sau khi đã thành thạo, có thể tách việc tổ chức SHCM theo nhóm bộ môn, tổ chuyên môn. Không xếp loại giờ dạy minh họađổi mới SHCM theo NCBH.

3.3. Một số khó khăn cần khắc phục khi đổi mới SHCM theo NCBH

Một phần của tài liệu SKKN Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w