- Thứ năm: Mới về tính thực tiễn xã hộ
PHIẾU KHẢO SÁT HS QUA VIỆC THAM GIA DỰ ÁN BÀI HỌC NGOẠI KHÓA: HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
KHÓA: HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ TỔ CHỨC CUỘC THI TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG
(Dành cho 30 học sinh của 6 đội/ 6 lớp trực tiếp xây dựng, tổ chức chương trình cuộc thi)
Em hãy đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn vào một hay nhiều câu trả lời đúng.
1-Em đã từng tham gia điều hành tổ chức một chương trình hoạt động cho tập thể chưa?
A- Thường xuyên tham gia B- Ít tham gia C- Rất ít tham gia C- Chưa bao giờ tham gia
2- Phạm vi chương trình hoạt động cho tập thể mà em đã tham gia điều hành tổ chức? A- Tổ chức chương trình học tập, rèn luyện cho bạn bè thân quen trong tổ/nhóm nhỏ ở lớp học
B- Tổ chức chương trình học tập, rèn luyện cho bạn bè cả lớp.
C- Tổ chức chương trình học tập, rèn luyện cho các bạn trong khối/ trường học. D- Tổ chức những chương trình hoạt động ngoài xã hội
3- Nhận xét của em về nội dung, ý nghĩa của chủ đề biển đảo quê hương đối với học sinh?
A- Hấp dẫn, bổ ích, được nhiều bạn trẻ quan tâm.
B- Hấp dẫn, bổ ích, được nhiều bạn trẻ quan tâm nhưng ít có điều kiện để chia sẻ với nhau.
C- Hấp dẫn, bổ ích nhưng nhiều bạn thờ ơ, ít quan tâm. D- Không liên quan đến học sinh.
4- Để tìm hiểu chủ đề biển đảo quê hương, cần dùng kiến thức, kĩ năng như thế nào? A- Chỉ cần chuyên sâu kiến thức, kĩ năng của một môn học trong nhà trường.
B- Cần tích hợp liên môn (nhiều môn học) trong nhà trường.
C- Cần tích hợp liên môn (nhiều môn học) trong nhà trường và cả những kiến thức, kĩ năng ngoài thực tiễn đời sống xã hội.
5- Khi nhận nhiệm vụ tham gia dự án bài học ngoại khóa HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ TỔ CHỨC CUỘC THI TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG, em có suy nghĩ gì?
A- Nhiệm vụ rất khó, không thể thực hiện được.
B- Nhiệm vụ rất khó nhưng có hứng thú và muốn tìm cách hoàn thành. C- Nhiệm vụ vừa sức và có thể hoàn thành tốt.
D- Nhiệm vụ quá dễ, không muốn thực hiện.
6- Em đã rèn luyện được những kĩ năng gì qua dự án bài học này? A- Điều hành, tổ chức, quản lí.
B- Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn. C- Giao tiếp, hợp tác
D- Cả ba
7- Em và các bạn trong nhóm đã gặp những khó khăn gì trong quá trình thực hiện dự án bài học?
A- Ứng dụng kiến thức, kĩ năng công nghệ thông tin.
B- Tìm kiếm, chọn lọc nguồn thông tin phục vụ chủ đề biển đảo quê hương. C- Thiết bị, kinh phí, cơ sở vật chất.
D- Thiết kế chương trình, biên soạn kịch bản, dẫn dắt điều hành.
8- Đánh giá về nhóm giáo viên hướng dẫn các em trong dự án bài học?
A- Giao nhiệm vụ rõ ràng, hướng dẫn cụ thể, sẵn sàng chia sẻ khó khăn, khích lệ tinh thần và đánh giá công bằng.
B- Giao nhiệm vụ rõ ràng, có hướng dẫn nhưng chưa phù hợp trình độ, kinh nghiệm của học sinh.
C- Giao nhiệm vụ rõ ràng, hướng dẫn cụ thể nhưng khó gần và đánh giá thiếu chuẩn xác.
D- Giao nhiệm vụ chưa rõ, hướng dẫn chưa hiệu quả, hầu như là khoán trắng cho học sinh tự thực hiện.
9- Từ dự án bài học, em và các bạn có thể tiếp tục vận dụng vào các hoạt động học tập, rèn luyện hàng ngày được không?
A- Được B- Không
10- Qua những trải nghiệm với dự án bài học, em và các bạn có đề xuất ý kiến gì với nhà trường, giáo viên, tập thể học sinh? (ghi rõ ý kiến)
... ... ...
* Một số nội dung phỏng vấn các đối tượng học sinh lớp 8, 9 (THCS Ngô Mây): Hỏi: Điều gì thôi thúc em dành thời gian đến với phần tổ chức cuộc thi của dự
án bài học ngoại khóa Vận dụng kiến thức liên môn để tổ chức cuộc thi tìm hiểu chủ đề biển đảo quê hương và trở thành một cổ động viên tích cực, sôi nổi như vậy?
Đáp: Dạ, được các bạn tuyên truyền vận động về mục đích, ý nghĩa sâu sắc
của chủ đề và hình thức tổ chức chương trình đầy sinh động, em thích đi dự. Đến đây, được hòa vào không khí sôi động của cả hội trường, được chứng kiến tài tổ chức của các bạn, em rất vui vì tiếp thu được nhiều điều bổ ích . Và … em còn trả lời câu hỏi dành cho khán giả nữa. (Bảo Châu, 8A2 – năm 2013-2014).
Hỏi: Thường ngày, cô thấy em rất trầm tính, ít tham gia hoạt động tập thể,
hôm nay có vẻ phấn khởi trong vai trò một thí sinh trong cuộc thi này, phải không em?
Đáp: Dạ, lúc đầu nhận lời tham gia là do lớp phân công, các bạn vận động.
Còn bây giờ, trong cuộc thi này, tự nhiên em được cuốn vào không khí thi đua … nên hăng hái hơn mọi khi. (Xuân Trung, 8A3 – năm 2013-2014)
Hỏi: Dự án bài học ngoại khóa Vận dụng kiến thức liên môn để tổ chức cuộc thi tìm hiểu chủ đề biển đảo quê hương đã diễn ra gần một năm rồi, tại sao các em vẫn nhớ rõ để mô tả lại trong bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn?
Đáp: Thưa cô, hoạt động ấy thật thú vị, hấp dẫn. Nó đã in đậm trong tâm trí
em và các bạn nên chỉ cần nhìn lại sản phẩm (còn lưu trong USB, máy tính) và được giáo viên hướng dẫn là nhóm em nhớ như in để trình bày bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn. Hơn nữa, sau khi thực hành dự án
bài học ấy, chúng em còn được áp dụng vào các hoạt động ở lớp nên tương đối thành thạo (Thảo Vy, 9A5 – năm 2014-2015)
Căn cứ vào thông tin khảo sát được từ các đối tượng học sinh ở các hoạt động và thời điểm khác nhau, xin tổng hợp như sau:
BẢNG TỔNG HỢP Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC SINH VỀ DỰ ÁN BÀI HỌC NGOẠI KHÓA Vận dụng kiến thức liên môn để tổ chức cuộc thi tìm hiểu chủ đề biển đảo quê hương
NỘI DUNG Ý KIẾN CỦA HỌC SINH
dự án bài học dự án bài học
Kĩ năng thiết kế, điều hành, tổ chức, quản lí.
- Chưa trải nghiệm, hoặc mới chỉ trải nghiệm ở phạm vi nhỏ hẹp với đối tượng bạn bè quen thuộc trong lớp học.
Có kinh nghiệm thiết kế, điều hành, tổ chức, quản lí và có thể tiếp tục vận dụng vào hoạt động học tập, sinh hoạt vui chơi trong và ngoài nhà trường.
Nhận thức về nội dung, ý nghĩa của chủ đề biển đảo quê hương đối với học sinh.
- Có quan tâm nhưng nhận thức còn hời hợt, sai lệch.
Nhận thức sâu sắc, đúng đắn, tích cực hơn.
Thái độ và hành vi của học sinh khi được giao nhiệm vụ học tập. - Cảm thấy nhiệm vụ rất khó và không mấy hứng thú tham gia. Nhiệm vụ rất khó nhưng dần dần có hứng thú và đã tìm cách hoàn thành. Đánh giá về nhóm giáo viên hướng dẫn các em trong dự án bài học.
Giao nhiệm vụ rõ ràng, hướng dẫn cụ thể, sẵn sàng chia sẻ khó khăn, khích lệ tinh thần và đánh giá công bằng.
Kiến thức, kĩ năng để thực hiện dự án bài học.
Biết tích hợp liên môn (nhiều môn học) trong nhà trường và cả những kiến thức, kĩ năng ngoài thực tiễn đời sống xã hội. Những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án bài học. - Rất sợ khi hình dung về những khó khăn phải trải qua. Có khó khăn về ứng dụng kiến thức, kĩ năng công nghệ thông tin; thiết kế chương trình, biên soạn kịch bản, dẫn dắt điều hành; chọn lọc thông tin chuẩn xác nhưng đã học được cách điều chỉnh, khắc phục khó khăn.
Tầm quan trọng của kĩ năng hợp tác. - Nhận thức chung chung, mờ nhạt. - Lúng túng, e ngại khi phải hợp tác.
- Học sinh phải thường xuyên rèn kĩ năng hợp tác.
- Đã trải nghiệm rèn luyện được kĩ năng hợp tác. Đề xuất với GV, nhà
trường
- Được tạo điều kiện, hướng dẫn để chủ động tham gia các hoạt động trong trường, lớp, tổ, nhóm.
Về phía GV, qua những thông tin ở phần thảo luận, rút kinh nghiệm ( đã nêu ở mục trước), qua lời trao đổi trò chuyện trực tiếp, khả năng áp dụng giải pháp của đề tài được khẳng định chắc chắn.