Tình hình dân sinh kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu lưu vực sông srêpôk (Trang 25)

Tình hình dân sinh - kinh tế - xã hội. Mật độ dân số

Mật độ dân số trên lưu vực là 103,7 người/km2 thuộc loại thấp nhất của cả nước (mật độ dân số trung bình cả nước là 243 người/km2) và phân bố không đồng đều. Có thể thấy trên bản đồ, mật độ dân số các tiểu lưu vực Krông Ana và dòng chính Srêpôk có mật độ lớn hơn, gấp 3 - 4 lần ở 2 lưu vực còn lại. Mật độ dân số cao nhất lưu vực là thành phố Buôn Ma Thuột với mật độ trung bình 843,38 người/km2. Tiểu lưu vực có mật độ dân số thấp nhất là Krông Nô, mật độ dân số trung bình trên tiểu lưu vực này khoảng 25 người/km2.

Hình 1-6: Bản đồ mật độ dân số năm 2004 lưu vực sông Srêpôk. Các vấn đề xã hội.

Nghèo đói: Tình hình đói nghèo tại lưu vực:

+ Tổng số xã thuộc diện nghèo đói và đặc biệt khó khăn: 82 xã

+ Tổng số hộ thuộc diện đói nghèo và đặc biệt khó khăn: 91.262 hộ

+ Tổng số nhân khẩu thuộc diện đói nghèo và đặc biệt khó khăn: 547.570 khẩu

+ Tỷ lệ đói nghèo và đặc biệt khó khăn so với dân số tại lưu vực: 29 %

+ Thu nhập bình quân đầu người rất thấp: 89.000 đồng/tháng (tương đương 1.066.000 đồng/năm) (số liệu năm 2002 được nêu trong báo cáo Hội thảo khoa học phát triển kinh tế - xã hội - môi trường vùng Tây nguyên).

Giới:

Trong lĩnh vực văn hóa-xã hội số lượng phụ nữ luôn chiếm tỷ lệ cao và hoạt động có hiệu quả ( giáo dục-đào tạo chiếm 72%, Y tế chiếm 52,6%, Văn hóa -thông tin chiếm 20% ).

Bên cạnh đó có nhiều khó khăn và hạn chế như là tỷ lệ phụ nữ thất nghiệp, thiếu việc làm và việc làm không ổn định hiện nay rất cao. Các bậc học càng cao, tỷ

lệ nữ tham gia càng giảm. Số phụ nữ tham gia sau đại học còn hạn chế, tỷ lệ phụ nữ độ 15-35 tuổi mù chữ còn cao đặc biệt là vùng sâu, vùng xa và dân tộc ít người. Tỷ lệ nữ tham gia công tác lãnh đạo còn thấp, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý nhà nước và cấp chính quyền cơ sở.

Dân tộc thiểu số:

Trên lưu vực hiện đang có khoảng 43 dân tộc thiểu số cư trú trên địa bàn Đăk Lăk – Đăk Nông. Một số dân tộc thiểu số có số lượng đông đảo cư trú là:

+ Ê đê : 249.096 người.

+ Tày : 54.37 người.

+ Nùng : 69.809 người.

+ M’nông : 61.301 người.  Hiện trạng phát triển kinh tế :

Côngnghiệp:

Trên lưu vực đã có một số cụm công nghiệp tương đối tập trung ở Tâm Thắng (huyện Cư Jut) Buôn Ma Thuột, cụm Thị trấn Buôn Hồ, cụm Chư Sê (huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai), cụm Hoà Thắng (huyện Krông Ana)... với tổng số 30 xí nghiệp. Ngành công nghiệp mũi nhọn của lưu vực hiện nay là: công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp chế biến gỗ, công nghiệp cơ khí và sữa chữa, công nghiệp sản suất vật liệu xây dựng. Ngành chế biến Lâm sản được coi là ngành công nghiệp thế mạnh đặc thù nhất của vùng. Trong tương lai sẽ phát triển các ngành:

+ Chế biến nông sản xát cà phê tươi.

+ Chế biến lương thực và thực phẩm: Mía đường, bia, dứa hộp, tinh bột sắn.

+ Công nghiệp hóa chất: Có các nhà máy cao su.

+ Ngành cơ khí và các ngành công nghiệp khác.

Du lịch:

Một trong những thế mạnh của lưu vực sông Srêpôk là phát triển du lịch. Hoạt động này đang ngày càng được đầu tư, khai thác có hiệu quả và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân ngày càng tăng. Bước vào giai đoạn mới, xác định du lịch là một trong các hướng đột phá để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh trên lưu vực sông.

Khai thác và nuôi trồng thủy sản:

Các tỉnh Tây Nguyên (Đăk Nông, GiaLai, Đăk Lăk, Lâm Đồng) có tiềm năng mặt nước rất lớn cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, hiện tại diện tích mặt nước phục vụ cho nuôi trồng và thủy sản còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tiềm năng sẵn có, bên cạnh đó chưa có quy hoạch tổng thể sử dụng diện tích mặt nước cho nuôi trồng thủy sản. Trong thời gian tới, việc quy hoạch vùng, hình thức và đối tượng nuôi cho từng loại thủy vực là rất cần thiết, ví dụ như hệ thống sông, Srêpôk và các hồ chứa lớn có thể được quy hoạch cho việc nuôi cá lồng bè; thả cá và quản lý đánh bắt tại các hồ đang sử dụng tưới tiêu cho nông nghiệp; duy trì và bảo vệ các loài cá bản địa có nguồn gen quý tại các hồ tự nhiên (hồ Lắk),v.v...

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu lưu vực sông srêpôk (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w