XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU 4.1 Thiết lập các kịch bản mô phỏng.

Một phần của tài liệu lưu vực sông srêpôk (Trang 73)

4.1. Thiết lập các kịch bản mô phỏng.

 Các trận lũ điển hình trên lưu vực:

Qua kết quả tính tần suất giá trị lưu lượng lớn nhất (Q max) của các trận lũ lớn tại các trạm Giang Sơn, Đức Xuyên và Cầu 14 (xem phụ lục). Các kịch bản được chọn mô phỏng là các trận lũ đại biểu bao gồm trong đó 1 trận lũ lớn trên nhánh sông Krong Kno; 1 trận lũ lớn trên nhánh Krong Ana và một trận lũ vừa, Cụ thể là:

+ Trận lũ năm 1998 từ ngày 11/12/1998 đến 11/30/1998 là trận lũ lớn trên sông Krông Ana (P%≈2%)

+ Trận lũ lịch sử năm 2000 từ 10/08/2000 đến 10/28/2000 trên sông Krông Knô. Lưu lượng đỉnh lũ tại trạm thuỷ văn Đức Xuyên là 4020 m3/s (10-X- 2000) ứng với P%≈0,33%.

+ Trận lũ năm 2003 từ 11/10/2003 đến 12/10/2003 là trận lũ vừa trên lưu vực  Xem xét vai trò của hồ chứa Buôn Tua Srah

Công trình thuỷ điện Buôn Tua Srah được khởi công xây dựng ngày 25/11/2004 và hoàn thành thi công xây dựng công trình ngày 07/07/2011. Hồ chứa Buôn Tua Srah đã được xây dựng trên sông Krong Kno một trong 2 nhánh sông chính của sông Srêpôk. Hồ có dung tích lớn nhất trong số các hồ chứa trên lưu vực. Nhiệm vụ của công trình là (i) Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình đầu mối thủy điện Buôn Tua Srah, chủ động đề phòng mọi bất trắc, với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 1.000 năm một lần không được để mực nước hồ Buôn Tua Srah vượt mực nước kiểm tra ở cao trình 489,5m; (ii) Tham gia giảm lũ cho hạ du; (iii) Cung cấp điện lên lưới điện quốc gia phục vụ kinh tế, xã hội.

Các thông số chính của công trình

• Cấp công trình : Cấp II.

• Công suất lắp máy : 86 MW (gồm 2 tổ máy).

• Mực nước dâng bình thường: 487,5 m

• Dung tích hồ chứa (Wtb): 786,9 triệu m3.

Đồ án sẽ xem xét khả năng hồ Buôn Tua Srah cắt giảm lũ năm 2000 cho hạ du theo hai phương án:

+ Theo quy trình vận hành liên hồ đã được nhà nước ban hành với mực nước đón lũ là 486,5 m (Dung tích cắt lũ 37 triệu m3);

+ Hồ Buôn Tua Srah dành dung tích chống lũ với mực nước trước lũ là 485 m (Dung tích cắt lũ 92,6 triệu m3).

Hình 4-1: Vị trí hồ Buôn Tua Srah.

Quá trình cắt, giảm đỉnh lũ của trận lũ năm 2000 theo hai phương án được tính toán trên cơ sở các thông số đặc tính hồ chứa Buôn Tua Srah và trình bày ở hình 4-2.

Hình 4-2: Đường quá trình lũ hạ lưu Buôn Tua Srah theo các phương án Các kịch bản tính toán.

• Kịch bản 1 (KB1) : Trận lũ năm 2000 từ 10/08/2000 1:00:00 AM đến 10/28/2000 4:00:00 AM, chưa có sự tham gia của hồ Buôn Tua Srah.

• Kịch bản 2 (KB2) :Trận lũ năm 1998 từ 11/12/1998 1:00:00 AM đến 11/30/1998 10:00:00 PM, chưa có sự tham gia của hồ Buôn Tua Srah.

• Kịch bản 3 (KB3) : Trận lũ năm 2003 từ 11/10/2003 4:00:00 AM đến 12/10/2003 10:00:00 PM, chưa có sự tham gia của hồ Buôn Tua Srah.

• Kịch bản 4 (KB4) : Kịch bản 1, hồ Buôn Tua Srah vận hành theo phương án 1 với Vcl = 37 triệu m3.

• Kịch bản 5 (KB5): Kịch bản 1, hồ Buôn Tua Srah vận hành theo phương án 2 với Vcl = 92,6 triệu m3.

Một phần của tài liệu lưu vực sông srêpôk (Trang 73)