Qua phân tích tình hình lũ lụt vùng Lăk - Buôn Trấp có thể nói lũ lụt ở đây khá trầm trọng. Do đặc điểm địa hình, phía thượng nguồn dốc, phía hạ lưu thấp trũng như một lòng chảo lại bị co hẹp phía cửa ra trước thác Buôn Đray, với lũ chính vụ hàng năm đã gây tình trạng ngập úng trầm trọng cả về mức độ cũng như thời gian đối với nơi này. Kết quả tính toán thủy lực cho thấy, các các trận lũ đặc trưng năm 2000 và 1998 các khu vực thuộc xã Ea Bông, Ea Na, TT.Buôn Trấp, Buôn Choah, Bình Hòa trong tình trang ngập lụt nặng với độ sâu 1-2,5 (m) chiếm diện tích lớn. Các xã Buôn Triết, Buôn Tría, Đắk Liêng gần sông Krong Ana cũng bị ngập lớn, độ sâu ngập 0,5-1,5 (m) chiếm diện tích gần như toàn xã. Năm 2003 là năm lũ nhỏ thì mức độ ngập giảm và diện tích ngập bị thu hẹp.
Hiện tại các hồ chứa lớn đã và đang xây dựng như Ban Tua Srah, Đức Xuyên, Krông Pach, Krông Buk Hạ khi đi vào hoạt động sẽ có tác dụng cắt giảm lũ cho hạ du. Nhưng với nhiệm vụ phát điện là chính nên vai trò cắt lũ của các hồ là không đáng kể. Do đặc điểm địa hình, với lũ chính vụ vẫn có mức độ ngập lũ vùng hạ lưu quá sâu nên mặc dù có các hồ chứa thượng nguồn cắt lũ, diện tích bị ngập vẫn rất lớn, diện tích giảm không nhiều so với hiện trạng khi chưa có hồ. Tác dụng giảm lũ cho hạ du của các hồ chứa này đối với lũ chính vụ không đáng kể.
Như vậy nếu chỉ làm các hồ chứa thượng nguồn thì không thể chống lũ triệt để cho hạ du, mà phải kết hợp giữa xây dựng hồ chứa thượng nguồn và lên đê chống lũ.
2.Kiến nghị.
Do tài liệu địa hình được sử dụng trong tính toán được thu thập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau nên kết quả này có độ chính xác không cao. Cần có sự kiểm chứng và đo đạc thêm tài liệu địa hình khi có các nghiên cứu tiếp theo.
Kiến nghị bổ sung và khôi phục các trạm đo thủy văn thượng nguồn các nhánh sông suối lớn như Krông Pach, Krông Bông, Đak Liêng... làm sơ sở cho việc mô phỏng thuỷ lực đạt kết quả tốt hơn ở những nghiên cứu sau. Năm 2000 và 2003 do tài liệu thu thập không được đầy đủ nên mực nước tại trạm thủy văn Đức Xuyên được xác định thông qua quan hệ Q~h nên số liệu tính toán chưa được chính xác.
Sử dụng tài liệu địa hình bản đồ DEM (mô hình số độ cao) do vậy độ chính xác về địa hình chưa cao mà sự chính xác về phần tính toán ngập lụt lại phụ thuộc rất nhiều vào bản đồ DEM vì vậy đây cũng là một hạn chế lớn khi DEM sử dụng chưa thực sự chính xác.
Xin được đóng góp thêm một số điểm dưới đây:
Việc sử dung mô hình toán cho tính toán thiết kế trở lên thông dụng và hữu ích hơn đối với những người làm công tác nghiên cứu khoa học, người làm công tác quy hoạch ở trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng. Đối với phận mềm Mike 11 lại càng có nhiều ưu thế trong tích toán thủy lực, thủy văn, dự báo ngập lụt như đồ án được trình bày ở trên. Trong khi đó tình hình lũ lụt tại Việt Nam ngày càng diễn ra phức tạp, làm ảnh hưởng tới mọi ngành kinh tế của từng vùng, miền và trong phạm vi cả nước. Chính vì vậy những người làm công tác quy hoach, công tác tư vấn thiết kế đã nhanh chóng cập nhật và khai thác mô hình toán Mike11 phục vụ công tác tính toán thiết kế. Trong phạm vi đồ án của sinh viên mới chỉ giới hạn đánh giá ngập lụt trên lưu vực Srêpôk khu vực hồ Lắk- Buôn Trấp với 1 số phương án. Đây mới chỉ là kết quả tính toán và dự báo còn chưa được chính xác cao. Tuy vậy bản đồ dự báo ngập lụt của đồ án có nhiều điểm tương đồng với thực tế và các kết quả cho thấy các số liệu dự báo đều có giá trị nhất định mặc dù cũng còn những sai số, sai lệch so với thực tế trong phạm vi cho phép.
Là sinh viên chúng em chưa hiểu thấu đáo nhưng em nghĩ nên thường xuyên cấp nhật các modun mới, hoàn thiện phần mềm Mike 11 đưa vào khai thác hiệu quả phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và công tác dự báo ngập lụt tại các vùng lũ lụt. Qua tính toán, chúng em thấy kết quả tính toán phụ thuộc rất nhiều vào độ chính xác của số liệu đầu vào vì vậy số liệu đo đạc phải có độ chính xác cao.
Mong muốn được cho sinh viên được học và tiếp cận sâu hơn Mike 11, Mike 11GIS và các phần mềm khác sử dụng trong chuyên ngành.