7. Cấu trúc khóa luận
3.2. nghĩa của điển tích
Trong giao tiếp xã hội, ai cũng có bạn, dù thân, dù sơ, thực ra đây là mối quan hệ bình thường…duy nhất có “bạn Quan họ” đáng để người đời suy ngẫm. Tình bạn ở đây là thứ bạn…tình. Tình ở đây là tình người chứ không phải là tình dẫn đến hôn nhân, vì “Quan họ có bao giờ được lấy nhau đâu” như nhiều người đã biết. Hàng loạt các điển tích ca ngợi tình bạn Quan họ. Người Quan họ gọi
bạn là “bạn kim lan”:
“Bạn kim lan ơi!
Còn không hay đã có nơi cả rồi?”
(Bạn kim lan)
“Đường bạn kim lan ơi! Con không hay đã đủ đôi cả rồi?”
(Đá Đông Triều đổ lò vôi)
“Bạn kim lan” bắt nguồn từ tích: Xưa, có người tên là Đái Hoàng Chính
44
vào quyển sổ, rồi để lên bàn thờ khấn tổ tiên phù hộ cho tình bạn được lâu bền, đặt tên là sổ “Kim lan hạ”. Từ đây, có thể thấy người Quan họ rất trân trọng bạn.
Người Quan họ tin vào “duyên”, dù cho đường xá có xa, sông núi cách trở, nếu có “duyên” thì ở cách xa họ vẫn sang chơi với nhau. Đó cũng là vì tình nghĩa, tình bạn keo sơn, vì “hữu duyên tương lý năng tương ngộ”. Chỉ bằng tích
“chơi cho nước Hán sang Hồ”đã diễn tả cái “hữu duyên” ấy thật mãnh liệt:
“Chơi cho bể cạn sông khô
Căng buồm xuôi gió Hán – Hồ gặp nhau.”
Người Quan họ xa bạn thì nhớ bạn da diết:
“Bóng quế dãi thềm
Khói hương đưa nghi ngút càng thêm bận lòng”
(Bóng quế dãi thềm) Theo thần thoại Trung Quốc, trong mặt trăng có một cây quế đỏ cao năm trăm trượng, dưới gốc quế luôn có người ngồi đẵn. Người ấy là Ngô Cương. Ngô Cương đẵn đến đâu thì trời lại hóa phép làm liền tới đấy nên đời đời phải ở cung
trăng đẵn quế. “Bóng quế dãi thềm” là ánh trăng chứa đầy thềm nhà, là đêm
trăng sáng mênh mông. Trong đêm trăng ấy, nỗi nhớ bạn của người Quan họ càng khắc khoải, đau đáu không cùng.
Vì đâu mà người Quan họ có thứ tình bạn đặc biệt đến vậy, chính bởi họ rất
coi trọng bạn, quý trọng và đề cao lần nhau được thể hiện qua điển “Người ngọc”.
“Cửa triều môn thăm thẳm khôn sâu, cửa ngọc mây trùng, Hỏi thăm người ngọc cấm cung trong ấy.”
(Ngành xanh lá thắm)
“Diệu Thường thấm thoáng bóng giăng Ai đem người ngọc thung thăng trốn này?”
(Vì người tôi phải ra đi) Thời Tây Tần có một người con gái tên là Vệ Giới Sinh, da trắng nõn nà. Người trong thiên hạ gọi nàng là “Bích nhân”, ý muốn nói: Vệ Giới Sinh giống như người được chạm khắc bằng ngọc bích. Người Quan họ xem “người ngọc”
45
là biểu hiện của sự quý trọng, đề cao lẫn nhau, phù hợp với đặc trưng văn hóa hành vi Quan họ.
Người Quan họ gắn bó với nhau cũng bởi một chất kết dính quan trọng,
đó chính là sự “tri âm, tri kỷ”.
“Nhác trông lên ông trăng đã xế tà Tri âm nhớ khách, khách đà nhớ ai.”
(Gió mát giăng thanh)
“Tri âm” nguyên thủy là hiểu được âm thanh, âm nhạc, hiểu được tiếng
đàn của nhau và vì thế cũng có nghĩa là người ta hiểu được sâu kín cõi lòng của
nhau. “Tri âm”, vì thế có tính khái quát cao, được rút từ điển về đôi bạn tri âm,
Bá Nha – Chung Tử Kỳ: Vào thời Xuân thu, có người tên là Bá Nha rất giỏi đánh đàn. Bá Nha chơi thân với Chung Tử Kỳ là người rất sành nghe đàn. Một bữa, Bá Nha đánh đàn nghĩ tới chốn non cao (cao sơn), Chung Tử Kỳ nghe đoạn nói rằng: “Đánh đàn mới giỏi làm sao, vời vợi cao như núi Thái Sơn”. Bá Nha lại nghĩ tới dòng nước chảy, Tử Kỳ nghe xong nói: “Đánh đàn mới giỏi làm sao, mênh mông tựa hồ dòng nước chảy”. Về sau, khi Chung Tử Kỳ chết, Bá Nha treo đàn không đánh nữa, bởi cho rằng ngoài Tử Kỳ ra, đời này không ai hiểu được tiếng đàn của mình nữa.
Từ “tri âm” đã đồng thời hình thành “tri kỷ” (người bạn rất thân thiết,
hiểu được bụng dạ của mình). Trong lối chơi Quan họ, có tục “kết bạn Quan họ”. Các bọn Quan họ kết bạn thường xuyên quan hệ thân thiết với nhau, không những trong ca hát mà còn cả trong cuộc sống thường nhật. Chính vì vậy, các liền anh, liền chị Quan họ rất hiểu biết lẫn nhau và sống với nhau rất thủy chung.
Vì thế mà các chữ “tri âm”, “tri kỷ” xuất hiện trong nhiều câu ca:
“Canh tư cho đến canh năm, Tôi còn mơ tưởng tri âm một người”
(Yêu nhau bao núi cũng trèo)
“Bảy em nhớ tới người tri kỷ, Tám em nhớ phong thư gửi nhạn.”
46
Sự phân biệt đẳng cấp, phân biệt thân phận, nhất là trong xã hội xưa, là nỗi đau tinh thần của nhiều người. Ðến với Quan họ là đến với mối quan hệ tôn lẫn kính chung, sự bình đẳng giữa con người với con người: giữa nam và nữ, giữa các thân phận rất khác nhau trong đời thường. Không ở đâu trong xã hội cũ con người lại được sống trong mối quan hệ “người với người là bạn” như trong sinh hoạt văn hóa Quan họ.
Trong những ngày hội Quan họ, tiếng hát quyện hòa thơ nhạc, bổng trầm, non nỉ, thiết tha, âm vang, đối đáp, bay lượn, quấn quýt trong một tổng thể. Vẻ đẹp ấy từ chập tối đến tàn canh đã đưa mọi người vào một thế giới của tình bạn,
tình yêu, tình người “sum họp trúc mai”, “bốn bể giao tình”, thế giới lung linh,
say đắm của sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật, thật sự mang lại những khoảnh khắc hạnh phúc cho con người. Cho nên, đến với Quan họ là đến với sự liên kết con người bằng sợi dây ân nghĩa, yêu thương, của tình bạn trọn đời, tình bạn truyền đời, tình yêu nam nữ mang màu sắc lý tưởng kiểu Quan họ, như phong tục, lề lối Quan họ đã ước định. Con người có thêm sức mạnh, niềm tin yêu để chống lại sự cô đơn, sự bất lực trước một xã hội còn nhiều bất công, áp bức đè nặng nhiều thế kỷ.
Nội dung tổng quát của hệ thống lời ca Quan họ là sự mơ ước, khát khao về hạnh phúc của cuộc sống; trong đó, người với người sống trong thương yêu, người cùng thiên nhiên sống trong sự hòa hợp gắn bó, là hạt nhân cơ bản của hạnh phúc. Để có được ý nghĩa lớn lao trên, lời ca Quan họ sử dụng điển tích nhiều hơn bao giờ hết.
Người Quan họ luôn ước mong có được tình yêu trong sáng, đẹp đẽ từ đó mà có hôn nhân hạnh phúc, bền lâu:
“Chơi cho đám hội mua vui, Chơi cho nó đủ mọi mùi đằng vân.”
47
Ý nghĩa sâu xa của chữ “đăng vân” là từ điển: Đằng Vương Nguyên Anh
(con Đường Cao Tổ, khi làm thứ sử đất Hồng Châu đã cho xây gác Đằng Vương trên của sông Chương Đăng ở phía tây huyện Tân Kiến, tỉnh Giang Tây. Về sau, vị quan mục đất Hồng Châu là Diêm Bá Dũ đặt tiệc lớn tiếp các liêu thuộc ở Đằng Vương Các nhân tiết trùng cửu. Bấy giờ, Vương Bột, tự Từ An, xếp vào hàng “tứ kiệt” Sơ Đường cưỡi thuyền đi ngang qua nên vào dự tiệc. Trong bữa tiệc, Diêm Bá Dũ mời quan khách đề tự nhưng không ai dám nhận, duy chỉ có Vương Bột, viết bài “Đằng Vương Các tự” khiến ai nấy cảm phục. Người Quan họ mượn hình tượng này gửi gắm ý nghĩa sâu xa: mong cho các cuộc vui chơi là cơ hội, là duyên may để gặp được bạn trăm năm.
Các liền anh, liền chị cũng mong muốn có hạnh phúc bền lâu, thể hiện
ngắn gọn qua điển tích “Đức Thánh Quan Công” trong bài Quan họ cùng tên:
“Đức Thánh Quan Công làm nên tài tướng Bẩm anh linh sau trước thuận tình Người về chiềng thầy, chiềng mẹ cho minh Ngày mai chị em chúng em sẽ xuống gặp tài tướng.”
Đức Thánh Quan Công – quen gọi là Đức Thánh Quan, là một vị tướng thánh được thờ ở hàng nghìn địa phương của Trung Quốc và nhiều vùng ở miền Bắc Việt Nam. Quan Công tự là Trương Sinh, tên chữ là Vân Trường. Quan Công kết nghĩa vườn đào với Lưu Bị và Trương Phi, giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán. Ông là người nhân, nghĩa khí, lập nhiều chiến tích hiển hách, từ xưa đã lưu truyền Đức Thánh Quan rất linh thiêng. Lời ca Quan họ như là lời cầu khấn thánh của các liền anh, liền chị. Nhưng đó lại chính là tiếng lòng của các trai thanh, gái lịch vốn đã yêu nhau đằm thắm, mong muốn cùng nhau trọn nghĩa trăm năm.
Người Quan họ luôn nhắc nhau sống thủy chung, giữ cho hạnh phúc luôn đằm thắm, mặn nồng:
48
“Chợ Bồ Đề kéo hội vui thay, Tôi nhác trông ra cái chốn kinh đô.”
(Thấy đá lô xô) “Bồ đề” tiếng phạn có nghĩa là giác ngộ được chân lý, nhận thức đúng được lẽ phải ở đời. Dưới gốc cây Bồ Đề, phật Thích Ca đã giác ngộ lẽ đạo. Trong khung cảnh cõi phật, người Quan họ âu cũng là mượn cảnh nói người, cụ thể là nhắc nhở nhau sống thủy chung bằng một câu nói thật bình dị “Tôi xin Quan họ đừng tình phụ.”
Trong phong tục Việt Nam, “trầu – cau” chính là hiện thân của một loại
ngôn ngữ – “ngôn ngữ thầm”, nhưng lại biểu hiện trọn vẹn nhất tiếng lòng, tình cảm gắn bó keo sơn giữa người với người, đặc biệt trong tình yêu:
“Cau non sánh với giầu vàng Cau non kết bạn, giầu vàng kết duyên.”
(Tôi là con trai Bắc Ninh) Tích trầu – cau xưa: Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao sinh được hai người con trai giống nhau như hai giọt nước. Khi cha mẹ đều qua đời cả. Anh em lại càng yêu thương nhau nhiều hơn. Hai anh em đến xin học ông đạo sĩ họ Lưu. Ông đạo sĩ có một cô con gái xinh đẹp tươi giòn, sinh lòng yêu mến hai chàng trai, muốn kết duyên với người anh như không thể phân biệt được. Sau đó, cô mới nghĩ ra một kế: dọn 2 bát cháo mà chỉ đặt một đôi đũa rồi mời hai anh em cùng ăn. Người em lễ phép nhường đôi đũa cho người anh ăn trước. Cô gái xinh đẹp xin phép cha mẹ cho được lấy người anh làm chồng.Từ ngày lấy vợ, người anh hình như dồn tất cả tình yêu cho vợ nên tình cảm anh em không còn được thắm thiết như trước nữa. Người em buồn tủi vô cùng. Một lần đi nương về, trời đã tối, cô gái họ Lưu từ buồng ra gặp người em tưởng là chồng, vội ôm chầm lấy. Người em vội kêu lên, cả hai đều xấu hổ. Còn người anh thì lại nghi ngờ chị dâu và em chồng có tình ý gì nên càng hững hờ với em hơn trước. Một buổi chiều, người em đã bỏ nhà ra đi, đi mãi vào tận khu rừng âm u. Sương khuya
49
lạnh thấm vào cõi lòng cô đơn. Chàng chết mà vẫn trơ trơ, biến thành một tảng đá. Thấy em bỏ nhà ra đi, người anh đi tìm em. Lại ngồi trước con suối, người anh rầu rĩ than khóc, ngất đi rồi chết cứng, hoá thành một cây không cành mọc thẳng đứng bên tảng đá. Người vợ đi tìm chồng, tìm em. Khi đến bờ suối, ngồi cạnh tảng đá, dưới gốc cây. Nàng vô cùng đau khổ khóc than, chết tự lúc nào, biến thành một cây leo quấn chặt lấy cái cây không cành mọc bên tảng đá. Nhân dân đặt tên cây không cành ấy là cây cau, cây dây leo là cây trầu, lại lấy tảng đá nung lên cho xốp để ăn với trầu, cau cho thơm miệng, đỏ môi.
Qua đây, người Quan họ trước là biểu hiện sự tình tứ, sau nữa là thổ lộ nỗi lòng yêu thương đằm thắm, mặn nồng rất đỗi chung thủy của người Quan họ:
“Chị Hai ơi! Chị Ba ơi! Chút tình sâu, Trăm tôi xin đợi, nghìn tôi xin chờ từ đây.”
(Tôi là con trai Bắc Ninh) Trước vũ trụ bao la, huyền bí, đi trong cuộc đời xưa nhiều rủi hơn may, người Quan họ đã lấy tiếng hát Quan họ làm nhịp cầu đến với thế giới thần linh để cầu mưa, cầu phúc, cầu duyên, cầu lộc, giải hạn... hy vọng vượt qua được mọi thác ghềnh, hy vọng tấm lòng thành kính và tiếng hát diệu kỳ kia sẽ xua đi mọi tai ương, bất hạnh, mang lại niềm tin cho cuộc sống. Tiếng hát Quan họ đã trở thành người bạn đồng hành mang đến sự che chở, an ủi vĩnh hằng trước mọi đe dọa của thế giới siêu nhiên:
“Công em gánh đất vun trầu Chờ cho Ô Thước bắc cầu sông Ngân”
(Quả cau non) Hoặc:
“Hoàng thiên nhất sắc hề như Châu Sương chi Lão Bành Cộng thúy vân, vô nhị đằng vân, vô liệu thúy quân.”
(Phùng quan tế hội) Hay:
50
“Đền em thờ Đức Vua Bà Linh thiêng tố hảo thật là vinh hoa.
Ngàn năm ơn Đức Vua Bà Chiêu dân lập ấp, Vua Bà sinh ra.”
(Đền em thờ Đức Vua Bà) Tóm lại, đến với sinh hoạt văn hóa Quan họ, hiện hữu ở đây là những lời ca Quan họ, bằng những phong tục, lề lối ước định của mình thông qua hệ thống điển tích đặc sắc, người Quan họ đã hình thành những quan niệm đạo đức, những hành vi và tình cảm đạo đức bắt nguồn từ những lẽ phải có cội rễ sâu xa trong truyền thống văn hóa dân gian đối với quan hệ bạn bè, quan hệ yêu đương nam nữ, quan hệ vợ chồng, tình làng, nghĩa xóm, quan hệ lớp người trước với lớp người sau, lớp già lớp trẻ... dựa trên nghĩa nặng, ân sâu, tôn lẫn kính chung, trước sau đùm bọc, thủy chung v.v...
51
KẾT LUẬN
Dân ca Quan họ là đặc sản của người Kinh Bắc. Nó đã trở thành một món ăn tinh thần của con người nơi đây. Nếu như nhắc đến Phú Thọ, người ta nhớ ngay đến làn điệu hát Xoan, hát Ghẹo; nhắc đến Nghệ An là nhắc đến những câu hò Ví dặm nổi tiếng thì khi nhắc đến mảnh đất Kinh Bắc, không ai không nhớ đến những làn điệu Quan họ mượt mà, trong trẻo, thấm đượm tình yêu thương.
Nghe Quan họ để cảm thụ hết ý nghĩa của lời ca không phải điều dễ dàng. Thâm ý của người Quan họ không hiện lên trên từng câu chữ mà ẩn sâu trong hàng loạt các biểu tượng, chìm trong các điển tích. Với việc nắm bắt được hệ thống biểu tượng, điển tích của lời ca Quan họ, sẽ có căn cứ khoa học để hiểu biết, cảm thụ, những giá trị văn hoá, nghệ thuật của Quan họ.
Biểu tượng và điển tích không nằm tách rời vô nghĩa mà liên kết chặt chẽ thành hệ thống. Hệ thống ấy đã thành công trong việc biểu đạt tâm trạng, tình cảm con người. Đó là sự trân trọng con người, một tình yêu chân thành, nồng thắm, thủy chung, son sắt với con người nên gần thì thương mà xa thì nhớ khôn nguôi. Vì vậy mới nói Quan họ nặng tình trọng nghĩa. Người Quan họ yêu thiên nhiên, cuộc sống thiết tha. Cuộc sống ấy muôn hình sống động, là nơi đưa con người gần con người. Cuộc sông ấy như thiên đường nơi trần thế. Và, họ luôn khao khát cho cuộc sống ấy ngày càng tốt đẹp hơn, để cho anh Hai – chị Hai mãi bên nhau, không có sự xa cách, chia lìa…
Nắm được linh hồn của Quan họ cần có tình yêu chân thành nồng thắm với loại hình văn hóa dân gian này, và, cần cả một vốn kiến thức vững vàng để mở cánh cửa khám phá nó. Quan họ không an yên tĩnh tại, mà luôn vận động không ngững. Đó là quy luật ngàn đời của sự tồn tại, phát triển.
52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thế Bình (2006), Non nước Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin,
Hà Nội.
2. Đoàn Văn Chúc (1997), Văn hoá học, Viện Văn hoá, Nhà xuất bản Văn hoá
Thông tin, tr. 58.
3. Jean Chevalier và Alain Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tưọng văn hoá thế
giới, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Trường Viết văn Nguyễn Du, tr. XIV, tr. XXIV.
4. Vũ Dũng (2000), Từ điển Tâm lý học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
5. Dương Quảng Hàm (1968) , Việt Năm Văn học sử yếu, Trung tâm Học liệu Bộ
Giáo dục xuất bản, Sài Gòn, Bản in lần thứ 10, tr. 183 & 185.
6. Lê Danh Khiêm (2010), Dân ca Quan họ - Lời ca và bình giải, Tái bản lần thứ