7. Cấu trúc khóa luận
1.2.1. Khái niệm biểu tượng, điển tích
1.2.1.1. Khái niệm biểu tượng
Biểu tượng là một khái niệm đang được đẩy mạnh nghiên cứu trên thế giới bởi đến nay khái niệm biểu tượng vẫn là một lĩnh vực chứa đựng nhiều bí ẩn. Trên thực tế, khái niệm biểu tượng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau như: Phân tâm học, Ngôn ngữ học, Xã hội học, Triết học và cả Văn học…
Thuật ngữ symbol bắt nguồn từ Hy Lạp. Symbolon có nghĩa là ký
hiệu (Sign), dấu hiệu, lời nói, tín hiệu, triệu chứng, hợp đồng v.v...
Cũng có thuyết cho rằng chữ symbol bắt nguồn từ động từ Hy Lạp
"Symballo" có nghĩa là "ném vào một vị trí", "liên kết", "suy nghĩ về", "thoả thuận", "ước hẹn" v.v...
Biểu tượng trong tiếng Hán: Biểu có nghĩa là: "bày ra", "trình bày", "dấu
hiệu", để người ta dễ nhận biết một điều gì đó. Tượng có nghĩa là "hình tượng".
Biểu tượng là một hình tượng nào đó được phô bày ra trở thành một dấu hiệu, ký hiệu tượng trưng, nhằm để diễn đạt về một ý nghĩa mang tính trừu tượng.
Khởi nguyên, biểu tượng bắt nguồn từ một tập quán Hy Lạp cổ đại, nói về một phiến đá bị đập vỡ ra thành nhiều mảnh và chia đều cho mỗi thành viên trong một bộ tộc nào đó, trước sự phân tán của họ, sau này khi được triệu tập trở lại thì những mảnh đá vỡ đó được ghép lại (Sumballein) nhằm xác nhận sự hiện diện trở lại của toàn nhóm.
Bản chất khó xác định và sống động của biểu tượng chính là sự chia ra và kết lại với nhau, nó hàm chứa hai ý tưởng phân ly và tái hợp. Mọi biểu tượng đều chứa đựng dấu hiệu bị đập vỡ, ý nghĩa của biểu tượng luôn biến ảo, nó bộc lộ ra trong cái vừa gãy vỡ vừa là nối kết, vừa xuất hiện lại vừa mất đi, khiến cho tư duy luôn phải truy tìm, liên tưởng và muốn nắm bắt lấy vô vàn những ý nghĩa đang còn tiềm ẩn ngay trong lòng của nó.
21
Jean Chevalier và Alain Gheerbrant cho rằng : “Tự bản chất của biểu
tượng, nó phá vỡ các khuôn khổ định sẵn và tập hợp các thái cực lại trong cùng một ý niệm. Nó giống như mũi tên bay mà không bay đứng im mà biến ảo, hiển nhiên mà không nắm bắt được. Ta sẽ cần phải dùng các từ để gợi ra một hay
nhiều ý nghĩa của một biểu tượng” .
Nói như Georges Gurvitch: “Các biểu tượng tiết lộ mà che giấu và che
giấu mà tiết lộ.”
Theo quan niệm của Freud: “Biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng
gió và ít nhiều khó nhận ra niềm ham muốn hay các xung đột. Biểu tượng là mối liên kết thống nhất nội dung rõ rệt của một hành vi, một tư tưởng, mọi lời nói với
ý nghĩa tiềm ẩn của chúng.”
Đối với C. G. Jung, ông cho rằng: “Biểu tượng không phải là một phúng
dụ, cũng chẳng phải một dấu hiệu đơn giản, mà đúng hơn là một hình ảnh thích
hợp để chỉ ra đúng hơn cả cái bản chất, ta mơ hồ nghi hoặc của tâm linh.”
Tự điển Larousse cho rằng :“Biểu tượng là một dấu hiệu hình ảnh, con vật
sống động, hay đồ vật, biểu hiện một điều trừu tượng, nó là hình ảnh cụ thể của
một sự vật hay một điều gì đó.”
Một định nghĩa khác của nhà tâm phân học C. G. Jung về biểu tượng như
sau: “Cái mà chúng ta gọi là biểu tượng là một từ ngữ, một danh từ hay một hình
ảnh, ngay cả khi chúng là quen thuộc trong đời sống hàng ngày vẫn chứa đựng những ý nghĩa khác, bổ sung vào cái ý nghĩa ước định hiển nhiên và trực tiếp
của nó”.
Theo Chu Hy, nhà triết học Trung Quốc nổi tiếng đời Tống (1131 - 1200)
trong “Dịch thuyết cương lĩnh” khi bàn về biểu tượng đã viết: “Tượng là lấy
hình này để tỏ nghĩa kia” R.Barthes ta thấy biểu tượngbao giờ cũng là những ký
hiệu hai mặt: cái biểu đạtlà những hình thức tồn tại dưới dạng các sự vật, hiện
tượng trong thế giới thực tại; cái được biểu đạt là phần nội dung với những giá
22
Theo từ điển Tâm lý học, “Biểu tượng là hình ảnh các vật thể, cảnh tượng
và sự kiện xuất hiện trên cơ sở nhớ lại hay tưởng tượng. Khác với tri giác, biểu tượng có thể mang tính khái quát. Nếu tri giác chỉ liên quan đến hiện tại, thì biểu tượng liên quan đến quá khứ và tương lai.”
Theo từ điển Tiếng Việt: “Biểu tượng là hình ảnh tượng trưng, là hình ảnh
của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác dụng của sự vật vào giác quan đã chấm dứt".
Dù đứng trên những quan điểm và lập trường khác nhau nhưng chúng ta vẫn tìm được điểm chung của biểu tượng. Biểu tượng là những hình ảnh của những sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh, được hình thành trên cơ sở các cảm giác và tri giác đã xảy ra trước đó được hình thành trong ý thức hay là những hình ảnh mới được hình thành trên cơ sở những hình ảnh có trước. Biểu tượng không hoàn toàn là thực tế bởi vì nó là sự xây dựng lại thực tế sau khi đã được tri giác, nhưng những hình ảnh đó cũng không hoàn toàn là chủ quan xuất phát từ hoạt động tâm trí của chủ thể. Biểu tượng là hiện tượng chủ quan của đối tượng về hiện tượng khách quan đã được tri giác. Biểu tượng vừa chứa đựng yếu tố trực tiếp vừa chứa đựng yếu tố gián tiếp bởi vì nó được hình thành nhờ sự phối hợp bổ sung lẫn nhau của các giác quan và đã có sự tham gia của các yếu tố phân tích, tổng hợp. Chính vì thế, biểu tượng phản ánh được đặc trưng của các sự vật, hiện tượng.
1.2.1.2. Khái niệm điển tích
Trong tiếng Việt, chúng ta thường gặp hai từ “điển tích” và “điển cố”. Tuy nhiên, trên thực tế hai từ này vẫn được dùng ngang nghiã. Điển tích, điển cố, nhiều khi được gọi là “điển”. Theo học giả Dương Quảng Hàm trong Việt Nam Văn học sử yếu:
“Điển (nghĩa đen là việc cũ) là một chữ hay một câu có ám chỉ một người, một vật, một lời nói, một sự tích xưa, khiến cho người xem phải nhớ đến người ấy, lời ấy hoặc việc ấy mới hiểu được cái thú của câu văn.”
23
Quách Tấn thì quan niệm: “Dùng điển là lấy sự tích nơi kinh sử đời xưa,
mượn chữ, mượn ý trong thơ văn cũ, trong cổ ngữ…đem vào tác phẩm để nói được kín đáo, được bóng bẩy, được gọn gàng những tình ý mà số chữ hữu hạn
trong câu thơ không thể nói hết được”.
Đặng Đức Siêu, nhà nghiên cứu Hán Nôm thì quan niệm: “Dùng điển cố
là rút gọ “chuyện cũ, người xưa” thành đôi ba chữ để đưa vào văn thơ, bắt
những chuyện của người xưa ấy để phục vụ cho ý đồ sáng tác của mình” . Trần
Đình Sử thì hiểu: “Điển cố là các sự việc, câu chữ của tác phẩm văn học đời
trước mà người đọc cũng biết, được sử dụng lại trong tác phẩm mới nhằm tăng
cường sức biểu hiện, mở rộng đổi mới ý thơ” Trong Từ điển tiếng Việt, viết:
“Điển cố: sự việc hay câu chữ trong sách đời trước được dùng trong thơ văn”.
Các thi sĩ xưa thường dùng điển tích, điển cố bởi vì, “điển dùng khéo thì làm cho câu văn gọn gàng, ít chữ mà nhiều ý”. Vả lại, “nhiều khi làm văn, nếu dùng lời nói thường mà diễn đạt ý tưởng thời lời văn nhạt nhẽo, vô vị, giá dùng một điển gì mà khiến cho người đọc phải nhớ đến một câu văn cũ, một tích xưa thì lời văn thành ra đậm đà lý thú”.
Trong văn hoá truyền thống, người ta cho rằng nhìn người chính là một cách để tự soi xét mình, rằng lấy những điển tích kinh điển trong lịch sử làm tham chiếu để luận giải là một cách rất tốt để làm sáng tỏ cái ý mà mình muốn biểu đạt. Do vậy, việc nhắc đến điển tích trong thơ và văn được sử dụng nhiều;
cũng được xem như một chuẩn mực.
Như vậy, điển tích được hiểu là việc mà người sáng tác đời sau dùng lại những câu chuyện có trong thần thoại, truyền thuyết, văn học, văn hóa, lịch sử hay trong sách vở kinh truyện của đời trước để đưa vào tác phẩm của mình. Khi đưa vào tác phẩm, những điển tích này được tinh giảm đi, có khi chỉ còn một chữ hay cũng có thể chỉ là một câu nhưng vẫn đảm bảo được việc biểu đạt một nội dung nhờ thông qua vốn tri thức và khả năng liên tưởng của người đọc, từ đó có thể hiểu được hơn sự kí thác tâm sự của người sáng tác.
24