7. Cấu trúc khóa luận
1.2.2. Khảo sát sự xuất hiện của biểu tượng và điển tích trong dân ca Quan họ
Bắc Ninh
Qua quá trình tồn tại và liên tục phát triển nhiều trăm năm, với tài sáng tạo của người Quan họ, dân ca Quan họ Bắc Ninh đã đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật âm nhạc và nghệ thuật thi ca, để lại cho ngày nay một tài sản vô cùng quý giá. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Lê Danh Khiêm cùng đồng nghiệp là nhà nghiên cứu Hoắc Công Huỳnh (nay thuộc Ban Sưu tầm, nghiên cứu va bảo tồn di sản văn hóa Quan họ, Trung tâm Văn hóa tỉnh Bắc Ninh) đã đi tới tất cả các làng Quan họ gốc, gặp gỡ tất cả các nghệ nhân nổi tiếng, đồng thời khai thác bài bản Quan họ từ các nghệ sĩ là lớp diễn viên đầu tiên của Đoàn Dân ca Quan họ Bắc Ninh, các nhà nghiên cứu trước đó. Kết quả là đã sưu tầm, ghi trên băng từ tính hơn 500 bài ca Quan họ, phân định thành 213 giọng (làn điệu) khác nhau. Đó chính là số lượng giọng cao nhất so với tất cả các công trình sưu tầm trước đã công bố.
Chính vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi đã khảo sát 390 lời
ca trong cuốn “Dân ca Quan họ - lời ca và bình giải” của Lê Danh Khiêm, tái
bản lần thứ nhất, năm 2010.
Người viết khảo sát thấy hầu như trong các lời ca đều xuất hiện biểu tượng tùy theo mức độ ít, nhiều: 32 biểu tượng, xuất hiện 387 lần trong 390 lời ca. Hệ thống điển tích xuất hiện cũng khá dày với số lượng 86 điển tích, xuất hiện 249 lần trong 390 lời ca.
25
CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG BIỂU TƢỢNG VÀ Ý NGHĨA CỦA BIỂU TƢỢNG TRONG DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH
2.1. Hệ thống biểu tƣợng
2.1.1. Khảo sát tư liệu
Biểu tượng nghệ thuật như một phương thức trong xây dựng lời ca, vì vậy, hầu như bài ca nào cũng có bóng dáng của biểu tượng, tùy theo nhiều hay ít. Người viết thống kê các biểu tượng xuất hiện với tần số nhiều hơn cả, tiêu biểu hơn cả: S T T Biểu tƣợng Số lƣợng Chiếm (%) 1 Trúc – mai 9/387 2,4 2 Thuyền – bến 29/387 7,4 3 Trầu – cau 18/387 4,6 4 Con chim 51/387 13,2 5 Dòng sông 27/387 7,0 6 Loan – phượng 19/387 4,9 7 Cổ tay 2/387 0,5 8 Trăng 43/387 11,1 9 Phong thư 7/387 1,8 10 Trà 7/387 1,8 11 Giọt đồng hồ 8/387 2,1
12 Đào – vườn đào 5/387 1,3
13 Sắt cầm 6/387 1,6
14 Núi 8/387 2,1
15 Giếng 6/387 1,6
26
17 Ông tơ – bà nguyệt 14/387 3,6
18 Chú Cuội – Chị Hằng 21/387 5,4
19 Quạt 4/387 1,0
20 Phím đàn 13/387 3,3
21 Châu sa 2/387 0,5
22 Chiếc kim thoa 2/387 0,5
23 Cơi trầu 4/387 1,0
24 Năm canh 15/387 3,9
25 Đò 10/387 2,6
26 Ngựa Hồ - chim Việt 3/387 0,8
27 Con nhện 8/387 2,0
28 Vàng thau 4/387 1,0
29 Người ngọc 9/387 2,4
30 Ngôi sao 5/387 1,3
31 Hoa 9/387 2,4
32 Cây nhang trầm – đỉnh nhang trầm 4/387 1,0
Tổng 387/387 100%
2.1.2. Phân loại biểu tượng
2.1.2.1. Những biểu tượng sánh đôi
Đó là các biểu tượng: Trúc – mai, thuyền – bến, trầu – cau, loan – phượng, ông tơ – bà nguyệt, chú Cuội – chị Hằng, ngựa Hồ - chim Việt. Những biểu tượng sánh đôi này thường gắn liền với tình yêu nam nữ. Đó là tiếng nói của lời hẹn ước, của khát khao hạnh phúc. Đó còn là biểu hiện của thứ tình cảm son sắt, thủy chung nhưng cũng có thể là hiện thân cho một tình yêu dang dở, luôn hướng về nhau, mong muốn đoàn tụ. Đồng thời, nó cũng là những biểu tượng cho cuộc đời con người. Tình yêu cuộc sống chính là cơ sở trữ tình của Quan họ. Quan họ đã nói lên cái tình, cái nghĩa của người Quan họ ngàn đời.
27
Có những hình tượng đã quen thuộc và được khẳng định giá trị nghệ thuật trong thơ ca và nghệ thuật tạo hình từ rất sớm, ví dụ hình tượng cây trúc - mai trong thơ ca và hội hoạ, điêu khắc... từ nhiều thế kỷ. Hình tượng cây trúc - mai ta thường gặp đã trở nên biểu tượng cốt cách, phẩm chất của người quân tử: cứng rắn, vươn thẳng, sức sống dẻo dai, bền vững trước mọi thử thách; ý chí kiên định; nhân cách thanh cao...Nhưng hình tượng cây trúc - mai trong lời ca Quan họ lại mang những biểu tượng gần gũi với phong độ, cốt cách, phẩm chất đẹp đẽ của người bình dân:
“Hôm nay sum họp trúc mai
Tình trong một khắc, nghĩa dài trăm năm...”
(La Rằng) Hoặc:
“Trúc xinh trúc mọc sân đình
Anh (Hai) xinh anh (Hai) đứng một mình cũng xinh Trúc xinh trúc mọc bờ ao
Anh (Ba) xinh anh (Ba) đứng nơi nào cũng xinh Trúc xinh trúc mọc đầu chùa.
Không yêu em lấy đạo bùa phải yêu.”
(Trúc xinh) Người Quan họ đã dành cả một bài ca cho trúc - mai, không phải cho trúc quân tử mà cây trúc xinh, cây trúc cây mai gần gũi, đáng yêu, quen thuộc, biểu tượng cho anh Hai, anh Ba, chị Hai, chị Ba... xinh; đứng một mình cũng xinh; đứng nơi nào cũng xinh.
Hình tượng cây trúc - mai trong lời ca Quan họ đã dẫn đến một biểu tượng không hoàn toàn lặp lại biểu tượng quen thuộc của trúc mà đã biến hoá đi thành một biểu tượng về vẻ đẹp theo góc độ thẩm mĩ của người bình dân, người Quan họ. Ðó là cây trúc xinh thì bài ca mới có thể về kết với lời thơ gắn bó mãnh liệt, lời tỏ tình nồng nàn, kiên định:
28
Sự trùng hợp có biến hoá trong thủ pháp xây dựng hình tượng giữa nghệ thuật bác học, chính thống và nghệ thuật ngôn ngữ trong thơ ca Quan họ ở bài (Trúc xinh) đã để lại cho đời một bài lời ca hay và một hình tượng đặc sắc.
Hình tượng con đò, con thuyền bến nước được biểu hiện khá thành công trong nhiều bài ca Quan họ. Một quê hương sông, nước, đồng chiêm, hết thế hệ này đến thế hệ khác gắn bó với những chiếc đò ngang, đò dọc, những chiếc thuyền thúng suốt mùa mưa úng, những chiếc thuyền buôn trên nhiều ngả sông xuôi ngược... đã khiến con đò, con thuyền trên sóng nước đi vào cảm hứng nghệ thuật và trở nên hình ảnh gửi gắm biết bao nỗi niềm tâm sự về thân phận con người, về cuộc đời. Có khi thuyền như người bạn tri âm trong những đêm “trăng in mặt nước” để cùng người bồng bềnh trên sông nước quê hương, thưởng thức những thú vui tao nhã:
“Ngồi tựa mạn thuyền
Trăng in mặt nước càng nhìn non nước càng xinh.”
(Ngồi tựa mạn thuyền) Có khi thuyền, đò hiện lên như biểu tượng về một sự “mong manh” trong cuộc đời “bãi biển mông mênh” để cho người chờ, người đợi, người gọi... và người tin con đò kia sẽ đến, vẫn “nhất tâm đợi chờ, dù gọi đò chẳng thấy đò thưa” trong suốt cả bài ca “Gọi đò”.
Có khi thuyền, đò, bè mảng là biểu tượng của một thân phận, một cuộc đời, một tình duyên... đi trong cuộc đời như đi trong một dòng sông nhiều nghềnh thác:
“Có ai xuôi về Cho tôi nhắn lời về
Cho tôi nhủ lời về
Nhắn cùng bầu bạn xuống bè xuôi đông Lên thác (thì ai ơi) xuống ghềnh Lên thác đã vậy, xuống ghềnh thì sao?...”
29
Ðể rồi dẫn đến những điều nhắn nhủ người thương về một phẩm chất cần có trong tình yêu nam nữ, tình bạn, tình người
... “Có yêu nhau (thì) nón cũng như dù... ... Có yêu nhau (thì) đá cũng như vàng”...
Cũng có khi “thuyền mở lái chèo, bắt lái chèo ra” được ví như con người vào đời để đi tìm hạnh phúc:
“Thuyền mở lái chèo Bắt lái chèo ra
Nhịp hai, anh Hai đi tìm vợ Nhịp ba, chị Ba đi tìm chồng
Thương lấy nhau cùng
Có mũi, có lái, như rồng có mây”...
(Thuyền mở lái chèo) Thuyền, đò trong nước lặng, sóng yên thì ít mà trong sự nổi nênh, lênh đênh, dòng dành... thì nhiều. Tuy nhìn và miêu tả thành công sự nổi lênh đênh của thuyền, đò trên sóng nước như con người đi trong cuộc đời nhiều ghềnh thác, nhưng người Quan họ không bi quan mà về kết các bài ca thường là những lời nhắn nhủ về một niềm tin:
“ Có yêu nhau... thì đá cũng như vàng”
Hoặc:
“Muốn cho gần bến gần thuyền
Gần thày, gần mẹ nhân duyên cũng gần...”
Biểu tượng sánh đôi loan – phượng xuất hiện khá nhiều lần trong các lời ca Quan họ. “Phượng” là loài chim phượng trống. “Loan” là chim phượng mái. Trong thủ pháp ẩn dụ của văn học cổ, loan – phượng được ghép thành cặp đôi tượng trưng cho vợ chồng. Vì vậy, mong ước thành bạn tri kỉ, tri âm, giấc mơ được nên nghĩa vợ chồng, người Quan họ biểu hiện bằng biểu tượng loan – phượng. Khi thì chim loan phượng hoặc phượng loan, lúc lại màn loan gối
30
phượng hoặc chăn loan gối phượng. Song tất thảy đều là để biểu hiện những ý nghĩa trên:
“Mừng đây em lại mừng đây
Mừng chim loan phượng sánh cây ngô đồng.”
(Ả phiền)
“Muốn cho kẻ Tấn người Tần,
Cho loan với phượng quây quần với nhau.” Bây giờ rẽ phượng chia loan,
Dang tay Quan họ bẻ phím đàn làm đôi.”
(Rẽ phượng chia loan) …
Những biểu tượng đẹp ấy làm cho lời ca Quan họ thật giàu ý nghĩa, chúng cất lên theo điệu nhạc làm xao xuyến lòng người. Lời ca Quan họ vừa giản dị nhưng cũng thật trau chuốt, là hiện thân của tâm hồn người Quan họ sống đầy ân tình, nhân nghĩa.
2.1.2.2. Biểu tượng đơn lẻ
Bao gồm: Cổ tay, Châu sa, Người ngọc, Dòng sông, Trăng, Ngôi sao, Núi, Giếng, Cây, Hoa, Phong thư, Trà, Giọt đồng hồ, Sắt cầm, Quạt, Phím đàn, Chiếc kim thoa, Cơi trầu, Năm canh, Con nhện, Vàng thau, cây nhang trầm – đỉnh nhang trầm.
Các biểu tượng trên được sử dụng nhằm ca ngợi vẻ đẹp của con người, của thiên nhiên một cách giản dị, chân thành song cũng chan chứa tình cảm. Chúng cũng nói hộ tâm trạng sâu kín của con người: ước mong, ngóng đợi, chia ly, tiếc nuối…Lời ca Quan họ thật đặc sắc, như một rừng hoa đầy hương thơm tỏa mãi mãi muôn đời.
Người Quan họ luôn trân trọng vẻ đẹp của con người – chủ thể sáng tạo ra vạn vật, đưa con người đến gần nhau hơn:
31
Hỏi thăm người ngọc cấm cung trong ấy.”
(Ngành xanh lá thắm)
“Cổ tay đã trắng lại tròn Để cho ai gối mà mòn một bên.”
(Cổ tay đã trắng lại tròn) Lời ca Quan họ còn mang vào cả một thế giới của tự nhiên. Đó là hình ảnh của biết bao nhiêu dòng sông đang mải miết chảy – chảy trong đôi mắt “lúng liếng” của người Quan họ. Đó là dòng sông Cầu “nước chảy lơ thơ”:
“Tôi lại thêm thương nhớ âu sầu
Tìm người chẳng thấy, sông Cầu tôi cũng sang.”
(Thơ thẩn tìm ai) Dòng sông Thương êm đềm:
“Sông Thương nước chảy đôi dòng, Bên trong bên đục, người thương bên nào?”
(Quán dốc chợ Cầu) Không chỉ có con sông thực chảy trên mặt đất, người Quan họ còn đưa vào lời ca tiếng hát hình ảnh những dòng sông chỉ tồn tại trong tâm tưởng, trong thế giới vô thực:
“Sông Ngân mượn thợ bắc cầu Mượn đường đưa rể đón dâu về nhà.”
(Sông Ngân mượn thợ bắc cầu)
Một thiên nhiên thơ mông mở ra trước mắt: “long lanh một mảnh giăng
trong” (Trót nhời hẹn với nước non), “sáng trong suông, sáng cả vườn đào”
(Khách đến chơi nhà). Và, những ngôi sao đua nhau lấp lánh “Anh Ba như sao
Vượt giữa trời” (Đôi bên bác mẹ cùng già), rồi “Sao Hôm mới mọc, sao Mai lại
mờ” (Bốn tôi như mạ mới gieo). Cả rừng hoa đang đua nở tỏa hương:
“Hôm nay lan huệ sánh bầy, Đào đông muốn hỏi liễu tây mấy nhời.”
32
(Hôm nay lan huệ sánh bầy)
“Chị hai ơi! Bùn đen ngó trắng sen hồng, Nước trong xanh, trời biếc, thỏa lòng thân lươn.”
(Ngó trắng sen hồng) Tất cả những biểu tượng ấy như “tiếng nói” của tâm hồn con người Quan họ, luôn tràn đầy sức sống, tình cảm và ước mơ một cuộc sống êm đềm, hạnh phúc.
Người Quan họ gần nhau thì nồng thắm biết bao, nhưng khi xa nhau, nỗi nhớ thương, niềm mong mỏi ngày kì ngộ cứ cựa quậy khôn nguôi:
“Đêm hôm qua mình tôi nhớ bạn, tôi buồn vì ai, Tai tôi nghe giọt đồng hồ nó kêu thánh thót.”
(Đêm qua nhớ bạn)
“Xếp quạt hoa quỳ
Đi đâu em bỏ bạn cố tri cho đành.”
(Xếp quạt hoa quỳ) Những bức phong thư sẽ là „keo loan” của người Quan họ:
“Phong thư một bức, chữ gấm hai hàng, Thiếp với chàng trao nhẫn lồng tay.”
(Phong thư một bức, chữ gấm hai hàng) Cứ như vậy, hàng loạt các biểu tượng được sử dụng nhằm truyền tải bao ý tình của Quan họ. Nghệ thuật xây dựng biểu tượng lời ca dường như đã đạt đến mức điêu luyện. Lời ca Quan họ thường ngắn gọn, nhưng ý nghĩa không cùng. Lời ca Quan họ vừa mang tính dân gian, vừa mang tính bác học là vì vậy.
2.2. Ý nghĩa của biểu tƣợng
Theo chiều dài lịch sử, Quan họ đã sáng tạo, dung nạp, chuyển hóa, sinh thành, đào thải... để thích nghi, đáp ứng những nhu cầu về văn hóa, nghệ thuật, những nguyện vọng về cuộc sống của cộng đồng người sáng tạo, nuôi dưỡng,
33
giữ gìn, phát triển Quan họ trong mọi chặng đường lịch sử, nên giá trị nội dung bản chất của Quan họ giàu có, phức tạp, đa diện. Nội dung tổng quát của hệ thống lời ca Quan họ là sự mơ ước, khát khao về hạnh phúc của cuộc sống; trong đó, người với người sống trong thương yêu, người cùng thiên nhiên sống trong sự hòa hợp gắn bó, là hạt nhân cơ bản của hạnh phúc. Để phù hợp với đặc điểm này, hệ thống biểu tượng cũng vô cùng đa dạng nhằm biểu đạt nội dung một cách sâu sắc nhất.
2.2.1. Người Quan họ khao khát thương yêu và được thương yêu. Trong lời ca Quan họ cần lưu ý: người ta ít khi dùng chữ yêu mà hầu hết dùng chữ thương; ít khi xưng hô, gọi nhau bằng những chữ chàng, nàng, mình, ta, anh, em... mà hay dùng chữ người, ngay cả trong những bài bộc lộ sâu sắc những tình cảm của tình yêu nam nữ. Về chữ thương và chữ yêu, trong khẩu ngữ dân gian xưa, cũng ít khi dùng chữ yêu nói về tình yêu nam nữ. Cho đến đầu thế kỷ XX,
khi đi đến nhà gái dạm hỏi, bà mối hoặc ông mối cũng thường nói: “Hai cháu đã
thương nhau...”, hoặc “hai cụ đã thương đến các cháu...”, hoặc “đã thương thì
thương cho chót...”. Cha mẹ căn dặn những vợ chồng mới cưới cũng thường
nói: “các con đã thương nhau thì phải giữ cho đến đầu bạc răng long, mãn
chiều, xế bóng...” ít khi người ta dùng chữ yêu để chỉ tình yêu nam nữ.
Khi đã được nghe trọn vẹn nhiều canh hát Quan họ với hàng trăm bài ca nối tiếp nhau từ đầu đến cuối, đối đáp nam nữ, tiếng bổng, tiếng trầm, thanh trong, thanh đục... rồi suy ngẫm trước hệ thống biểu tượng trong những lời ca Quan họ, nhiều người cảm thấy ngay từ canh hát đầu tiên, sau đó ngày càng lắng đọng, ghi sâu trong tiềm thức, trong xúc cảm của ta về sự khao khát yêu thương và được yêu thương giữa con người với con người.
Người Quan họ tiếp khách, mời khách hoặc đi chơi hội, thậm chí sang nhà nhau “thăm thầy, thăm mẹ - sau nữa là thăm anh Hai, chị Hai” thường có cơi trầu – trầu têm cánh phượng vì quan niệm “miếng trầu là đầu câu chuyện”:
34
“Trầu này trầu tính trầu tình, Trầu loan trầu phượng trầu mình trầu ta
Trầu này têm tối hôm qua
Hôm nay tiếp bạn mang ra mời người…”
(Ba quan mời trầu)
“Đôi tay nâng lấy cơi giầu
Trước mời quý khách, sau mời đôi bên.”
(Khách đến chơi nhà) Hoàn thành một miếng trầu không khó. Têm mời khách mà khách ăn trầu còn nhớ mãi, nhớ cả “cái tính, cài tình” trong miếng trầu…mới là khó.
Mở đầu canh hát người quan họ đã biểu lộ ngay nỗi vui mừng vừa trân
trọng, vừa thân thiết trước cảnh “sum họp trúc mai”, “tứ hải giao tình”, “bốn bể
giao hoà...”, với ý nghĩa “tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm”, “càng sâu
nghĩa bể càng dài tình sông”...
Một canh hát Quan họ, trước hết, là sự sum vầy bầu bạn trong tình sâu,