7. Bố cục khóa luận
3.3.1. Hệ thống ngôn ngữ thể hiện nội dung Phật giáo
Trong tác phẩm, tác giả sử dụng một vốn ngôn ngữ phong phú và đa dạng, hơn nữa đó là ngôn ngữ đậm chất Phật giáo chứng tỏ tác giả có am hiểu sâu sắc về tôn giáo mà tiêu biểu là đạo Nho và đạo Phật.Trong tạp chí Từ điển học và bách khoa thư Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Việt Hằng với bài viết “Hệ thống ngôn từ diễn tả nội dung Phật giáo trong tác phẩm Quan Âm Thị Kính” đã phân chia ngôn từ Phật giáo trong tác phẩm thành hai nhóm với nhóm 1 gồm hệ thống ngôn từ là danh xưng của Phật giáo, các nhân vật Phật giáo và các sự vật, địa danh, nơi chốn của Phật giáo, nhóm 2 gồm ngôn từ chỉ hiện tượng, câu chuyện liên quan đến Phật giáo, diễn đạt nội dung, tư tưởng Phật giáo bao gồm cả các thuật ngữ, các ngôn từ bao hàm tích truyện Phật giáo.
Sự phân chia của tác giả cho thấy hệ thống ngôn ngữ Phật giáo xuất hiện chủ yếu ở đầu và cuối tác phẩm, trong việc lí giải tiền kiếp của nhân vật Thị Kính và đoạn đời thứ hai của Thị Kính khi nương nhờ nơi cửa Phật. Ngôn ngữ Phật giáo góp phần làm nổi bật nội dung tác phẩm vì vậy câu chuyện được giải thích một cách đầy tính văn chương, khiến ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm trở nên bay bổng hơn, diễn tả cảm xúc tốt hơn, cân bằng được tính khuôn khổ của ngôn từ chuyên dụng Phật giáo.
Ngôn ngữ thể hiện nội dung Phật giáo ngắn gọn và súc tích, dễ gây ấn tượng trong lòng người đọc, sự xuất hiện của những ngôn từ này làm cho nội dung tác phẩm thêm sáng tỏ và chi tiết.Việc lí giải số phận con người bằng tư tưởng Phật giáo là do không ít ngôn ngữ Phật giáo tạo nên. Số phận của Thị Kính được hiện lên rõ nét qua từng ngôn từ mà quan trọng hơn là ngôn từ nhà
39
Phật. Đây là một sự sáng tạo tài tình của tác giả đi khi biểu đạt nội dung tác phẩm thông qua yếu tố nghệ thuật đặc sắc này.