Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện nôm quan âm thị kính (Trang 37)

7. Bố cục khóa luận

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Quan Âm Thị Kính đã xây dựng nên rất nhiều những nhân vật với những tính cách, số phận khác nhau. Có thể nói, với tác phẩm này, tác giả của

34

nó đã tạo ra một bức tranh sinh động về xã hội phong kiến - nơi có những điều bất công, vô lí, những điều ràng buộc con người và còn cả những oan tình mà chỉ có cái chết mới giải tỏa được. Nhân vật được phân chia rõ rệt với một bên là nhân vật chính diện và một bên là nhân vật phản diện. Nhân vật chính trong tác phẩm là một Thị Kính đoan trang, thùy mị, đẹp người đẹp nết, được xây dựng ngoại hình ước lệ theo mô hình chung của văn học trung đại, quan trọng hơn nhân vật này còn đẹp cả về nhân cách và phẩm chất, là hiện thân của đức Bồ Tát Quan Thế Âm nhưng lại chịu nỗi oan giết chồng đến mức phải bỏ nhà ra đi, nương nhờ nơi cửa Phật, chính Thị Kính chính là hiện thân của điều mà tác giả muốn gửi gắm thông qua tác phẩm này: đó là chữ hiếu và chữ nhẫn của người xuất gia theo thiền môn.

Vướng phải oan tình khó gỡ với gia đình họ Sùng, Thị Kính lên chùa nương nhờ cửa Phật với cái tên Kính Tâm, tuy vậy vẫn một lòng thương nhớ cha mẹ, tác giả đã xây dựng nên nhân vật Kính Tâm hiếu thảo với cha mẹ nhằm từ đó nêu lên được tình cảm cao cả của một con người đã xuất gia để đến với đạo Phật là họ không gạt bỏ tình cảm gia đình mà đã nâng tầm tình cảm ấy lên một mức cao hơn, sâu sắc và thắm thiết hơn. Thông qua nhân vật này, truyện thơ đã thể hiện một quan điểm hiếu thảo với cha mẹ không chỉ đơn thuần là chăm sóc, phụng dưỡng tận tình, chu đáo mà chữ hiếu ấy còn là tìm cách để cha mẹ thoát khỏi vòng luân hồi, theo hướng giải thoát của đạo Phật. Không chỉ có thế, nhân vật Kính Tâm còn là một đại diện cho tấm lòng nhân ái cao cả của một con người, Kính Tâm mặc dù bị Thị Mầu vu oan, chịu khổ sở, nhưng vẫn hết lòng nuôi con Thị Mầu chu đáo, tận tình như nuôi con đẻ của chính mình. Đó là con người của cửa thiền và luôn từ bi hỉ xả theo tinh thần Phật đà. Xây dựng nên nhân vật này, tác giả của nó đã qua đó phản ánh được con người dưới những bất công đè nén nhưng dưới con đường của nhà

35

Phật vẫn một lòng nhân ái, yêu thương con người và hiếu thuận với những người sinh thành, từ đó tạo nên một màu sắc Phật giáo trong toàn tác phẩm.

Thị Kính là nhân vật được tác giả xây dựng một cách hoàn mỹ, không chỉ đẹp về hình thức và quan trọng hơn là vẻ đẹp về tâm hồn, nhân cách với phẩm chất đáng quý. Tính cách nhân vật nhất quán, xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm là sự cam chịu và chịu đựng, đó là chứ “nhẫn” của người theo tư tưởng Phật giáo, chính nhờ đức tính này mà sau Thị Kính đắc Phật và trở thành Phật Bà Quan Âm đức cao vọng trọng, một biểu tượng cao quý trong giới nhà Phật, được nhiều người thờ cúng.

Ngoài nhân vật chính là Kính Tâm, tác phẩm còn tạo nên nhiều nhân vật khác cũng đã đi sâu vào tiềm thức của nhân dân như Thị Mầu - một người phụ nữ lẳng lơ, ngây thơ, đầy sức xuân nhưng bị trói buộc bởi lễ giáo khắt khe của phong kiến. Thị Mầu là một nhân vật với tính cách gần như đối trọng với Kính Tâm, một là lẳng lơ, một là điềm đạm, nhẹ nhàng. Thị Mầu đáng giận, đáng trách. Vì Thị Mầu mà Thị Kính bị oan, phải nuôi con trong chốn thiền môn. Nhưng thực chất, Thị Mầu đáng thương hơn đáng trách, đáng giận, có khi còn quá xót xa, thông cảm cho nhân vật này. Bởi vì người phụ nữ có quyền yêu nhưng không được yêu, có quyền được làm mẹ nhưng lạ không thể làm mẹ. Thị Mầu yêu say đắm Kính Tâm nhưng không được đáp trả, nàng vốn có tính lẳng lơ nên đã tư thông với tên người hầu để phải chửa. Nàng chửa, rồi đổ vạ cho Kính Tâm khiến cho Kính Tâm phải chịu oan. Nhưng rồi tới khi sinh con cũng không được cha cho nuôi, bắt đem đứa con ấy đến chùa. Xót xa thay. Tình máu mủ đâu có thể nói bỏ là bỏ được. Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau rồi phải mang đứa con mình ra trước cổng chùa, để phó mặc nó sống sao thì sống, ai mà không xót xa, thương cảm cho được. Như vậy, chẳng phải Thị Mầu đã trở thành một kẻ đáng thương rồi sao? Chiếu chèo sân đình tái hiện lại một Thị Mầu thực dám sống, dám yêu và dám

36

làm những điều chống lại xiềng xích của chế độ cũ - chế độ không cho người phụ nữ được thể hiện mình, chôn vùi cuộc đời họ bằng nhiều hình thức. Xét cho cũng, dù Thị Mầu là con nhà phú ông, là người có nhiều tính xấu nhưng số phận cũng gống như Thị Kính và những người phụ nữ khác, số phận đều bế tắc, không có lối thoát.

Nhắc đến hình tượng nhân vật Thị Mầu, chúng ta cảm thấy động lòng khi đọc lại đoạn thơ trong bài thơ "Thị Mầu" của nhà thơ Anh Ngọc:

“Những khát vọng nằm sâu trong trái tim mỗi người Được sống với lòng mình thực chất

Những xiềng xích phết màu sơn đạo đức Mấy trăm năm không khóa nổi Thị Mầu, Những cánh màn đã khép lại đàng sau

Táo vẫn rụng sân đình không ai nhặt, Bao Thị Mầu trở về với đời thực

Vị táo còn chua mãi ở đầu môi"

Đáng phải nghĩ, đáng để chúng ta được suy xét lại khi phán xét một con người đáng thương trong xã hội cũ!

Cũng cần phải kế đến những nhân vật khác như Thiện Sĩ, đây có thể coi là nhân vật trung gian của tác phẩm, mặc dù rất yêu thương vợ nhưng Thiện Sĩ nhu nhược, không có chính kiến rõ rang nên đã gây ra nỗi oan cho người vợ hết mực yêu thương chồng. Một Sùng bà tai quái với những câu nói độc địa, ác nghiệt, Mãng ông, Mãng bà, Nô… Mỗi nhân vật được miêu tả và khắc họa với những đặc điểm, những nét tính cách riêng biệt nhưng cũng đã góp phần làm nên nét đặc sắc của tác phẩm và ít nhiều có sức sống trong lòng nhân dân ta qua nhiều thế hệ.

Tâm lí nhân vật cũng là một điểm rất đặc sắc của Quan Âm Thị Kính, tâm lí của nhân vật Thị Kính khi chịu đựng đến mức phớt đời trước những

37

oan khuất của mình, mặc dù thừa sức giãi bày, tự mình biết mình trong sáng để cuối cùng siêu thoát vào cõi Phật. Đó không chỉ là nét tâm lí riêng của nhân vật mà đó còn là đại diện cho nét tâm lí chung của cả dân tộc Việt Nam mà Thị Kính cũng chỉ là một tiêu biểu, nó bộc lộ cái run rẩy của người Việt trước một xã hội vô thường mà trong một khoảnh khắc thiện chí có thể là đầu mối của tội lỗi, oan khiên. Diễn biến trong tâm lí nhân vật Thị Kính chính là những nét tâm lí thường thấy của con người Việt Nam trải qua chế độ phong kiến lâu dài, chịu đựng nỗi oan để mong tìm được giải thoát nơi cửa Phật. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng làm cho tác phẩm gần gũi với nhân dân.

Một trong những yếu tố tạo nên giá trị nghệ thuật của “Quan Âm Thị Kính” chính là ở ngôn ngữ của nhân vật. Ở đây, ta thấy ngôn ngữ được sử dụng một cách nhuần nhuyễn, chính xác đối với từng nhân vật (mỗi kiểu nhân vật mang một kiểu tính cách khác nhau từ đó dẫn đến ngôn ngữ của họ cũng khác nhau, phù hợp với tính cách của mỗi người, Thị Kính nhẹ nhàng, từ tốn, Thị Mầu lẳng lơ…).

Kiểu ngôn ngữ trong tác phẩm còn thể hiện sự linh hoạt đối với mỗi số phận, mỗi tình huống, mỗi tính cách, trong những tình huống khác nhau thì ngôn ngữ nhân vật lại khác nhau cho phù hợp với tình huống ấy.

Ngoài ra, xét về phương diện ngôn ngữ của tác phẩm, ta còn thấy nổi rõ một nét nhuần nhuyễn, thuần tính trong cách nói của nhân vật, mỗi nhân vật được triển khai dưới những nét tính cách khác nhau sẽ có cách giao tiếp, cách nói chuyện, suy nghĩ khác nhau, những đoạn độc thoại nội tâm khác nhau. Điều này tạo nên sự nổi bật trong tính cách nhân vật, tô đậm hơn tính cách của nhân vật trong lòng người đọc, từ đó tạo nên những điển hình văn học cụ thể cho từng nhân vật của Quan Âm Thị Kính.

38

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện nôm quan âm thị kính (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)