Nghệ thuật sử dụng điển cố

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện nôm quan âm thị kính (Trang 43)

7. Bố cục khóa luận

3.3.2. Nghệ thuật sử dụng điển cố

Để làm nên giá trị nội dung sâu sắc thì yếu tố ngôn ngữ là một nhân tố không thể thiếu, mà trong tác phẩm này thì nghệ thuật sử dụng điển cố là một yếu tố quan trọng trong việc lí giải tích truyện Phật giáo. Tác giả đã sử dụng ngôn từ một cách tài tình và sáng tạo thể hiện sự am hiểu Phật giáo một cách tường tận và sâu rộng.

Tích truyện về các nhân vật trong Phật giáo được sử dụng một cách thuyết phục trong đó một số điển được dung theo phong cách giải điển tức là vừa viết vừa giải để người đọc không cần biết nhiều về tích Phật mà vẫn có thể hiểu được hàm ý của tác giả.Ngay từ đầu tác phẩm, tác giả đã dụng điển ca ngợi những nhân vật tiêu biểu của Phật giáo:

Rằng Ngô Thị tụng Kim Cương Chân thân còn để tượng vàng nghìn thu

Rằng Địa Tạng dốc lòng tu Độ cho cũng được khỏi tù đấng thân

Ngô Thị tụng kinh Kim Cương (bộ kinh gồm đủ các chân lí cao siêu cảu Phật, vạch rõ phương pháp tự giác, giác tha, giác hành viên mãn, tu theo đúng kinh này sẽ thành Phật) về sau người ta đúc tượng vàng để thờ. Địa Tạng cũng là một vị Bồ Tát có phép nhiệm màu. Cha mẹ ngài mất sớm, ngài đã tụng kinh sau đó cha mẹ ngài được giải thoát khỏi địa ngục. Những nhân vật này được nhắc đến như một tích truyện nhà Phật là để chỉ rõ con đường tu hành thành Phật, dẫn dắt đến câu chuyện của Quan Âm Thị Kính.

Khi nhân vật Thiện Sĩ xuất hiện, hình ảnh nhân vật hiện lên một cách cụ thể và ước lệ:

40

Sẵn khuôn ý bát vốn dòng cân đai Sinh chàng Thiện Sỹ là trai

Qua vòng tổng giốc mới ngoài gia quan Kể điều tài mạo cũng ngoan

Gã Tào kiếp trước chàng Phan thân này

Gã Tào, chàng Phan ở đây chỉ Tào Tử Kiến thời Tam Quốc và Phan Nhạc thời nhà Tấn ở Trung Quốc, họ đều là đấng nam nhi oai hùng và có tài làm thơ.

Duyên số của Thị Kính và Thiện Sỹ được tác giả miêu tả một cách trọn vẹn qua hàng loạt các tích truyện:

Gió Đằng kể khéo đưa duyên Chàng Lưu đón dắt đến miền thiên thai

Tiếng cầm tiếng sắt bẻ bai

Tiếng chiêng tiếng chống êm tai rập rình Một đôi tài sắc vừa xinh

Đố Tăng do vẽ bức tranh nào bằng

Gió Đằng ở đây là bởi chữ Đằng Vương Các lấy tích ông Vương Bột đời Đường đi thuyền nhờ thuận gió mà chỉ một đêm tới gác vua Đằng, chỉ vận tới duyên may. Chàng Lưu tức là Lưu Thần đời Đông Hán cũng Nguyễn Triệu vào núi Thiên Thai hái thuốc, tình cờ gặp cô tiên rồi cùng kết làm vợ chồng. Tăng Do là một người thợ vẽ khéo đời xưa.

Hay khi duyên nợ không còn, hạnh phúc bị tan vỡ tác giả lại sử dụng điển Ngưu Lang - Chức Nữ trong câu thơ:

Vì đâu phút hợp phút ly Kiếp này đã dở chắc gì kiếp sau

Thiệt công ô thước bắc cầu Chàng Ngưu ả Chức giã nhau từ rày

41

Chàng Ngưu ả Chức chỉ Ngưu Lang và Chức Nữ. Chức Nữ là cháu của Trời lấy chàng chăn trâu Ngưu Lang, từ khi lấy chồng Chức Nữ sinh lười biếng việc canh cửi khiến Trời giận mới chia rẽ mỗi người một ngả lấy sông Ngân Hà để ngăn cách và chỉ cho mỗi năm gặp nhau một lần vào đêm 7/7. Chim ô thước bắc cầu cho họ gặp nhau.

Câu 312 đến câu 315 viết:

Cửa thiền dẽ lén chân vào Trông lên sư phụ vừa ngồi tụng kinh

Mưa hoa rẩy khắp bên mình Nhấp nhô đá cũng xếp quanh gật đầu

Mưa hoa là bởi chữ vũ hoa lấy tích về sư cụ Trí Nghiễm đời Đường ngồi tụng kinh ở chùa Vân Hoa, trời mưa hoa xuống rắc đầy bên mình. Tích “đá gật đầu” lấy tích học trò La Thập giảng kinh ở núi Hổ Ngưu hỏi mấy hòn đá xung quanh nghe lời ông có hợp với lòng Phật không thì mấy hòn đá đều gật đầu.

Việc sử dụng các điển cố cho thấy vốn hiểu biết sâu rộng của tác giả về Phật giáo và các tích truyện liên quan đến Phật giáo, đây là một yếu tố quan trọng làm nên thành công về mặt nghệ thuật của tác phẩm.

Tiểu kết chƣơng 3

Với sự sáng tạo nghệ thuật, tác giả đã vẽ ra một bức tranh xã hội phong kiến nhiều bất công và ngang trái, việc sử dụng thể loại truyện Nôm với hệ thống ngôn ngữ thể hiện nội dung Phật giáo, nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình mà từng nhân vật hiện lên thật ấn tượng, để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc.

42

KẾT LUẬN

Văn học Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của nền văn học dân tộc trong suốt thời kì phong kiến, chính bối cảnh lịch sử của giai đoạn đã gây cảm hứng cho nhiều tác giả sáng tác các tác phẩm mang đậm dấu ấn thời đại. Truyện Nôm Quan Âm Thị Kính cũng không ngoại lệ. Tác phẩm tuy chưa rõ tác giả sáng tác nhưng mang những giá trị sâu sắc về nội dung và nghệ thuật.Tác phẩm để lại nhiều giá trị sâu sắc cho người đọc, đi sâu nghiên cứu tác phẩm sẽ khiến người đọc càng thêm thích thú bởi sức hấp dẫn, tình tiết đặc sắc và để lại nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc bởi dung lượng lớn và giá trị nhân văn mà tác phẩm mang lại.

Tác phẩm phản ảnh nội dung về cuộc đời và con người, biểu hiện rõ nét số phận bất hạnh của con người thông qua tích truyện Phật giáo nhiều màu sắc mà tiêu biểu là người phụ nữ hồng nhan bạc mệnh trong xã hội phong kiến nhiều bất công, ngang trái. Mặc dù chịu nhiều bi kịch trong cuộc đời tiêu biểu là bi kịch trong đời sống hôn nhân và bi kịch trên con đường tu tập nhưng ở nhân vật Thị Kính vẫn toát lên những phẩm chất và nhân cách cao đẹp, đó là sự nhẫn nhục chịu đựng của Thị Kính trong mọi hoàn cảnh éo le, ngang trái. Ở trong tác phẩm này, chữ “nhẫn” được đề cao và xuyên từ đầu đến cuối câu chuyện, qua đó người đọc thấu hiểu được nét tính cách đáng khâm phục của Thị Kính, dù trong tình huống khó khăn nào thì ở Thị Kính vẫn hiện lên thật đẹp từ ngoại hình cho đến tính cách.Quan trọng hơn nữa, điều đặc biệt ở tác phẩm là sự lí giải số phận con người bằng tư tưởng Phật giáo tiến bộ với tính nhân văn sâu sắc.Sự gặp gỡ giữa Đạo và Đời là một trong những mặt nổi bật trong phần nội dung của tích truyện này, gây cho người đọc nhiều sự rung cảm trong việc đi sâu khai thác tác phẩm.

Để làm nên thành công về mặt nội dung thì không thể thiếu các yêu tố nghệ thuật, tác phẩm sử dụng nhiều yếu tố nghệ thuật đặc sắc như sử dụng

43

thành công thể loại truyện Nôm khiến cho kết cấu câu chuyện trở nê chặt chẽ, các sự kiện được nối kết một cách rõ ràng và hợp lí,nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình tiêu biểu đó là xây dựng nhân vật Thị Kính - nhân vật trung tâm của tác phẩm, nàng hiện lên với số phận nghiệt ngã và bất hạnh nhưng vẫn giữ được những phẩm chất cao quý, sử dụng yếu tố ngôn ngữ một cách sáng tạo và tài tình tiêu biểu là hệ thống ngôn ngữ thể hiện nội dung Phật giáo và nghệ thuật sử dụng điển cố sáng tạo, …tất cả nhằm diễn tả nội dung sâu sắc và ý nghĩa từ đó thấy được sức sáng tạo tài tình của tác giả trong việc quan sát tìm hiểu với tư tưởng thẩm mỹ cao đẹp.Đây có thể coi là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất trong nền văn học thời trung đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung bởi những giá trị của tác phẩm sẽ còn mãi cho hôm nay và đến tận mai sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Tp Hồ Chí Minh. 2. Đỗ Tuấn Anh (2006), Đỗ Trọng Dư với truyện Quan Âm Thị Kính và Âm chất giải âm, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

3. Lại Nguyên Ân (2001), Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX, NXB Đại Học Quốc gia Hà Nội.

4. Nguyễn Huệ Chi, Đỗ Đức Hiếu, Trần Hữu Tá (2004), Từ điển văn học, NXB Thế giới, Hà Nội.

5. Thiều Chửu (2003), Giải thích truyện Quan Âm Thị Kính, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

6. Nguyễn Du, Truyện Kiều, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

7. Lê Anh Dũng (1994), Con đường tam giáo Việt Nam, NXB Tp Hồ Chí Minh.

8. Mạc Đường (1993), Vấn đề Phật giáo trong sự phát triển Việt Nam hiện đại, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam.

9. Dương Quảng Hàm (1968), Việt Nam thi văn hợp tuyển, Trung tâm học liệu xuất bản, Sài Gòn.

10. Nguyễn Thị Việt Hằng (2015), “Hệ thống ngôn từ diễn tả nội dung Phật giáo trong tác phẩm Quan Âm Thị Kính”, Tạp chí Từ điển và bách khoa thư Việt Nam, Hà Nội.

11. Nguyễn Duy Hinh (1999), Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, NXB KHXH. 12. Đinh Xuân Hội (1929), Quan Âm Thị Kính truyện dẫn giải, NXB Tân Dân Thư Quán.

13. Nguyễn Lang (2010), Việt Nam Phật giáo sử luận, (Tập I, II, III), NXB Văn học, Hà Nội.

15. Đoàn Ánh Loan (2003), Điển cố và nghệ thuật sử dụng điển cố, NXB Đại học Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh.

16. Nguyễn Công Lý ( 2002), Văn học Phật giáo thời Lý – Trần: diện mạo và đặc điểm, NXB Đại học Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh.

17. Phan Ngọc (1994), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

18. Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Quốc học tùng thư, Sài Gòn.

19. Nhiều tác giả (1999), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX, NXB Giáo dục.

20. Trịnh Vân Thanh (1967), Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển, NXB Hồn thiêng, Sài Gòn.

21. Lê Mạnh Thát (2006), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.

22. Lê Mạnh Thát (2006), Tổng hợp văn học Phật giáo Việt Nam, NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.

23. Trần Ngọc Thêm (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục. 24.Thích Mật Thể (1960), Việt Nam Phật Giáo sử lược, Huế.

25. Nguyễn Đăng Thục (1974), Phật giáo Viê ̣t Nam, NXB Mặt Đất, Sài Gòn. 26. Nguyễn Tài Thư (1986), Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, Viện Triết học xuất bản, Hà Nội.

27. Nguyễn Tài Thư (1988), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, NXB Khoa học xã hội. 28. Nguyễn Tài Thư (1990), “Lịch sử Phật giáo Việt Nam, một quyển sách cần duyệt xét lại” đăng trên Báo “Giác ngộ” (phần đầu), Tạp chí Triết học ( số 2). 29. Nguyễn Tài Thư (1990), “Lịch sử Phật giáo Việt Nam, một quyển sách cần duyệt xét lại” đăng trên Báo “Giác ngộ” (phần hai), Tạp chí Triết học ( số 3).

30. Nguyễn Tài Thư (1993), “Phật giáo và sự hình thành nhân cách con người Việt Nam”, Tạp chíTriết học ( số 4).

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện nôm quan âm thị kính (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)