Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trường ĐHNL

Một phần của tài liệu Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tỷ lệ 1 2000 từ dữ liệu viễn thám do Google Satellite cung cấp. (Trang 43)

4.3.4.1. Biên tập dữ liệu không gian

Số hóa bản đồ là quá trình vẽ lại bản đồ giấy trên máy tính nhằm tạo một bản vẽ dạng số (digital format) của bản đồ đó.

Số hóa là cách nhập dữ liệu không gian, nó ghi nhận tọa độ địa lý của các đối tượng trên mặt đất, lưu trữ dưới dạng số để có thể xử lý trên máy tính.

Để số hóa bản đồ trong Mapinfo, ta sử dụng các công cụ trên thanh công cụ Drawing.

Tùy theo đối tượng muốn số hóa là điểm, đường hay đa giác mà ta

chọn biểu tượng tương ứng trên thanh công cụ

Drawing. Tính chất của các đối tượng này (kích cỡ, màu sắc, kiểu dạng,…) được xác định với các biểu tượng trong cửa sổ hay trong

Bảng 4.4: Các kiểu đối tượng trong Mapinfo Kiểu đối tượng Biểu tượng

công cụ Phím tắt Menu

Point/symbol Alt+F8 Option>Symbol Style Line/polyline Shift+F8 Option>Line Style Area/region Ctrl+F8 Option>Region Style Text F8 Option>Text Style

a. Biên tập các đối tượng dạng điểm (Point)

Đối tượng điểm (Point): thể hiện các đối tượng chiếm diện tích nhỏ nhưng là thông tin rất quan trọng không thể thiếu như; trụ sở cơ quan, các công trình xây dựng, cầu cống...

Đối tượng kiểu điểm trong Mapinfo được mặc định là ngôi sao màu đen, cỡ 12. Trong hộp thoại Symbol Style có 11 bộ kiểu biểu tượng cho phép người dùng chọn. Tên các bộ biểu tượng của mapinfo bắt đầu bằng chữ

Mapinfo trong ô Font và kiểu biểu tượng trong ô Symbol.

b. Biên tập đối tượng dạng đường (Line)

Đối tượng dạng đường (Line): thể hiện các đối tượng không khép kín hình học, chúng có thể là các đường thẳng, các đường gấp khúc và các cung, ví dụ như: địa giới hành chính, đường giao thông, sông, suối...

Số hóa lớp ranh giới trường ĐHNL:

Đánh dấu chọn ô chỉnh sửa ở hàng DHNL_Line trên hộp thoại Layer Control.

Sử dụng công cụ vẽ đường gấp khúc (Polyline Tool) rồi di chuyển

chuột sang cửa sổ bản đồ đang mở, và vẽ đường ranh giới trường ĐHNL. Khi vẽ hết đường ranh giới của trường ĐHNL ta thu được kết quả như hình dưới đây:

Hình 4.8: Ranh gii trường ĐHNL Thái Nguyên

Biên tập lớp Giao thông trường ĐHNL:

Trong hộp thoại Layer Control ta lựa chọn chỉnh sửa lớp DHNL_Giaothong.

Ta có thể số hóa lớp giao thông bằng cách tạo vùng đệm (Buffer) cho đối tượng.

Tùy theo chiều rộng của đường mà tạo Buffer có kích thước khác nhau. Trước hết ta dùng công cụ vẽ đường gấp khúc để số hóa theo đường giao thông. Dùng công cụ Select chọn đường ta vừa vẽ, sau đó vào Object >

+ Value: giá trị bề rộng vùng đệm, phụ thuộc vào Units (đơn vị) ở dưới

+ From Column: có thể khai báo giá trị bề rộng là giái trị của một cột nào

đó của lớp dữ liệu. Sử dụng trong trường hợp giá trị của Value thay đổi theo từng đối tượng

+ Units: có thể là km,cm,m,mm,…

+ Smoothness (sự phẳng liền): nhập số đoạn tạo nên một vòng tròn. Số đoạn

càng nhiều thì đường ranh giới của vòng đệm càng phẳng liền (ít gãy khúc). Số đoạn mặc định là 12.

+ One buffer for all objects: tạo ra vùng đệm chung.

+ One buffer for each object: tạo ra 1 vùng đệm cho mỗi đưới tượng (có thể

nhiều vùng đệm được tạo ra).

Hình 4.9: Hp thoi Buffer Objects

Vì độ rộng của từng đoạn đường giao thông là khác nhau nên với mỗi đoạn đường rộng, hẹp khác nhau khi số hóa ta chọn giá trị bề rộng vùng đệm là khác nhau.

Kết quả thu được sau khi số hóa xong hệ thống đường giao thông trường ĐHNL thông qua hình dưới đây:

Hình 4.10: Giao thông trường ĐHNL Thái Nguyên

c. Biên tập các đối tượng dạng vùng (Polygon)

•Các đối tượng dạng vùng (Polygon): là những đối tượng khép kín, có diện tích nhất định, chúng có thể là các thửa đất, hồ nước, đường giao thông,...

•Chọn Option > Region Style hay chọn biểu tượng trên thanh công cụ Drawing. Sau đó chọn kiểu tô màu cho phù hợp với vùng đó.

•Để số hóa các đối tượng tiếp giáp nhau cũng chung một ranh giới, nên sử dụng khả năng bắt điểm (snap to node) – hoặc nhấn S, T (auto Strace) để tắt, mở khả năng này.

Hình 4.11: Hp thoi Region Style

Trog trường hợp không có màu chọn đúng theo quy phạm, ta có thể chọn ô ở cuối bảng màu. Lúc này hộp thoại Pick Color xuất hiện cho phép ta phối màu theo những màu được quy định trong bộ ký hiệu do Bộ TNMT quy định ăm 2007.

Biên tập lớp Sông suối:

Đánh dấu chọn chỉnh sửa vào lớp DHNL_suoi. Trong hộp thoại Region Style ta chọn kiểu đường và màu cho phù hợp.

Chọn công cụ vẽ vùng (Polygon) để số hóa các đối tượng là sông suối, ao hồ và đất nuôi trồng thủy sản.

Hình 4.13: S hóa đất nuôi trng thy sn

Sau khi số hóa xong các đối tượng thủy văn: sông, suối, ao, hồ, đất nuôi trồng thủy sản,… thu được kết quả sau đây:

Biên tập lớp Loại đất hiện trạng:

Trong hộp thoại Layer Control ta lựa chọn chỉnh sửa lớp DHNL_Loaidat_Hientrang.

Chọn công cụ vẽ vùng để vẽ các thửa đất, khoanh đất. Cách vẽ tương tự như cách vẽ đường chỉ khác vùng là một đường khép kín nên khi vẽ gần đến điểm bắt đầu thì ta chọn lệnh bắt điểm tự động đường vẽ sẽ tự động khép kín lại tạo thành 1 vùng.

Với những loại đất khác nhau ta lựa chọn màu vẽ khác nhau bằng cách: + Chọn đối tượng cần thay đổi thuộc tính.

+ Chọn biểu tượng Region Style trên thanh công cụ Drawing. Ta chọn màu và kiểu đường cho phù hợp với từng loại đất.

Bảng 4.5: Một số mã màu hiện trạng sử dụng đất

màu Mã đất Loại đất hiện trạng

2O ONT Đất ở tại nông thôn 17B CLN Đất trồng cây lâu năm 17A DLN Đất trồng lúa nước

17D BHK Đất trồng cây hàng năm khác 17C RST Đất trồng rừng sản xuất 3H LNQ Đất trồng cây ăn quả lâu năm 5D TSC Đất trụ sở, công trình sự nghiệp 3J TSN Đất nuôi trồng thủy sản

5H CCC Đất hoa viên cây cảnh

4D DGD Đất giáo dục

5N DTT Đất thể thao

Ví dụ: Tô màu cho loại đất trồng lúa nước (DLN) thì ta chọn thửa đất cần tô màu. Chọn màu thích hợp (màu 17A) ta thu được kết quả sau đây:

Hình 4.15: Tha đất đã được tô màu

Trong quá trình số hóa không thể tránh khỏi những lỗi do chờm vùng, các vùng không khép kín.Với hai hay nhiều đối tượng chờm lên nhau, ta chọn một (hay nhiều) đối tượng làm chuẩn (bắt buộc là kiểu đa giác) mà chúng ta muốn xóa.

- Objects > Set Target (Ctrl+T) sau đó chọn một (hay nhiều) đối tượng

có vùng chờm lên đối tượng chuẩn vào Objects > Erase

Hình 4.16: Xóa vùng đối tượng chm lên nhau

Với nhiều thửa đất cùng mục đích sử dụng ta có thể dùng lệnh gộp (Combine).

Chọn hai hay nhiều đối tượng kề nhau có cùng mục đích sử dụng, chọn

Hình 4.17: Gp các tha đất (Combine)

Sau quá trình số hóa các thửa đất theo hiện trạng sử dụng đất ta được kết quả như hình dưới đây:

Hình 4.18: Loi đất hin trng trường ĐHNL

d. Biên tập các đối tượng dạng ký tự (Text)

Đối tượng kiểu chữ (Text): thể hiện các đối tượng không phải là địa lý của bản đồ như nhãn, tiêu đề, ghi chú...

Mapinfo cho phép gõ chữ trực tiếp lên cửa sổ bản đồ bằng nút lệnh Text

Button trên thanh công cụ Drawing. Chữ trên cửa sổ bản đồ trong

Mapinfo được coi như đối tượng. Số ký tự tối đa cho một đối tượng kiểu ký tự là 256.

Ta có thể nhập văn bản với kiểu chữ, kích cỡ, màu sắc và độ nghiêng tùy chọn tại một vị trí bất kỳ trong hộp thoại Text Style.

Hình 4.19: Hp thoi Text Style

Biên tập lớp dữ liệu Text

Trong hộp thoại Layer Control ta lựa chọn chỉnh sửa lớp DHNL_Text. Ta chọn lệnh Text Button trên thanh công cụ Drawing rồi di chuyển con trỏ chuột lên cửa sổ màn hình đến vị trí cần số hóa kiểu chữ.

Trước khi ghi nội dung cần lưu ý chọn bảng mã TCVN3 (ABC) và bộ Fonts tiếng Việt.

Trong hộp thoại Text Style có các nội dung chính như sau:

-Ô Font: chọn kiểu chữ, bên cạnh là ô cho phép chọn cỡ chữ.

-Text Color: Chọn màu của chữ.

-Background: Chọn màu nền cho đối tượng ký tự. None: không

màu; Halo: vẽ viền trắng xung quanh chữ; Box: vẽ một khung chữ nhật

xung quanh chữ.

-Effects: cho phép định dạng các hiệu ứng khác nhau cho ký tự: Bold (chữ đậm), Underline (gạch dưới), Shadow (đổ bóng), Italic (chữ nghiêng),

All Caps (viết hoa toàn bộ) và Expanded (kéo dãn chữ).

Đối tượng kiểu chữ trên bản đồ thể hiện: tên bản đồ, mã các loại đất hiện trạng (TSN, DLN,RST,…), địa danh (giảng đường A,B,C,D; văn phòng các khoa,…), tên xã giáp ranh,…

Sau khi số hóa xong các lớp dữ liệu, ta chọn lệnh hiển thị tất cả các lớp thông tin bản đồ. Kết quả nhận được như hình vẽ dưới đây:

Hình 4.20: Hình nh hin th các lp d liu hoàn chnh

e. Tạo chú dẫn

Chú dẫn là phần giải nghĩa rõ thêm cho các biểu tượng, kiểu đường, kiều vùng… được trình bày trên bản đồ. Phần chú dẫn (chú giải) của bản đồ được đặt trong lớp khung bản đồ.

Sử dụng công cụ tạo vùng hình chữ nhật, đổ màu tương ứng với màu của các loại đất trên bản đồ. Dùng công cụ viết chữ để ghi chú thông tin tương ứng và gán nhãn cho phù hợp.

Khi hoàn thành xong phần chú dẫn thu được kết quả như sau:

Sau khi hoàn chỉnh các lớp thông tin dữ liệu ta thu được sản phẩm cuối cùng là bản đồ hiện trạng sử dụng đất trường ĐHNL Thái Nguyên năm 2013

Hình 4.22: Bn đồ hin trng s dng đất trường ĐHNL

g. Đánh giá chất lượng bản đồ

Cơ sở dữ liệu không gian đóng vai trò hết sức quan trọng, thành phần không thể thiếu trong bộ cơ sở dữ liệu. Dữ liệu không gian phải đảm bảo khoa học, chính xác và thuận lợi cho việc thao tác và sử dụng. Do đó việc kiểm tra, đánh giá là hết sức quan trọng. Sau khi kiểm tra đánh giá chất lượng bản đồ phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật cần thiết mới được đưa vào sử dụng để biên tập và nhập dữ liệu thuộc tính. Cơ sở dữ liệu không gian đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.

Hình 4.23: Cơ s d liu bn đồđảm bo kh năng truy nhp

4.3.4.2. Biên tập các dữ liệu thuộc tính

Dữ liệu thuộc tính của cơ sở dữ liệu bản đồ quản lý các thông tin về diện tích, chủ sử dụng đất, đơn vị quản lý, mục đích sử dụng hiện trạng các thửa (khoanh) đất.

Mapinfo cho phép tìm kiếm cũng như tính toán các thuộc tính trong cơ sở dữ liệu thông qua các câu lệnh khác nhau nhằm phục vụ quá trình truy vấn, tìm kiếm, tính toán và cập nhật dữ liệu một cách tiện dụng và nhanh chóng.

• Tính toán

Các thông số về diện tích nếu nhập một cách thủ công thì sẽ rất tốn thời gian. Vì vậy Mapinfo cung cấp một số hàm toán học cộng với sai số để tính ra một con số gần đúng nhất. Count (*): đếm số bản ghi trong bảng thỏa mãn điều kiện; Sum (<biểu thức>): tính tổng; Average (<biểu thức>): tính trung

bình; Max(<biểu thức>): Tính giá trị lớn nhất; Min (<biểu thức>): tính giá trị nhỏ nhất. Are(<biểu thức>): Tính diện tích.

Ví dụ: Tính diện tích cho trường Dientich: DIENTICH = Are(obj,”sq m”) Kết quả ta thu được kết quả sau đây:

Hình 4.24: Kết qu khai báo trường Dientich

• Gán thông tin cho các trường dữ liệu:

Ví dụ: Gán thông tin cho trường ChuSDdat là “ ĐHNL Thái Nguyên”

Với những mã loại đất và các trường dữ liệu khác ta cũng thực hiện khai báo tương tự như vậy.

Có thể lựa chọn cách khai báo thủ công bằng công cụ Information

Tool trên thanh công cụ.

Sau quá trình khai báo các dữ liệu cho các trường thông tin ta nhận được kết quả như hình dưới đây:

Hình 4.26: Kết qu khai báo d liu

4.3.5. Hoàn thin và in bn đồ

4.3.5.1. Hoàn thiện bản đồ

Hoàn thiện bản đồ là khâu cuối cùng trong xây dựng một cơ sở dữ liệu bản đồ hoàn chỉnh. Là bước kiểm tra, cập nhật và chỉnh lý các thông tin trong cơ sở dữ liệu bản đồ bao gồm cả cơ sở dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính.

- Cơ sở dữ liệu không gian: Kiểm tra các lớp dữ liệu; kiểm tra màu và kiểu đường của các thửa đất đúng với hiện trạng đã khảo sát.

- Cơ sở dữ liệu thuộc tính: Kiểm tra thông tin của các thửa đất, khu đất sai mục đích sử dụng, sai diện tích… để kịp thời cập nhật và chỉnh lý số liệu.

4.3.5.2. Xuất dữ liệu sang các dạng phần mềm khác

Các lớp dữ liệu trong Mapinfo có thể chuyển thành một số dạng khác như: Các Mapinfo chuyển đổi (*.mif), dạng Autocad (*.dxf), dạng văn bản (.txt) hay dạng cơ sở dữ liệu (.dbf). Chỉ hai dạng (*.mif và *.dxf) là bảo toàn được các đối tượng địa lý. Dạng *.dxf là dạng thông dụng nhất.

Chúng ta có thể lựa chọn xuất toàn bộ lớp dữ liệu hay chỉ là một số các đối tượng của lớp dữ liệu. Mapinfo sẽ tiến hành chuyển đổi tập tin theo dạng đã chọn. Dùng Microsoft Excel để mở file vừa xuất.

Hình 4.27: Hình nh thông tin các trường d liu xut sang Excel

4.3.5.3. Lưu trữ vừ in ấn bản đồ

* Thay đổi tỷ lệ xem:

Chọn công cụ phóng to (Zoom in) trên thanh công cụ Tool Palette. Xác định vùng cần phóng trên màn hình. Giữ phím con trỏ và di chuyển để xác định được vùng hình chữ nhật trên màn hình. Sau đó nhả phím con trỏ, vùng xác định được phóng vừa với cửa sổ làm việc.

* Tạo LAYOUT:

Cửa sổ Layout trong Mapinfo là một cửa sổ được định dạng theo trang cho phép kết hợp cửa sổ bản đồ, bảng dữ liệu, biểu đồ và sắp xếp các cửa sổ đó phục vụ cho việc xuất bản. Chúng ta có thể thêm vào Layout bất cứ một cửa sổ đang mở, di chuyển, thay đổi kích thước và các đối tượng chữ như tựa đề, ghi chú… để phục vụ trình bày kết quả.

Tạo LAYOUT là công việc bố trí các cửa sổ sẽ được in ra như thế nào. Sau khi tạo được LAYOUT ưng ý thì mới đưa bản đồ cần in ra máy in.

- Chọn WINDOWS > New Layout Windows hoặc F5 trên bàn phím. Hộp thoại New Layout Windows:

Hình 4.28: Hp thoi New Layout Window

+ One Frame for Window: Khi người dùng muốn đưa vào Layout chỉ

một cửa sổ.

+ Frame for all currently windows: Khi người dùng muốn đưa toàn bộ

các cửa sổ đang mở vào Layout.

+ No Frame: Khi người dùng tạo ra một Layout trống.

Thay đổi kích thước cửa sổ được in ra trong Layout bằng cách dùng con trỏ kéo dãn vùng cần in cho vừa với kích thước khổ giấy in.

Hình 4. 29: Ca s Layout

* In bản đồ:

- Lựa chọn máy in

- Thiết lập khổ giấy và hướng giấy cho phù hợp với tỷ lệ bản đồ

Một phần của tài liệu Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tỷ lệ 1 2000 từ dữ liệu viễn thám do Google Satellite cung cấp. (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)