4.3.3.1. Xây dựng dữ liệu không gian
Dữ liệu không gian là một tập hợp các lớp dữ liệu được chồng xếp lên nhau trên cơ sở hệ thống phép chiếu tọa độ. Mỗi table dữ liệu đồ họa (lưu trữ các đối tượng Graphic) có thể hiển thị trong cửa sổ bản đồ - Map Windown.
Dữ liệu không gian của bộ cơ sở dữ liệu bản đồ HTSD đất trường ĐHNL gồm các lớp: giao thông, sông suối, hiện trạng sử dụng các loại đất, text,…(theo bảng 4.2).
TT Lớp dữ liệu Giải thích
1
DHNL Google Satellite GeoTIFF
Quản lý dữ liệu ảnh nền viễn thám trường ĐHNL
2 DHNL Google Satellite Khung Quản lý dữ liệu khung bản đồ 3 DHNL_Loaidat_Hiêntrang Quản lý dữ liệu màu loại đất 4 DHNL_Suoi Quản lý dữ liệu thủy hệ, sông ngòi 5 DHNL_Giaothong
Quản lý các dữ liệu không gian đường giao thông
6 DHNL_Line Quản lý thông tin đường ranh giới 7 DHNL_Conver
Quản lý dữ liệu bản đồ HTSDD trường ĐHNL năm 2012
8 DHNL_Text
Mã loại đất theo hiện trạng sử dụng đất, các địa danh
Mọi điều khiển các lớp trên bản đồ đều được thực hiện trong hộp thoại Layer Control. Layer Control cho phép thao tác các lớp và những tính chất của chúng điều khiển thể hiện bản đồ. Những tính chất này bao gồm: cho phép thấy (visible), cho phép sửa (editable), cho phép chọn (selectable)
và tự động nhãn (auto label).
4.3.3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính
Dữ liệu thuộc tính phi không gian là những tính chất, đặc điểm riêng mà thực thể không gian cần đến để thể hiện trong hệ thống thông tin địa lý, nó đóng vai trò chú thích, chỉ dẫn và mô tả các thông tin, định lượng cho thông tin bản đồ. Dữ liệu thuộc tính thường ở dạng chữ số, văn bản, biểu đồ, đồ thị, … chúng đuợc thu thập từ các nội dung bản đồ cũ, điều tra thực địa, các số liệu điều tra cơ bản đã có. Tất cả các số liệu này đều được gán chung cho một thực thể, do đó sẽ rất hiệu quả nếu chúng ta ghi và quản lý chúng riêng. Các dữ liệu này có chung một mã khoá với thực thể mà nó gắn với. Khi cần, lần theo mã khoá đó, chúng ta sẽ nhanh chóng khôi phục lại toàn bộ dữ liệu về thực thể.
Cơ sở dữ liệu thuộc tính của hệ thống cơ sở dữ Loại đất hiện trạng Mapinfor xây dựng đảm bảo tương đối chính xác, thuận tiện, có cấu trúc phù hợp cho mục đích quản lý không gian và đúng nguyên tắc của một cơ sở dữ liệu.
4.3.3.3. Tạo bảng thuộc tính cơ sở dữ liệu
Đây là cách thiết lập bảng thuộc tính cơ sở dữ liệu mới cho hệ thống thông tin. Khi xây dựng chúng ta cần chú ý đặt tên các trường, khai báo các kiểu dữ liệu (đặc biệt là các trường khoá chung) điều này đặc biệt quan trọng sau này trong việc chúng ta liên kết các bảng dữ liệu thuộc tính với nhau để tạo cơ sở dữ liệu bản đồ thống nhất như mong muốn. Việc khai báo được được thực hiện trên cửa sổ Modify table structure.
Để tạo bảng thuộc tính cho cơ sở dữ liệu giá đất trên lớp (file) nhập thuộc tính thực hiện trên cửa sổ Mapinfor chọn Table\ Maintenance\ Table structure
Trên cửa sổ Modify table structure khai báo các trường dữ liệu cần xây dựng theo cấu trúc tại bảng 4.3
Bảng 4.3: Cấu trúc cơ sở dữ liệu thuộc tính của bộ CSDL Loại đất hiện trạng trường ĐHNL Thái Nguyên
Name (Tên trường) Type (Kiểu trường) Width (Độ rộng) Giải thích ID Character 10
Madat Character 8 Mã loại đất hiện trạng
ChuSDdat Character 30 Chủ sử dụng của thửa đất, khoanh đất
Dientich Decimal 8,2 Diện tích thửa đất, khoanh đất Donviquanly Character 30 Tên đơn vị quản lý thửa đất,
khoanh đất
HTSD Character 50 Hiện trạng sử dụng đất của thửa đất, khoanh đất
Ghichu Character 253 Các ghi chú về đối tượng quản lý
4.3.3.4. Thay đổi cấu trúc dữ liệu
Một cấu trúc dữ liệu được tạo ban đầu có thể chỉ thích hợp ở thời điểm mà chúng ta xây dựng hay tạo ra. Trong quá trình sử dụng, quản lý… có xảy ra những thay đổi nào đó mà cấu trúc dữ liệu cũ không còn phù hợp được nữa mà cần phải thay đổi. Khi đó chúng ta tiến hành thay đổi cấu tríc dữ liệu của cấu trúc dữ liệu cũ để thích hợp với thời điểm hiện tại. Chúng ta thực hiện như sau:
Vào Table > Maintenance > Table Structure, chọn lớp dữ liệu muốn
Muốn sửa đổi thêm vùng hoặc thay đổi các tính chất của một vùng đã khai báo, dịch chuyển thanh sang đến vùng này và chọn tính chất (tên, kiểu) muốn thay đổi. Có thể sắp xếp lại thứ tự các vùng với khung Up hay Down để di chuyển một vùng lên trên hay xuống dưới (lên phía trước hay lùi về sau). Cũng có thể loại bỏ vùng đánh dấu với Remove.