Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tỷ lệ 1 2000 từ dữ liệu viễn thám do Google Satellite cung cấp. (Trang 28)

3.4.1. Phương pháp thu thp s liu

- Thu thập cơ sở dữ liệu không gian: Bản đồ địa chính trường ĐH Nông Lâm, ảnh viễn thám khu vực trường ĐHNL khai thác từ Google Satellite.

- Thu thập cơ sở dữ liệu thuộc tính:

+ Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên. + Điều kiện kinh tế - xã hội.

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. + Tình hình quản lý tại khu vực nghiên cứu. - Số liệu khác có liên quan:

+ Thu thập các quyết định, quy định, tài liệu hướng dẫn thực hiện, các công trình nghiên cứu có liên quan.

+ Điều tra, khảo sát, đối chiếu thực địa nhằm xác minh độ chính xác của các tài liệu, số liệu đã thu thập được, kiểm tra kết quả xây dựng và chính xác hóa các thông tin về nội dung đã thu thập và xây dựng được.

3.4.2. Phương pháp xây dng cơ s d liu bn đồ

- Khai thác ảnh viễn thám khu vực Trường ĐHNL Thái Nguyên bằng modul MapperG

- Biên tập, xây dựng bản đồ bằng phần mềm Mapinfo

3.4.3. Phương pháp thng kê, x lý s liu

Sử dụng phần mềm Mapinfo v10.5 phân tích, chồng ghép, chia tách thông tin và phân tích mối quan hệ không gian của các đối tượng.

3.4.4. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến các chuyên gia trong các lĩnh vực GIS, GPS, quản lý tài nguyên đất và xây dựng bản đồ

3.4.5. Phương pháp đo GPS

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát về khu vực nghiên cứu

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên có diện tích 102,85 ha, thuộc địa bàn xã Quyết Thắng nằm ở phía tây thành phố Thái Nguyên. Vị trí tiếp giáp của trường như sau:

- Phía Bắc giáp phường Quán Triều và xã Phúc Hà. - Phía Đông giáp khu dân cư Đại học Nông Lâm. - Phía Nam giáp phường Tân Thịnh và xã Thịnh Đán. - Phía Tây giáp xã Phúc Hà thành phố Thái Nguyên.

4.1.1.2. Địa hình

Địa hình của trường Đại học Nông Lâm mang nhiều đặc điểm của vùng trung du miền núi phía Bắc, bao gồm nhiều đồi bát úp xen kẽ với các cánh đồng có diện tích nhỏ. Phía đông của trường chủ yếu là các đồi gò có độ dốc nhỏ, là nơi phân bố các công trình xây dựng cơ bản phục vụ cho việc học tập ăn ở và sinh hoạt của học sinh sinh viên, là nơi làm việc của cán bộ công nhân viên trong trường. Phía Bắc của trường là những cánh đồng nhỏ. Phía Tây là những đồi trồng cây lâm nghiệp và cây công nghiệp lâu năm xen kẽ là những hồ ao thuỷ lợi kết hợp nuôi trồng thuỷ sản. Đây là điều kiện rất thuận lợi phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập của sinh viên trong toàn trường.

4.1.1.3. Khí hậu thuỷ văn

Nằm trong địa bàn thành phố Thái Nguyên, trường Đại học Nông Lâm mang đặc điểm chung của khí hậu vùng trung du miền núi phía Bắc, hàng năm chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

Nhìn chung điều kiện khí hậu phù hợp cho việc bố trí nhiều lọai cây trồng thích ứng với đặc điểm chung của vùng trung du miền núi phía Bắc, đó là điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ cho các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc.

4.1.2. Hin trng phát trin ca khu vc nghiên cu

4.1.2.1. Nguồn nhân lực

Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên hiện nay có đội ngũ cán bộ, các nhà khoa học có trình độ cao: trường có khoảng 270 cán bộ giảng dạy, trong đó có 4 Giáo sư, 18 Phó Giáo sư, 56 tiến sĩ, còn lại thạc sĩ và kĩ sư, cử nhân. Hàng năm trường đào tạo hàng trăm kỹ sư và cử nhân, cán bộ chuyên môn với các ngành: Địa chính, Trồng trọt, Chăn nuôi thú y, Sư phạm kỹ thuật, Khoa học Môi trường, Quản lý Tài nguyên, Khuyến nông, Phát triển nông thôn, Lâm nghiệp... đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong công cuộc CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn, đã có nhiều sinh viên của trường hiện nay đang giữ các chức vụ chủ chốt ở nhiều tỉnh thành trong cả nước.

4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng a. Xây dựng cơ bản

Diện tích đất xây dựng cơ bản chiếm tỷ lệ lớn trong đất chuyên dùng. Nhìn chung các công trình xây dựng cơ bản đều đã được xây dựng khang trang, kiên cố đáp ứng tốt nhu cầu học tập và sinh hoạt của sinh viên trong nhà trường. Các công trình xây dựng bao gồm:

- Khu giảng đường gồm: 2 nhà 5 tầng, các khu giảng đường khác với gần 60 phòng học có đầy đủ tiện nghi. Các khu làm việc hầu hết là nhà kiên cố. Ký túc xá được xây dựng khép kín đảm bảo sinh hoạt cho sinh viên.

- Khu Hiệu Bộ gồm 3 dãy nhà 2 tầng xây dựng khang trang với đầy đủ các phòng họp và phòng làm việc của Ban giám hiệu nhà trường.

- Các khoa của trường đều có khuôn viên riêng, tất cả các khoa đều được xây dựng kiên cố.

- Ngoài ra còn có trung tâm thực hành thực tập, thư viện, nhà khách, Trung tâm liên kết đào tạo quốc tế, khu dịch vụ...

b. Thuỷ lợi

Với tổng diện tích đất thuỷ lợi là 7,70 ha và một con suối chảy qua đã cung cấp được đầy đủ nước tưới cho việc canh tác trồng trọt của trường. Trường có 3 trạm bơm và hệ thống kênh mương một phần đã được kiên cố.

4.2. Hiện trạng sử dụng đất trường ĐHNL

4.2.1. Hin trng s dng đất

- Trong hơn 40 năm xây dựng và phát triển, trường Đại học Nông Lâm đã có nhiều biến động về diện tích sử dụng và quy mô xây dựng. Diện tích đất của nhà trường đã được cắt chuyển một phần cho Trung Tâm Giáo dục Quốc phòng, một phần dành cho đường Tránh thành phố. Hiện tại, nhà trường chưa có quy hoạch ổn định, lâu dài cho các mục đích sử dụng. Bên cạnh đó, còn có sự đan xen các công trình quy hoạch chung của đại học Thái Nguyên trên địa bàn của nhà trường làm cho công tác quản lý chưa được đồng bộ, thống nhất.

- Một phần diện tích tự nhiên khá lớn của nhà trường thuộc khu Trung tâm Thực hành - Thực nghiệm hiện tại chỉ được cấp giấy chứng nhận bìa xanh (quyền sử dụng đất 30 năm) cho nên không được phép xây dựng các công trình kiên cố.

Vì vậy, trước yêu cầu của sự đổi mới, xây dựng chiến lược và tầm nhìn dài hạn để phát triển toàn diện nhà trường, cần xác định rõ nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích: xây dựng nhà ký túc xá, giảng đường, hội trường, nhà điều hành, phát triển hạ tầng và quy hoạch cảnh quan, khu thực nghiệm, rèn nghề cho sinh viên…là vấn đề hết sức cần thiết.

Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên có tổng diện tích đất được giao đến năm 2013 là 102.85 ha trong đó có 97.5 ha diện tích đất đã được sử dụng vào mục đích xây dựng giảng đường, nhà làm việc, thư viện phòng đọc, nhà ký túc xá, sân chơi/sân vận động …

Hiện tại các khu vực giảng đường A, B, D; nhà khách, nhà thi đấu, khu văn phòng khoa Tài nguyên Môi trường, khu văn phòng khoa Nông học, Viện khoa học sự sống và các trại thực nghiệm, khu thực tập đã được xây dựng và đưa vào sử dụng trên khu vực này được thể hiện như sau:

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất trường Đại học Nông Lâm năm 2013 Loại đất Diện tích (m2) Cơ cấu (%) Tổng diện tích 1.028.500 100 Đất công trình xây dựng 20.192 1,96 Giảng đường 2.678,7 0,26 - Giảng đường A 636,6 0,06 - Giảng đường B 830 0,08 - Giảng đường C 421,5 0,04 - Giảng đường D 790,6 0,08 Văn phòng khoa 2.515,3 0,24

- Khoa cơ bản và Khoa TNMT 302,5 0,03

- Khoa Lâm nghiệp 393 0,04

- Khoa CNTY 382,5 0,04

- Khoa SPKT và Khoa PTNT 388 0,04

- Khoa Nông Học 382,5 0,04

- Viện khoa học và sự sống 303,5 0,03

- Trung tâm tin học và ngoại ngữ 361,3 0,04

Khu hiệu bộ 15.000 1,46

Đất thể thao 16.693,6 1,62

- Nhà thi đấu 4.654,6 0,45

- Sân Tennis 2.600 0,25

- Sân bóng nhân tạo 2.970 0,29

- Sân bóng 2 5.827 0,57 - Sân patin 642 0,06 Đất ký túc xá 62.548,43 6,08 - Ký túc xá A 6.807 0,66 - Ký túc xá B 7.670 0,75 - Ký túc xá K 48.071,43 4,67

Đất thực hành thực nghiệm 174.768,12 16,99

- Phòng thí nghiệm khoa cơ bản + TNMT 311 0,03

- Khu trồng cây TN (khoa NH) 7.736,57 0,75

- Vườn cây NH 3.000 0,29

- Nhà lưới (khoa NH) 1.660,47 0,16

- Ao (khoa CNTY) 14.503,76 1,41

- Trại lợn mới (khoa CNTY) 1.578 0,15

- Trại gà (khoa CNTY) 900 0,09

- Khu vườn giống cây đầu dòng (khoa LN) 30.000 2,92

- Khu khảo ngiệm giống (khoa LN) 13.000 1,26

- Khu rừng giống xoan (khoa LN) 35.000 3,40

- Khu rừng giống keo (khoa LN) 52.000 5,06

- Khu trồng chè (khoa LN) 13.798,32 1,34

- Nhà nuôi cấy mô tế bào (2 tầng) (khoa LN) 250 0,02

- Nhà lưới (khoa NH) 500 0,05

- Nhà kho (khoa LN) 80 0,01

- Nhà đóng bầu (khoa LN) 150 0,01

- Nhà quản lý bảo vệ (khoa LN) 50 0,00

- Khu nuôi cấy mô tế bào (viện KHSS) 250 0,02

Trung tâm Lâm nghiệp 15.000 1,46

Trung tâm Thủy sản 40.178 3,91

Đất tập thể 2.638,91 0,26

- Khu tập thể (khoa NH) 1.571,91 0,15

- Nhà tập thể gần trại lợn (khoa CNTY) 60 0,01

- Nhà khách 595 0,06

- Trường mầm non 272 0,03

- Khu tập thể (cổng trường) 140 0,01

Đất giao thông 63.900 6,21

Đất khác 628.853,74 34,84

- Đất trồng rừng 358.378,73 24,10

- Đất trồng cây lâu năm 247.832,91 2,20

- Đất nuôi trồng thủy sản 22.642,1 1,96

Nguồn: Số liệu đo đạc, Số liệu điều tra, www.http://tuaf.edu.vn

Nhận xét chung

Trải qua từng giai đoạn, từng thời kỳ, đất đai Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn. Tiềm năng về đất đai của trường vẫn có thể khai thác triệt để để đưa vào sử dụng, nhưng đòi hỏi phải có các chính sách đầu tư, hỗ trợ về vốn, các phương án quy hoạch khả thi bám sát với điều kiện thực tế và mục tiêu phát triển của nhà trường.

Tích cực:

+ Đã sử dụng quỹ đất được giao cho mục đích học tập và nghiên cứu. + Các công trình trên đất đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường cho khoa và nhà trường:

- Về kinh tế: Các sản phẩm từ trại thực nghiệm (như: cây giống, hoa màu từ các vụ...), trại chăn nuôi (như: lợn, gà, hươu, nhím,...), được thị trường chấp nhận mang lại thu nhập thêm cho khoa.

- Về xã hội: Các khu nghiên cứu không chỉ giúp cho sinh viên tìm hiểu thêm kiến thức mà còn rèn luyện cho sinh viên các kĩ năng nghề nghiệp.

- Về môi trường: Đưa các diện tích đất trống vào sử dụng tránh tình trạng xói mòn đất, tăng độ che phủ đất.

Tiêu cực

- Diện tích đất trống xung quanh các văn phòng khoa vẫn chưa có kế hoạch sử dụng.

-Đất trống tại văn phòng khoa được tận dụng làm nơi chứa rác nhưng không có hố chôn lấp cũng như các quy trình xử lý gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

-Đất trong khu thực hành, thực nghiệm chưa được sử dụng vào mục đích nhất định.

4.2.2. Công tác qun lý nhà nước vđất đai

Ngày 12 tháng 8 năm 2008 nhà trường được cấp giấy CNQSDĐ với tổng diện tích là 102,85 ha. Bao gồm 4 loại đất theo quy định của Luật đất đai. Trong đó đất nông nghiệp là 67 ha chiếm 53,54% cơ cấu diện tích đất, đất chuyên dùng có 33,69 ha chiếm 26,92% ngoài ra còn có đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng khác.

•Tình hình triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003

- Công bố phổ biến các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003.

- Công tác quy hoạch, kế hoạch được thực hiện theo quy định của Luật và các văn bản dưới Luật.

- Việc sử dụng đất, giao đất đúng theo quy hoạch và kế hoạch, quy định của nhà nước.

•Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xây dựng dựa trên các văn bản:

- Quy hoạch tổng thể xây dựng đại học thái nguyên giai đoạn 2007-2020 - Quy hoạch phát triển trường đại học nông lâm giai đoạn 2005-2015và định hướng phát triển đến năm 2020

•Công tác giao đất

- Theo quy định của Luật đất đai.

- Thực hiện giao đất cho các khoa tự quản lý và sử dụng đồng thời các khoa sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết để quản lý việc sử dụng.

•Công tác đo đạc, xây dựng bản đồ địa chính

Thành lập bản đồ địa chính và công tác kiểm kê thống kê đất đai được thực hiện trên phạm vi trường

Nhận xét chung:

Mặt mạnh

- Thực hiện các cuộc thanh kiểm tra về việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất đã được các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

- Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được thực hiện đúng theo luật đất đai bảo đảm đủ quỹ đất cho phát triển.

Mặt yếu

- Công tác giám sát, kiểm tra việc sử dụng đất vẫn còn yếu kém.

- Lập quy hoạch, kế hoạch chưa sát với yêu cầu ngoài thực địa, chưa tận dụng được hết hiệu quả của đất gây nên tình trạng đất còn để trống.

- Các diện tích đất đã chuyển đổi mục đích sử dụng chưa được thay đổi trên bản đồ gây khó khăn cho công tác xây dựng phương án quy hoạch.

4.3. Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ dữ liệu ảnh viễn thám

4.3.1. Khai thác d liu nh vin thám t Google Satlellite

Để khai thác dữ liệu ảnh viễn thám, đề tài sử dụng modul MapperG. Đây là một chương trình được chạy trên nền phần mềm Mapinfo, do tích hợp ngay trên nền phần mềm Mapinfo nên MapperG cho phép chồng ghép dữ liệu ranh giới khu vực trường ĐHNL lên trên những hình ảnh có độ phân giải cao từ Google Satlellite.

Quá trình này gồm 3 bước:

a) Chuẩn bị dữ liệu nền để xác định khu vực cần khai thác (hình 4.1)

b) Xác định khu vực cần khai thác hình ảnh (hình 4.2)

Hình 4.2: Xác định khu vc khai thác d liu nh

c) Khai thác dữ liệu (hình 4.3)

Sau khi thực hiện quá trình khai thác dữ liệu, kết quả thu được là dữ liệu ảnh viễn thám khu vực trường ĐHNL (hình 4.3)

4.3.2. Hiu chnh nh

Điều chỉnh độ sáng và tương phản ảnh giúp người xử lý dễ dàng xem ảnh raster. Khi chồng thêm các thông tin lên ảnh raster, rất khó khăn khi nhận dạng những đường của ảnh raster là tương ứng các đường trên lớp vector chồng lên. Điều chỉnh độ tương phản và độ sáng giúp cho dễ dàng phân biệt các lớp khác nhau hơn.

Hình 4.4: Hiu chnh độ sáng ca nh

4.3.3. Xây dng và chun hóa d liu

4.3.3.1. Xây dựng dữ liệu không gian

Dữ liệu không gian là một tập hợp các lớp dữ liệu được chồng xếp lên nhau trên cơ sở hệ thống phép chiếu tọa độ. Mỗi table dữ liệu đồ họa (lưu trữ các đối tượng Graphic) có thể hiển thị trong cửa sổ bản đồ - Map Windown.

Dữ liệu không gian của bộ cơ sở dữ liệu bản đồ HTSD đất trường ĐHNL gồm các lớp: giao thông, sông suối, hiện trạng sử dụng các loại đất, text,…(theo bảng 4.2).

TT Lớp dữ liệu Giải thích

1

DHNL Google Satellite GeoTIFF

Quản lý dữ liệu ảnh nền viễn thám trường ĐHNL

2 DHNL Google Satellite Khung Quản lý dữ liệu khung bản đồ

Một phần của tài liệu Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tỷ lệ 1 2000 từ dữ liệu viễn thám do Google Satellite cung cấp. (Trang 28)