0
Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Bẫy thanh khoản:

Một phần của tài liệu CỤC DỮ TRỮ LIÊN BANG HOA KỲ VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008 (Trang 35 -35 )

3. Phản ứng của Fed đối với Khủng hoảng tài chính 2008:

3.3.4 Bẫy thanh khoản:

Bẫy tiền mặt (Bẫy thanh khoản) theo định nghĩa trong kinh tế học là tình huống mà trong đó việc tăng cung tiền không dẫn tới việc giảm lãi suất mà đơn thuần chỉ dẫn đến việc tăng số dư tiền nhàn rỗi; độ co giãn cầu về tiền đối với lãi suất trở thành vô hạn.

Về mặt lý thuyết, bẫy thanh khoản là trường hợp lãi suất danh nghĩa đã xuống quá thấp (gần 0%), cộng với lạm phát âm khiến tiền mặt trở thành một công cụ tài chính hấp dẫn. Do vậy mọi cố gắng của ngân hàng trung ương nới lỏng chính sách tiền tệ để kích thích đầu tư và tiêu dùng đều không có tác dụng. Tiền mặt được bơm thêm vào hệ thống tài chính sẽ nằm yên trong các tài khoản ngân hàng thay vì được đem đi đầu tư. Tệ hại hơn, nhà đầu tư có thể sẽ chuyển số tiền mặt này ra nước ngoài để mua tài sản với lợi tức cao hơn, càng làm chậm quá trình mở rộng tín dụng mà ngân hàng trung ương cố gắng đạt được. Hậu quả là đầu tư tư nhân khó có thể được thúc đẩy vì ngân hàng không huy động được tiền gửi thì cũng không thể cho xí nghiệp vay và chứng khoán không bán được thì xí nghiệp cũng không huy động được vốn. Chính sách tiền tệ trở nên bất lực trong việc thúc đẩy đầu tư tư nhân và do đó là bất lực trong kích thích tổng cầu. Trong khi đó, chính sách tài khóa lúc thường vốn không phát huy được hiệu lực đầy đủ do hiện

tượng lấn át thì lúc này lại phát huy đầy đủ hiệu lực do hiện tượng lấn át không còn (vì lãi suất thấp).

Một số học giả kinh tế mà đại diện là Paul Krugman cho rằng kinh tế Nhật Bản sở dĩ trải qua thập kỷ mất mát chính là vì mắc vào cái bẫy thanh khoản. Để cứu nền kinh tế thoát khỏi tình trạng suy thoái do bong bóng bất động sản vỡ đầu thập niên 1990, Ngân hàng Nhật Bản đã nhiều lần hạ lãi suất và trần trừ nâng lãi suất, để rồi đi tới thực hiện chính sách vẫn được gọi là "chính sách lãi suất zero". Đầu tư tư nhân của Nhật Bản rơi vào tình trạng trì trệ suốt nhiều năm, và kinh tế Nhật Bản cũng trì trệ kéo dài cả thập kỷ. Sau đó, nhờ xuất khẩu hồi phục, nhờ thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng về mặt lượng (tăng trực tiếp lượng tiền cơ sở), nhờ thực hiện chính sách tài chính (nhiều lần thực hiện các gói biện pháp tổng hợp để kích cầu), kinh tế Nhật Bản cuối cùng cũng cơ bản thoát khỏi suy thoái từ năm 2002.

Đối với nền kinh tế Hoa Kỳ, lãi suất cho vay hiện nay của Fed đang ở mức 0 - 0,25%, giảm phát cũng là vấn đề hiện thực. Đó là những cơ sở để bẫy thanh khoản xảy ra. Vậy phải chăng Hoa Kỳ đang vướng phải bẫy thanh khoản?

Tại thời điểm cuộc khủng hoảng bùng nổ vào tháng 10 năm 2008, nhìn vào bảng cân đối của Fed cho thấy Mỹ gần như đã rơi vào bẫy thanh khoản: mức độ tăng của dự trữ tiền mặt của ngân hàng gần như bằng đúng với tăng trưởng base money cơ sở tiền tệ. Nghĩa là tất cả các công cụ tiền tệ của Fed (repos, discount window, TAF, PDCF,…) chỉ làm tăng cash giữ trong các ngân hàng chứ không làm tăng tín dụng.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế của Hoa Kỳ như Krugman cũng như chủ tịch Fed là Ben Bernanke đều đã thấm thía bài học từ Nhật Bản những năm 1990. Fed thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng và Chính phủ Hoa Kỳ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng đúng như những gì lý thuyết

kinh tế đã khuyến nghị. Bẫy thanh khoản không là nguy cơ đối với kinh tế Hoa Kỳ trong một năm qua.

Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên thâm hụt ngân sách Hoa Kỳ đã đến ngưỡng báo động, lãi suất của Fed cũng không thể tiếp tục giảm. Mặc dù công cụ có tên gọi là “nới lỏng định lượng” bằng cách mua lại nợ xấu và mua vào tín phiếu kho có thể phát huy tác dụng nhưng về lâu dài Fed cũng không thể lạm dụng công cụ này. Bởi lẽ không có nhiều nợ xấu trong nền kinh tế đến mức nó trở thành trợ thủ của Fed trong việc mở rộng tiền tệ và Chính phủ cũng không thể phát hành thêm nhiều trái phiếu. Trong thời gian tới, nếu kinh tế Hoa Kỳ không thể phục hồi thì bẫy thanh khoản sẽ là một trơ ngại mà Fed cũng như nến kinh tế Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt.

Kết luận:

Có thể nói rằng chính sách mở rộng tiền tệ trong một thời gian quá lâu trong những năm 2002 – 2004 đã châm ngòi nổ cho cuộc khủng hoảng Tài chính năm 2008 với sự sụp đổ của nhiều định chế tài chính. Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2007, mặc dù được trao trọng trách lớn của một ngân hàng Trung ương nhưng Fed đã không làm tốt chức năng

giám sát và quy định các tổ chức ngân hàng, đảm bảo hệ thống tài chính và ngân hàng quốc gia an toàn.

Kể từ khi cuộc khủng hoảng xảy ra, Fed đã có những động thái nhằm khắc phục nền kinh tế và lấy lại lòng tin cho người dân. Đặc biệt đáng lưu tâm là mức lãi suất thấp 0 – 0,25%. Những động thái đó đã có những tác động đáng kể đến nền kinh tế Hoa Kỳ, cụ thể là về GDP. Tuy nhiên, vấn đề thất nghiệp sẽ là bài toán mà Fed và Chính phủ Hoa Kỳ cần tìm lời giải đáp nhanh chóng. Đồng thời, trong dài hạn mức lãi suất thấp như vậy sẽ gây ra những hậu quả khôn lường đối với kinh tế Hoa Kỳ như lạm phát, bong bóng tài sản, bẫy thanh khoản. Fed sẽ phải cân nhắc đến những vấn đề này.

Một phần của tài liệu CỤC DỮ TRỮ LIÊN BANG HOA KỲ VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008 (Trang 35 -35 )

×