0
Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Bong bóng tài sản:

Một phần của tài liệu CỤC DỮ TRỮ LIÊN BANG HOA KỲ VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008 (Trang 33 -33 )

3. Phản ứng của Fed đối với Khủng hoảng tài chính 2008:

3.3.3 Bong bóng tài sản:

Bong bóng tài sản là là hiện tượng chỉ tình trạng thị trường trong đó giá hàng hóa hoặc tài sản giao dịch tăng đột biến đến một mức giá vô lý hoặc mức giá không bền vững. Mức giá cao thái quá này của thị trường không hề phản ánh mức độ thỏa dụng hay sức mua của người tiêu dùng theo như các lý thuyết kinh tế thông thường. Bong bóng kinh tế xuất hiện khi có hiện tượng đầu cơ đối với các tài sản cơ sở, làm cho giá bị đẩy lên cao, do vậy càng khuyến khích hoạt động đầu cơ hơn nữa. Theo sau bong bóng kinh

tế bao giờ cũng là một cú giảm giá đột ngột, được gọi là sự sụp đổ của thị trường hay "bong bóng vỡ".

Các tài sản cơ sở bao gồm : + Hàng hóa

+ Cổ phiếu phổ thông

+ Các loại chứng khoán có thu nhập ổn định + Ngoại tệ

Khi FED duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục từ 0% đến 0.25% sẽ làm cho đồng dollar suy yếu và trở nên mất giá đối với các ngoại tệ khác đặc biệt là đồng Euro. Trong thời kỳ khủng hoảng sẽ có 2 khuynh hướng

Một là: những người cần đến sự bảo toàn về vốn, họ sẽ có những xu hướng đầu tư vào các tài sản có độ an toàn cao, khả năng cất trữ ổn định đặc biệt là vàng và bất động sản.

Hai là: khi lãi suất thấp như vậy, lượng người đi vay sẽ nhiều hơn và cũng tồn tại xu hướng đầu tư vào các tài sản có độ rủi ro cao để kiếm lời

Cả hai xu hướng trên đều là một phần nguyên nhân gây ra hiện tượng bong bóng tài sản.

Xét về khuynh hướng thứ nhất, khi đồng bạc xanh suy yếu thì những giao dịch bằng đồng dollar sẽ có xu hướng giảm xuống và đặc biệt trong thời kì khủng hoảng, nhiều nhà đầu tư muốn bảo toàn vốn và sẽ đầu tư vào các tài sản như vàng sẽ làm cho cầu vàng tăng và đẩy giá vàng tăng cao. Tiêu biểu là vào ngày 23/11/2009 , giá vàng đã lên mức 1169USD/oz, vượt xa dự đoán của nhiều người. Và nhiều chuyên gia phân tích dã dự báo là giá vàng sẽ còn cõu hướng leo thang hơn nữa.

Xét về khuynh hướng thứ hai thì sẽ có hiện tượng là nhiều nhà đầu tư dám mạo hiểm đầu tư vào các tài sản có độ rủi ro cao, điều này cũng là một nguyên nhân gây ra hiện tượng bong bóng tài sản.

Tuy nhiên, hiện tượng bong bóng tài sản ở Mỹ cũng chưa có những dấu hiệu rõ ràng, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao hơn 10%, tăng trưởng tín dụng thấp, giá cả hàng hóa ở Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu tăng mạnh. Và khi nói về vấn đề này, có lẽ Chính phủ Hoa Kỳ và Fed đã rút ra được những bài học bổ ích trong cuộc khủng hoảng vừa qua. Có thể nói dù bong bóng tài sản có nguy cơ hình thành thì lần này các cơ quan điều hành chính sách của Hoa Kỳ sẽ làm tốt hơn và không để hiện tượng này xảy ra.

Một phần của tài liệu CỤC DỮ TRỮ LIÊN BANG HOA KỲ VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008 (Trang 33 -33 )

×