0
Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Vấn đề giảm phát và lạm phát: Vấn đề lạm phát:

Một phần của tài liệu CỤC DỮ TRỮ LIÊN BANG HOA KỲ VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008 (Trang 29 -29 )

3. Phản ứng của Fed đối với Khủng hoảng tài chính 2008:

3.3.2 Vấn đề giảm phát và lạm phát: Vấn đề lạm phát:

Vấn đề lạm phát:

Thời gian qua, không ít người đặt câu hỏi liệu chính sách tiền tệ lỏng lẻo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có tạo cơ hội cho sự trở lại của lạm phát cao?

Để hiểu rõ hơn về vấn đề lạm phát, chúng ta quay về thời kỳ sau chiến tranh Thế giới thứ 2. Dưới những áp lức chính trị căng thẳng, Tổng thống Truman của nước Mỹ khi đó đã phải nới lỏng những quy định kiểm soát tiền lương và giá cả. Do bị kìm nén trong suốt thời gian chiến tranh, sau khi những hạn chế được giãn ra, tiền lương và giá cả ở Mỹ đã tăng bùng nổ. Công nhân trong các ngành sản xuất thép, ôtô, và nhiều lĩnh vực khác đua nhau đình công đòi tăng lương. Trong các năm 1946 và 1947, giá tiêu dùng ở Mỹ đã tăng lần lượt 8,5% và 14,4%.

Điều đáng lưu ý ở đây là sau thời kỳ tăng như vũ bão này, giá cả ở Mỹ đã bình ổn. Trong các thập niên 1960 và 1970, không có vòng xoáy đi lên của tiền lương - giá cả nào xảy ra.

Đó một phần là nhờ một thời kỳ suy thoái nhẹ trong các năm 1948 và 1949 đã giúp làm hạ cơn sốt giá. Tuy nhiên, quan trọng hơn, lạm phát chững lại ở thời điểm đó còn là do người tiêu dùng Mỹ không kỳ vọng giá cả tăng tiếp. Người Mỹ khi đó đã sống qua Đại suy thoái, thời kỳ mà giá các mặt hàng giảm sút. Trước đây, trừ những thời kỳ xảy ra chiến tranh, giá cả ở Mỹ thường khá ổn định.

Bài học rút ra từ câu chuyện trên đây là: Tâm lý đóng một vai trò rất quan trọng trong sự lên xuống của giá cả. Thứ mà các nhà kinh tế học vẫn gọi là “kỳ vọng” đóng vai trò dẫn dắt hành vi của người lao động, các nhà quản lý và các nhà đầu tư. Nếu những người này sợ lạm phát, tức họ nghĩ rằng lạm phát sẽ xảy ra, họ sẽ hành động theo những cách thức khiến lạm phát xảy ra, và ngược lại - như những gì xảy ra ở những năm 1940 tại Mỹ đã chứng minh.

Lý thuyết kinh tế hiện đại cũng chứng minh kỳ vọng của người dân đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Phương trình đường Phillips về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp:

Lạm phát thực tế = Kỳ vọng lạm phát – a (Tỷ lệ thất nghiệp – Thất nghiệp tự nhiên) + cú sốc cung

Phương trình này đã chỉ rõ lạm phát phụ thuộc chặt chẽ vào kỳ vọng lạm phát. Đồng thời, khi thất nghiệp đang ở mức cao thì lạm phát cao là điều không xảy ra.

Về lý thuyết, lạm phát là kết quả của tình trạng thừa cầu, thiếu cung Hiện nay, nền kinh tế Hoa Kỳ đang tồn tại tình trạng thừa cung, thiếu cầu. Tỷ lệ thất nghiệp cao và các hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ (các nhà

máy ngưng hoạt động, văn phòng cho thuê trống không, những mỏ khoảng sản đóng cửa) là một “má phanh” đối với sự tăng lên của tiền lương và giá cả.

Một cuộc điều tra do hãng nghiên cứu Challenger, Gray & Christmas tiến hành cho thấy, 52% số doanh nghiệp được điều tra tại Mỹ đã không tăng hoặc cắt giảm tiền lương. Một cuộc điều tra khác do các nhà kinh tế học Joseph Lupton và David Hensley của ngân hàng JPMorgan Chase tiến hành cho thấy, tình trạng dư thừa nguồn cung đang xảy ra trên phạm vi toàn cầu. Những kỳ vọng lạm phát cũng đang ở mức thấp.

Thực tế này cho phép FED hành động để cứu tăng trưởng. Do kỳ vọng đóng vai trò lớn, nên với kỳ vọng lạm phát ở mức hiện nay, lạm phát sẽ không ngay lập tức xảy ra.

Tuy nhiên, lịch sử cho thấy, FED vẫn thường đi quá xa trong chính sách nới lỏng tiền tệ và thúc đẩy những kỳ vọng lạm phát. Trong các thập niên 1960 và 1970, điều này đã xảy ra thông qua tình trạng cầu vượt cung và vòng xoáy tăng lương-giá cổ điển. Căn cứ vào phương trình đường Phillips có thể nói rằng khi tỷ lệ thất nghiệp xuống thấp thì nỗi lo về lạm phát mới hình thành. Khi đó, Fed sẽ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, đẩy lãi suất cao lên.

Vấn đề giảm phát:

Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục. Giảm phát, do đó, trái ngược với lạm phát. Cũng có thể nói giảm phát là lạm phát với tỷ lệ mang giá trị âm.

Nguyên nhân chính của giảm phát là do tổng cầu giảm. Có thể dùng sơ đồ AD-AS để minh họa điều này. Ban đầu tổng cầu tương ứng với đường AD. Điểm cân bằng của nền kinh tế là điểm E tại giao điểm của hai đường AD và đường AS (đường tổng cung). Sau đó, tổng cầu giảm, đường AD dịch chuyển song song sang trái thành đường AD' cắt đường AS ở điểm E'. E' là điểm cân bằng mới của nền kinh tế và so với điểm cân bằng cũ E, sản lượng và mức giá chung đều giảm.

Để thoát khỏi tình trạng giảm phát, cần thực hiện chính sách tái khuếch trương tiền tệ thông qua các biện pháp như tăng lượng cung tiền, giảm thuế, hay điều chỉnh lãi suất.

Đối với hoàn cảnh của nền kinh tế Hoa Kỳ, sản lượng đã giảm do nền kinh tế sau khủng hoảng vẫn chưa hồi phục. GDP của quý III năm 2009 đã tăng lên tuy nhiên chưa có đấu hiệu nào cho thấy nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng nhất là khi thất nghiệp đang ở mức rất cao. Tiêu dùng và đầu tư chưa thể khôi phục như trước khi khủng hoảng. Giảm phát là một nguy cơ đối với kinh tế Hoa Kỳ. Thực vậy, trong 3 quý gần đây, lạm phát của kinh tế Hoa Kỳ đang ở mức âm.

Khi kinh tế lâm vào khủng hoảng thì thường xảy ra giảm phát, giảm phát lại làm cho khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn. Chính phủ Mỹ và Fed đã khiến cho tổng cầu tăng lên. Tuy nhiên nguy cơ này trong ngắn hạn sẽ luôn hiện hữu nhất là khi chính phủ Hoa Kỳ và Fed đã đị đến giới hạn của chính sách.

Một phần của tài liệu CỤC DỮ TRỮ LIÊN BANG HOA KỲ VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008 (Trang 29 -29 )

×