NGHĨA CỦA LUẬN VĂN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch sinh thái vườn quốc gia bidoup – núi bà (lâm đồng) (Trang 34)

7.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC

Dựa trên cơ sở phương pháp luận hệ thống, luận văn đã đề xuất sử dụng hợp lý tài nguyên DLST thông qua việc xây dựng hệ thống quản lý tài nguyên và một số giải pháp bổ sung khác. Các đề xuất được đưa ra dựa trên các phân tích về các bên liên quan, khía cạnh – tác động, đánh giá hoạt động DLST theo các tiêu chí DLBV vì vậy có cơ sở vững chắc và hạn chế được tính chủ quan.

Đặc biệt, dựa trên cơ sở các nguyên tắc DLBV toàn cầu, luận văn đã tiến hành xây dựng các nhóm tiêu chí và tiêu chí đánh giá cụ thể về phát triển bền vững đối với hoạt động DLST, áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc để đánh giá tính bền vững của hoạt động DLST tại VQG Bidoup – Núi Bà. Tại địa bàn VQG, nội dung này đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện.

7.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN

Luận văn thực hiện việc nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên DLST VQG Bidoup – Núi Bà theo hướng tiếp cận hệ thống với các nội dung: nghiên cứu hiện trạng tài nguyên DLST, phân tích các bên liên quan trong hoạt động DLST, phân tích khía cạnh MT có ý nghĩa đối với nguồn tài nguyên DLST, xây dựng tiêu chí, và thực hiện đánh giá hoạt động DLST tại địa bàn theo các tiêu chí bền vững. Trên cơ sở các nội dung trên, nghiên cứu đưa ra đề xuất về hệ thống quản lý tài nguyên và một số giải pháp bổ sung hướng đến mục tiêu sử dụng hợp lý tài nguyên phát triển DLST tại địa bàn. Do đó, kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ, giúp các nhà quản lý lãnh thổ DLST tại địa bàn có thể đưa ra các quyết định trong vấn đề sử dụng nguồn tài nguyên tại địa bàn phục vụ phát triển DLST một cách hài hòa với các mục tiêu khác của VQG.

Ngoài ra, trong luận văn, chúng tôi đã tiến hành xây dựng CSDL GIS tài nguyên DLST. Nếu được tiếp tục hoàn thiện, CSDL này sẽ có ý nghĩa trong việc cung cấp các thông tin trong việc quản lý, bảo vệ tài nguyên DLST tại địa bàn đến.

NI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN DLST TẠI VQG BIDOUP – NÚI BÀ

Để có cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu cụ thểđã được đề ra (điều tra, phân

loại, xây dựng CSDL, phân tích các bên liên quan, các tác động đến tài nguyên

và đánh giá tính bền vững của hoạt động DLST tại địa bàn), nội dung sau đây

tập trung trình bày các cơ sở lý thuyết, pháp lý và thực tiễn về VQG Bidoup –

Núi Bà.

1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN DLST

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm tài nguyên DLST

1.1.1.1. Khái niệm tài nguyên DLST

Tài nguyên DLST là một bộ phận trong tài nguyên DL, bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong HST cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa được hình thành và phát triển gắn liền với HST tự nhiên đó, là cơ sở để hình thành các sản phẩm phát triển các hoạt động DLST.

1.1.1.2. Đặc điểm tài nguyên DLST

Để nhận diện, xác định đúng tài nguyên DLST thì vấn đề xác định các đặc điểm là cần thiết. Trước hết, tài nguyên DLST được coi là một bộ phận của tài nguyên DL nói chung, do đó tài nguyên DLST kế thừa các đặc điểm của tài nguyên DL. Trên cơ sở tổng hợp từ [Lê Huy Bá, 2005], [Nguyễn Văn Hóa,

2003], có thể đưa ra một số đặc điểm về tài nguyên DLST như sau:

+ Tài nguyên DLST phong phú và đa dạng: Tài nguyên DLST hình thành

trên nền tảng các tài nguyên trong tự nhiên, mà bản thân các tài nguyên này thì rất phong phú và đa dạng, vì vậy các tài nguyên DLST cũng có chung đặc điểm này. Tài nguyên DLST là điều kiện cần để tạo ra sản phẩm DLST phục vụ nhu cầu du khách, vì vậy tài nguyên càng phong phú và đa dạng thì khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách càng cao.

+ Tài nguyên DLST mang giá trị hữu hình và vô hình: Đây là một trong

những đặc điểm quan trọng, tạo nên sự khác biệt giữa tài nguyên DLST với tài nguyên phục vụ cho các mục đích phát triển khác. Giá trị vô hình thể hiện qua

chiều sâu văn hoá lịch sử, phụ thuộc vào khả năng nhận thức, đánh giá của du khách.

+ Tài nguyên DLST thường nhạy cảm với các yếu tố tác động: Bất kỳ một

tác động nào làm thay đổi tính chất tự nhiên hoặc một hợp phần tự nhiên, làm suy giảm hay mất đi một số loài sinh vật cấu thành nên HST sẽ làm thay đổi hay thậm chí làm biến mất HST đó và kết quả là một diễn thế sinh thái mới sẽ xuất hiện. Tài nguyên DLST sẽ bị thay đổi theo sự biến đổi của HST đó.

+ Tài nguyên DLST có thời gian khai thác khác nhau: Tài nguyên DLST

có loại có thể khai thác quanh năm, nhưng cũng có loại chỉ khai thác theo thời vụ, chủ yếu dựa vào các yếu tố khí hậu, mùa di cư, sự sinh sản của các sinh vật. Để khai thác tốt các tiềm năng thì cần phải hiểu rõ đặc tính này để đưa các giải pháp hợp lý trong mỗi hoàn cảnh khai thác.

+ Tài nguyên DLST thường được khai thác tại chỗ để tạo ra sảm phẩm

DLST: Đối với tài nguyên DL nói chung, tài nguyên DLST nói riêng thì thường

được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm. Các sản phẩm này được du khách đến tận nơi đế thưởng thức. Do đó, để khai thác có hiệu quả tài nguyên DLST thì cần phải đảm bảo về các điều kiện tiếp cận.

+ Tài nguyên DLST có khả năng tái tạo và sử dụng nhiều lần: Phần lớn

tài nguyên DL, trong đó có tài nguyên DLST được xếp vào loại tài nguyên có thể tái tạo và sử dụng nhiều lần, dựa trên khả năng tự phục hồi, tái tạo của tự nhiên. Do vậy, cần nắm vững quy luật tự nhiên, dự báo tác động tiêu cực do con người gây nên để định hướng sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên DLST. Bởi vì thực tế cho thấy, một số loại tài nguyên DLST đặc sắc như các loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm hoàn toàn có thể biến mất do những tai biến tự nhiên hoặc do tác động của con người.

Bên cạnh đó, xuất phát từ đặc điểm của DLST là dựa vào yếu tố HST thiên nhiên và văn hóa bản địa, tài nguyên DLST còn có đặc điểm riêng để phân biệt với tài nguyên DL thông thường. Chỉ những thành phần và các tổng thể tự nhiên, các giá trị văn hóa gắn liền với một HST cụ thể có thể được khai thác để tạo ra các sản phẩm DLST thì mới được xem là tài nguyên DLST [Lê Huy Bá, 2005].

1.1.2. Phân loại tài nguyên DLST

Phân loại tài nguyên giúp cho việc điều tra tài nguyên đầy đủ, tránh bỏ sót đối tượng và đảm bảo tính hiệu quả, phù hợp với mục đích điều tra.

Liên quan đến vấn đề phân loại tài nguyên trong lĩnh vực DL nói chung và DLST nói riêng, đã có nhiều quan điểm khác nhau. Trong nghiên cứu này, chúng tôi không đi vào phân tích về mỗi cách phân loại mà chỉ hướng đến việc lựa sử dụng cách phân loại hợp lý nhất. Với mục tiêu đề xuất sử dụng hợp lý tài nguyên DLST, trên cơ sở so sánh giữa yêu cầu và khả năng đáp ứng của các tiêu chí phân loại, cũng như đặc điểm của DLST là loại hình dựa vào hệ tự nhiên và văn hóa bản địa gắn liền với hệ tự nhiên đó, chúng tôi lựa chọn cách phân loại tài nguyên DLST thành TNTN (gồm các tài nguyên có sẵn trong tự nhiên, không phụ thuộc vào ý chí của con người) và TNVH (gồm các tài nguyên hình thành trong quá trình lao động sáng tạo của con người).

1.1.2.1. Tài nguyên thiên nhiên

TNTN gắn liền với các điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên, chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên được khai thác sử dụng nhằm tạo ra các sản phẩm DL phục vụ mục đích DLST mới được xem là tài nguyên DLST:

- Sinh vật: bao gồm thực vật và động vật và các vi sinh vật, là một nguồn

tài nguyên quý giá này đã được khai thác để phục vụ cho mục đích DL. Đối với DLST thì sinh vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng được thể hiện trước hết ở tính ĐDSH, sự bảo tồn nguồn gen quý hiếm, đặc hữu và việc tạo nên những phong cảnh độc đáo, sống động, là cơ sở để thu hút sự khám phá của du khách.

- Khí hậu: được thể hiện qua sự thích hợp đối với sức khoẻ con người tạo

cho con người các điều kiện sống thoải mái, dễ chịu nhất và sự thuận lợicho việc

triển khai các hoạt động.

- Thuỷ văn: bề mặt nước và các bãi nông ven bờ, các thác nước (đối với

hoạt động tham quan, dã ngoại), sông suối (đối với hoạt động bơi thuyền), điểm nước khoáng, suối nước khoáng (đối với hoạt động nghỉ dưỡng, chữ bệnh).

- Địa hình: có ý nghĩa tạo nền cho phong cảnh, trong đó, địa mạo miền

núi thường có ưu thế đối với hoạt động DLST thông qua việc góp phần hình thành yếu tố cảnh quan, tạo ra sự thu hút đối với du khách.

Trong phát triển DLST, TNVH theo cách hiểu hiện nay tại Việt Nam là nhóm tài nguyên có nguồn gốc gắn liền với yếu tố văn hóa bản địa, hình thành gắn liền với HST tự nhiên, có giá trị phục vụ phát triển DLST. Các tài nguyên này rất đa dạng và phong phú. Hiện nay, tùy theo quan điểm mà có những cách phân loại khác nhau đối với các TNVH. Với mục đích bảo tồn và phát huy các TNVH, chúng tôi áp dụng cách phân loại thành TNVH vật thể và phi vật thể:

- Văn hóa vật thể: bao gồm các làng nghề thủ công truyền thống, các di

tích lịch sử - văn hóa, không gian cư trú, trang phục, ... Trong đó, đặc biệt là các làng nghề thủ công truyền thống với những sản phẩm độc đáo, các di tích lịch sử - văn hóa là các yếu tố thu hút sự quan tâm rất lớn từ du khách. Di tích lịch sử - văn hóa bao gồm những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, văn hoá hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá – xã hội của cộng đồng.

- Văn hóa phi vật thể: bao gồm các loại hình diễn xướng dân gian, nghi lễ,

lễ hội, tri thức dân gian, ... Trong đó, đặc biệt làlễ hội là TNVH có khả năng thu hút rất lớn đối với du khách. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng, thể hiện yếu tố đời sống tâm linh của cộng đồng, sự hướng về các sự kiện lịch sử trọng đại hoặc những hoạt động có tính chất vui chơi giải trí đơn thuần.

1.1.3. Các bên liên quan đến tài nguyên DLST

Theo IUCN - Việt Nam, sự tham gia của các bên liên quan đối với việc sử dụng hợp lý tài nguyên DLST là cần thiết, vì tham gia thể hiện sự nhất trí của cộng đồng đối với các mục tiêu và tiến trình của bản kế hoạch và đem lại lợi ích:

- Nâng cao tính “sở hữu” đối với dự án: Các cộng đồng sống trong hay gần địa bàn, du khách và các bên liên quan tới địa bàn sẽ cảm nhận sâu sắc hơn sự cam kết với các mục tiêu và hoạt động quản lý, nếu họ có cơ hội được tham gia quyết định các vấn đề đó.

- Hỗ trợ mạnh hơn cho địa bàn vì sự thành công của chương trình sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ của cộng đồng và chính quyền địa phương.

- Sự tham gia tích cực của các bên liên quan vào các quyết định sẽ giúp họ có ý thức hơn (và cảm thấy có thể ảnh hưởng) về những thay đổi trong phương hướng quản lý.

- Tăng cường mối liên kết mục tiêu bảo tồn với nhu cầu phát triển.

- Tạo một cơ chế trao đổi, trong đó các quan điểm, mối quan tâm và ý kiến về quản lý khu vực được chia sẻ giữa các nhà quản lý và các bên liên quan. Điều đó giúp cho việc xác định và quyết định các vấn đề một cách phù hợp hơn và tăng cường hiểu biết và ủng hộ của các bên liên quan đối với địa bàn.

Các bên liên quan thường được xác định dựa trên cơ sở: mức độ ảnh

hưởng của họ đến dự án và sự tác động của dự án đến quyền lợi của họ. Do có

mục tiêu tham gia dự án, sự quan tâm đến dự án, mức độ tác động và khả năng bị ảnh hưởng từ dự án khác nhau nên giữa các bên có sự phân hóa theo những chiều hướng khác nhau, có thể dẫn đến những mâu thuẫn về quyền lợi giữa các bên. Điều này có thể dẫn đến các tác động tiêu cực đến dự án. Vì vậy, điều quan trọng là phải phân tích để xác định cách phối hợp các bên nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu nguy cơ.

1.1.4. Xác định tác động con người đến tài nguyên DLST

Việc xác định tác động đến tài nguyên DLST dựa trên cơ sở các yếu tố:

- Các thành phần chịu tác động: Trong quá trình triển khai các hoạt động,

sẽ có các thành phần của tự nhiên hoặc nhân tạo bị ảnh hưởng các hoạt động đó. Xác định các thành phần chịu tác động có ý nghĩa định hướng cho việc xác định các hoạt động gây tác động lên thành phần đó, nhằm tránh bỏ sót những tác động quan trọng cũng như liệt kê thừa các tác động không liên quan.

- Các hoạt động gây tác động: Theo quan hệ nhân – quả, các hoạt động

được coi là nguyên nhân, các tác động được coi là hệ quả, trong đó nguyên nhân là điều kiện dẫn đến hệ quả. Trên cơ sở này, các tác động đến tài nguyên DLST phụ thuộc vào các hoạt động cụ thể của con người.

1.1.5. Đánh giá bền vững hoạt động DLST

Với đặc thù ở các VQG, DLST đã được xác định là một hoạt động nhằm đóng góp cho công tác bảo tồn tài nguyên. Do đó, DLST tại các VQG chỉ thật sự có ý nghĩa khi nó vừa có đóng góp cho công tác bảo tồn nhưng các hoạt động của nó không gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên, nghĩa là vấn đề phát triển DLST không làm ảnh hưởng đến chức năng bảo tồn của VQG. Để sử dụng hợp lý tài nguyên phục vụ cho một hoạt động phát triển cụ thể thì cần đánh giá tính bền vững của hoạt động đó nhằm xác định những hạn chế, yếu kém có thể tác

động tiêu cực đến tài nguyên. Các giải pháp ngăn ngừa các tác động tiêu cực đó là một trong các cơ sở cho việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên.

Các tiêu chí đánh giá bền vững của hoạt động DLST được xây dựng dựa trên cơ sở 4 nguyên tắc về phát triển DLBV toàn cầu được thống nhất đưa ra bởi Liên minh Rừng nhiệt đới (RA), Chương trình MT Liên hiệp quốc (UNEP) và Tổ chức DL Thế giới (UNWTO) tại Hội nghị Bảo tồn Thế giới của IUCN (2008):

+ Hoạch định phát triển hiệu quả và bền vững.

+ Nâng cao lợi ích KT – XH, giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương.

+ Bảo tồn di sản văn hóa và giữ gìn phát triển các dạng TNVH khác. + Bảo vệ TNTN và giảm thiểu ô nhiễm, bảo tồn ĐDSH, HST và cảnh quan tự nhiên.

Các nguyên tắc này được phát triển để cung cấp một khung hướng dẫn hoạt động DLBV, bảo đảm rằng hoạt động DL là nhằm giúp đỡ chứ không làm hại cộng đồng và MT địa phương.

Mặt khác, các tiêu chí được thiết kế còn tuân thủ theo các yêu cầu đối với chỉ thị MT địa phương trong phát triển bền vững [Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc

Sinh, 2007] bao gồm:

- Phản ánh hiện trạng của các đặc trưng nhạy cảm và cơ bản. - Dễ hiểu và dễ được cộng đồng dân cư chấp thuận.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch sinh thái vườn quốc gia bidoup – núi bà (lâm đồng) (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)