6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DLST TẠI ĐỊA BÀN VQG BIDOUP – NÚI BÀ
BÀ THEO CÁC TIÊU CHÍ DU LỊCH BỀN VỮNG
6.4.1. Thu thập dữ liệu
+ Nguồn dữ liệu phục vụ cho việc đánh giá tính bền vững của hoạt động DSLT được thu thập thông qua việc liên hệ các cơ quan quản lý liên quan và qua
khảo sát thực tế. Các dữ liệu được thu thập chủ yếu bao gồm các báo cáo về các
hoạt động đã được thực hiện tại VQG Bidoup – Núi Bà. Các dữ liệu còn lại được thu thập sơ cấp qua việc phỏng vấn sâu đại diện cộng đồng, CB, VC VQG.
+ Sử dụng bảng hỏi (các nội dung trong bảng hỏi tương ứng với hệ thống tiêu chí đánh giá) để tiếp cận 10 chuyên gia thuộc các ngành du lịch, sinh thái, bảo tồn, lâm nghiệp, quản lý môi trường, kỹ thuật môi trường, kinh tế nhằm khảo sát về mức độ quan trọng của các tiêu chí đánh giá tính bền vững của hoạt động DLST.
6.4.2. Xử lý dữ liệu
+ Trên cơ sở các nguyên tắc DLBV toàn cầu được thống nhất đưa ra bởi Liên minh Rừng nhiệt đới (RA), Chương trình MT Liên hiệp quốc (UNEP) và Tổ chức DL Thế giới (UNWTO) tại Hội nghị Bảo tồn Thế giới của IUCN (2008), sử dụng phương pháp chuyên gia (Expert), cây vấn đề (Problem Tree) để xác định các nhóm tiêu chí và các tiêu chí đánh giá cụ thể trong mỗi nhóm.
+ Sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process)
để tính 20 bộ trọng số cho các nguyên tắc, các nhóm tiêu chí và các tiêu chí đánh giá tính bền vững của hoạt động DLST tại địa bàn, bao gồm:
- Cấp nguyên tắc: sử dụng 1 bộ trọng số;
- Cấp nhóm tiêu chí: sử dụng 4 bộ trọng số ứng với 4 nguyên tắc bền vững;
- Cấp tiêu chí: sử dụng 15 bộ trọng số tương ứng với 15 nhóm tiêu chí. Việc tính trọng số theo phương pháp phân tích thứ bậc có thể khái quát:
Bước 1. Xây dựng ma trận
Bước 2. So sánh các nhân tố thông qua so sánh cặp
Sử dụng phương pháp hệ chuyên gia (Expert Systems) để trả lời các câu hỏi về mức độ hơn kém giữa các tiêu chí. Để điền nội dung vào ma trận, ta dựa theo bảng phân loại tầm quan trọng tương đối như Bảng 0.5.
Bảng 0.5. Bảng phân loại tầm quan trọng tương đối của Saaty
Giá trị
điểm số Mức độưu tiên Giải thích
1 Ưu tiên bằng nhau Hai yếu tố góp phần bằng nhau 3 Hơi ưu tiên Một yếu tố trội hơn
5 Ưu tiên hơn Một yếu tố chi phối mạnh 7 Rất ưu tiên Một yếu tố chi phối rất mạnh 9 Vô cùng ưu tiên Một yếu tố chi phối tuyệt đối
2, 4, 6, 8 Giá trị trung gian Trung gian giữa các mức độ ưu tiên
[Nguồn: M. Berrittella và cộng sự, 2007]
Bước 3. Tổng hợp số liệu để có trị số chung của mức độưu tiên
(1) Tính trung bình tích cho mỗi tiêu chí
(2) Tính trọng số bằng cách chuẩn hóa trung bình tích
Bước 4. Kiểm tra tính nhất quán của các so sánh cặp
Nếu tỷ số nhất quán <=0,1 thì sự đánh giá của người ra quyết định tương đối nhất quán. Ngược lại, ta phải tiến hành đánh giá lại ở cấp tương ứng.
+ Để đánh giá bằng cách tính điểm, cần xác định số bậc đánh giá. Số bậc quyết định đến mức độ tổng quát hay chi tiết của kết quả. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thang điểm 10 trong việc định lượng tính điểm và được quy đổi để xác định mức bền vững theo 5 bậc như Bảng 0.6.
Bảng 0.6. Bảng điểm và bậc đánh giá tương ứng TT Điểm đánh giá Kết quả 1 0.0 - <2.0 Không bền vững 2 2.0 - <4.0 Kém bền vững 3 4.0 - <6.0 Trung bình 4 6.0 - <8.0 Khá bền vững 5 8.0 - 10.0 Bền vững
+ Việc đánh giá được thực hiện thông qua ý kiến chuyên gia theo thang điểm 10. Nhằm tránh bị ảnh hưởng bởi các giá trị cực đoan chênh lệch quá lớn so với đa số, dựa trên kết quả cho điểm của chuyên gia theo từng tiêu chí, chúng tôi xác định giá trị trung bình cộng (average) và giá trị trung vị (median) của tập giá trị.
Việc tổng hợp kết quả được thực hiện như sau: - Điểm đánh giá tiêu chí:
2 c c m a c M = + M c : Điểm đánh giá tiêu chí,
a c : Trung bình cộng điểm đánh giá của chuyên gia,
m c : Trung vịđiểm đánh giá của chuyên gia;
- Điểm đánh giá nhóm tiêu chí: Mg =∑McWc
M g : Điểm đánh giá nhóm tiêu chí,
M c : Điểm đánh giá tiêu chí,
Wc : Trọng số tiêu chí;
- Điểm đánh giá nguyên tắc: Mp =∑MgWg
M p : Điểm đánh giá nguyên tắc, Mg : Điểm đánh giá nhóm tiêu chí, W g : Trọng số nhóm tiêu chí; - Điểm đánh giá tổng thể: Ms =∑MpWp M s : Điểm đánh giá tổng thể, M p : Điểm đánh giá nguyên tắc, W p : Trọng số nguyên tắc;