Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh Leucocytozoo nở gà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đơn bào đường máu tại trại gà Khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Nông Lâm và huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên, sử dụng thuốc điều trị (Trang 33)

- Xác định các biểu hiện lâm sàng của gà bị bệnh. - Xác định một số chỉ tiêu huyết học của gà bệnh.

3.4.2. Sử dụng thuốc điều trị bệnh Leucocytozoon cho gà

- Xác định hiệu lực một số thuốc điều trị bệnh Leucocytozoon cho gà

3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.1. Bố trí lấy mẫu và phương pháp xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà tại xã Hóa Trung thuộc huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên và trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y- trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

3.5.1.1. Bố trí thu thập mẫu

- Bố trí lấy mẫu máu gà theo phương pháp lấy mẫu phân tầng.

- Trại gà tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên: lấy 60 mẫu, mỗi gà làm 3 tiêu bản máu

- Huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên: chọn xã Hóa Trung, lấy 4 xóm trong xã, mỗi xóm lấy 6 hộ, mỗi hộ lấy 7 - 8 mẫu, mỗi gà làm 3 tiêu bản máu.

3.5.1.2. Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm Lecocytozoon ở gà

tại xã Hóa Trung thuộc huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên và trại gia cầm

khoa Chăn nuôi Thú y- trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên * Phương pháp thu thập mẫu

Mẫu máu được thu thập ngẫu nhiên từ gà nuôi tại các nông hộ, các trại chăn nuôi gà ở xã Hóa Trung của huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên và trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Chuẩn bị những phiến kính mới đã được tẩy mỡ bằng cách ngâm và rửa xà phòng trong một ngày, sau đó ngâm trong cồn 960 trong 3 giờ rồi lau khô bằng khăn mềm không có xơ. Chọn những lamen kích thước 2 x 2 cm, rìa thật phẳng và nhẵn.

Trước khi lấy mẫu máu xét nghiệm, quan sát kỹ các biểu hiện lâm sàng của gà. Dùng kim lấy 1 giọt máu tươi của gà tại tĩnh mạch cánh, đặt lên phiến kính, cách bờ phiến kính khoảng 1 cm. Đặt cạnh của một lamen lên giọt máu, nghiêng 450 với phiến kính. Khi giọt máu đã tràn ra khắp cạnh của lamen thì đẩy lamen về phía trước, làm cho máu được dàn thành một lớp mỏng và đều trên phiến kính. Cốđịnh tiêu bản bằng cồn methanol. Làm 3 tiêu bản máu/ gà. Tiêu bản được ghi số thứ tự bằng bút chì mỡ. Ghi nhật ký thí nghiệm các thông tin: chủ hộ, địa chỉ, ngày lấy mẫu, giống gà, tuổi gà, phương thức chăn nuôi, điều kiện vệ sinh thú y, các biểu hiện lâm sàng (nếu có).

* Chuẩn bị thuốc nhuộm giemsa cơ bản

Dung dịch giemsa cơ bản bao gồm: - Giemsa bột: 3,8 gam

- Glycerin: 125 ml

Dùng đũa thủy tinh khuấy kỹ rồi để vào tủ ấm 37oC với thời gian 48 h, sau đó lọc qua giấy lọc, bỏ cặn và bảo quản trong lọ thủy tinh màu trung tính, có nút kín.

* Phương pháp nhuộm giemsa

Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [10] cho biết: Nhuộm tiêu bản máu bằng thuốc nhuộm giemsa gồm 3 bước như sau:

- Bước 1: Pha thuốc nhuộm giemsa + Giemsa cơ bản: 1 phần

+ Nước cất trung tính (pH = 7,2): 9 phần

Nước cất để sẵn trong 1 cốc nhỏ có mỏ (100 ml), lấy dung dịch giemsa cơ bản bằng 1 pipet, nhỏ chậm giemsa vào cốc nước, không được lắc cốc.

- Bước 2: Đổ chậm dung dịch nhuộm vào hộp nhuộm cho ngập các tiêu bản, đậy nắp hộp nhuộm để tránh bụi

Thời gian nhuộm 45 - 50 phút - Bước 3: Lấy tiêu bản

Dùng 1 pince kẹp, cặp lần lượt từng tiêu bản và để nghiêng dưới vòi nước cất chảy nhẹ (pH = 7,2) cho trôi hết thuốc nhuộm dư thừa. Sau đó dựng nghiêng tiêu bản vào cạnh 1 cái hộp, để khô tự nhiên.

* Phương pháp kiểm tra tìm Leucocytozoon trên tiêu bản máu nhuộm giemsa

Nhỏ 1 giọt dầu bạch dương lên tiêu bản, kiểm tra tiêu bản dưới kính hiển vi vật kính dầu, độ phóng đại 10 x 90 hoặc 10 x 100 để tìm Leucocytozoon.

Những mẫu máu tìm thấy đơn bào Leucocytozoon được xác định là có nhiễm, ngược lại là không nhiễm.

Cường độ nhiễm được xác định bằng tỷ lệ % số hồng cầu có đơn bào ký sinh và quy định các mức cường độ nhiễm: nhẹ, trung bình và nặng.

> 5% - 10% hồng cầu có đơn bào ký sinh: nhiễm trung bình (++) > 10% hồng cầu có đơn bào ký sinh: nhiễm nặng (+++)

3.5.2. Bố trí lấy mẫu và phương pháp xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo phương thức chăn nuôi

3.5.2.1. Bố trí lấy mẫu

Chúng tôi tiến hành thu thập mẫu máu gà tại xã Hóa Trung - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên và trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y - trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên theo 3 phương thức nuôi đó là: nuôi công nghiệp, nuôi bán công nghiệp và phương thức nuôi truyền thống.

3.5.2.2 Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà

theo phương thức chăn nuôi

Tiến hành thu thập mẫu máu, phiết tiêu bản, nhuộm giemsa, kiểm tra dưới kính hiển vi tìm đơn bào Leucocytozoon của gà ở các phương thức chăn nuôi khác nhau theo phương pháp nhưđã trình bày ở mục 3.5.1.2

3.5.3. Bố trí lấy mẫu và phương pháp xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo tuổi gà

3.5.3.1. Bố trí lấy mẫu

Chúng tôi thu thập mẫu máu gà tại xã Hóa Trung - huyện Đồng Hỷ- tỉnh Thái Nguyên và trại gia cầm Khoa Chăn nuôi Thú y- trường ĐH nông Lâm Thái Nguyên theo 4 lứa tuổi như sau: ≤ 2 tháng tuổi, > 2 - 4 tháng tuổi, > 4 - 6 tháng tuổi, > 6 tháng tuổi.

3.5.3.2. Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo các lứa tuổi

Tiến hành thu thập mẫu máu, phiết tiêu bản, nhuộm giemsa, kiểm tra dưới kính hiển vi tìm đơn bào Leucocytozoon của gà ở các lứa tuổi khác nhau theo phương pháp nhưđã trình bày ở mục 3.5.1.2.

3.5.4. Bố trí lấy mẫu và phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo tính biệt

3.5.4.1. Bố trí lấy mẫu

Chúng tôi tiến hành thu thập mẫu máu gà tại xã Hóa Trung - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên và trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y - trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên theo 2 tính biệt: trống và mái.

3.5.4.2 Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo tính biệt

Tiến hành thu thập mẫu máu, phiết tiêu bản, nhuộm giemsa, kiểm tra dưới kính hiển vi tìm đơn bào Leucocytozoon của gà ở các tính biệt khác nhau theo phương pháp nhưđã trình bày ở mục 3.5.1.2

3.5.5. Bố trí theo dõi và phương pháp xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo loại gà

3.5.5.1. Bố trí lấy mẫu

Chúng tôi dự kiến thu thập mẫu máu gà tại xã Hóa Trung - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên và trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y - trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên theo 3 loại gà: gà nhập nội, gà địa phương, gà lai (Mía x Lương Phượng)

3.5.5.2. Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo loại gà

Tiến hành thu thập mẫu máu, phiết tiêu bản, nhuộm giemsa, kiểm tra dưới kính hiển vi tìm đơn bào Leucocytozoon ở gà theo từng loại gà theo phương pháp nhưđã trình bày ở mục 3.5.1.2

3.5.6. Bố trí lấy mẫu và phương pháp xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm Leucocytozoon theo tình trạng vệ sinh thú y

3.5.6.1. Bố trí lấy mẫu

Chúng tôi dự kiến thu thập mẫu máu gà tại xã Hóa Trung - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên và trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y - trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên theo 3 mức tình trạng vệ sinh thú y (VSTY) như sau: - VSTY tốt, VSTY trung bình, VSTY kém.

3.5.6.2. Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo tình trạng VSTY

Tiến hành thu thập mẫu máu, phiết tiêu bản, nhuộm giemsa, kiểm tra dưới kính hiển vi tìm đơn bào Leucocytozoon của gà ở các tình trạng VSTY khác nhau theo phương pháp nhưđã trình bày ở mục 3.5.1.2

3.5.7. Phương pháp bố trí theo dõi triệu chứng lâm sàng bệnh Leucocytozoon ở gà

Chúng tôi đã bố trí theo dõi triệu chứng lâm sàng của 46 gà nhiễm đơn bào

Leucocytozoon (46 gà này có kết quả xét nghiệm máu phát hiện thấy

Leucocytozoon trong hồng cầu).

3.5.8. Phương pháp bố trí theo dõi hiệu quả và độ an toàn của 2 phác đồ điều trị bệnh Leucocytozoon cho gà.

Chúng tôi đã bố trí thí nghiệm trên 46 gà nhiễm đơn bào

Leucocytozoon ở các cường độ nhiễm khác nhau. Trước khi dùng thuốc, xác

định cường độ nhiễm bằng % số hồng cầu bị đơn bào ký sinh. Sau 15 ngày dùng thuốc, kiểm tra lại máu của những gà đó để xác định hiệu lực của thuốc. Độ an toàn của thuốc được đánh giá bằng cách: theo dõi các trạng thái sinh lý của gà trong vòng 5 giờ sau dùng thuốc.

Việc thử nghiệm thuốc được bố trí như sau:

Phác đồ Thuốc sử dụng Số gà điều trị (con) Liệu trình (ngày) Thời gian xét nghiệm máu sau

dùng thuốc

1 - Sunphamonomethoxin

- Marphasol – thảo dược 25 5 15 ngày

2 - TĐ.DAMITON

- Marphasol – thảo dược 28 5 15 ngày

3.6. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học (Nguyễn Văn Thiện và cs, 2002)[28] và trên phần mềm Minitab 14.0.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm lucocytozoon ở gà tại xã Hóa Trung huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên và trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

4.1.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Lecocytozoon ở gà tại xã Hóa Trung - huyện Đồng Hỷ- tỉnh Thái Nguyên và trại gia cầm Khoa Chăn nuôi Thú y- trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên

Tỷ lệ và cường độ nhiễm đơn bào đường máu Leucocytozoon ở gà tại các địa điểm nghiên cứu là một chỉ tiêu đánh giá cụ thể tình hình và mức độ nhiễm đơn bào Leucocytozoon của đàn gà trong huyện. Từ đó giúp người chăn nuôi có phương hướng phòng trị bệnh hiệu quả cho đàn gà.

Chúng tôi thu thập và xét nghiệm mẫu máu của 235 gà tại xã Hóa Trung thuộc huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên và trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đểđánh giá tỷ lệ và cường độ nhiễm đơn bào Leucocytozoon. Kết quả xét nghiệm được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1: Tỷ lệ và cường độ nhiễm Lecocytozoon ở gà tại huyện Đồng Hỷ- tỉnh Thái Nguyên và trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y tại trường

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Địa điểm Số gà xét nghiệm (con) Số gà nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm

(% hồng cầu bị đơn bào ký sinh) ≤ 5% > 5% - 10% > 10% n % n % n % X. Hóa Trung 175 36 20,57 23 63,89 8 22,22 5 13,89 La Thông 43 9 20,93 5 55,56 2 22,22 2 22,22 Trung Thần 39 10 25,64 8 80,00 2 20,00 0 00,00 Đồng Tẻ 46 8 17,39 6 75,00 1 12,50 1 12,50 Phúc Thành 47 9 19,15 4 44,45 3 33,33 2 22,22 Trường ĐHNLTN 60 10 16,67 7 70,00 20,00 29,41 1 10,00 Tính chung 235 46 19,57 30 65,21 10 21,73 6 13,04

Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy: bệnh do đơn bào Leucocytozoon có ở tất cả các địa điểm nghiên cứu. Tuy nhiên, tỷ lệ và cường độ nhiễm bệnh của gà ở mỗi địa điểm là khác nhau.

- Về tỷ lệ nhiễm: Trong tổng số 235 gà được kiểm tra có 46 gà nhiễm đơn bào Leucocytozoon, tỷ lệ nhiễm chung của các địa điểm tiến hành nghiên cứu là 19,57%; biến động từ 16,67% - 25,64% tùy theo địa phương, phụ thuộc vào điều kiện chăn nuôi, tình trạng vệ sinh thú y, mức độ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật khác nhau ta có tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon khác nhau.

Qua điều tra cho thấy: Thái Nguyên là một tỉnh miền núi mang đặc điểm đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thảm thực vật dày và đa dạng. Các địa phương nghiên cứu cũng không nằm ngoài đặc điểm này.

Ngoài ra, đặc điểm kinh tế xã hội của các địa điểm tiến hành nghiên cứu cũng có những nét riêng. La Thông cách xa trung tâm huyện, các điều kiện về chăn nuôi còn nhiều khó khăn, về vấn đề vệ sinh thú y còn yếu kém, người chăn nuôi chưa ý thức được việc phòng trị bệnh cho vật nuôi, các hộ gia đình chăn nuôi gà chủ yếu theo hình thức chăn thả và bán chăn thả, mang tính tận dụng. Ngược lại, Đồng Tẻ và Phúc Thành là những xã có điều kiện kinh tế khá phát triển, địa hình bằng phẳng, đồng thời công tác phòng trị bệnh cho vật nuôi được chú trọng hơn.

Gà tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên được nuôi trên cơ sở hạ tầng là khu thực hành thực nghiệm của trại gà của Trường. Cơ sở hạ tầng của trại đã được xây dựng quy mô, xung quanh trại đã được vệ sinh, sát trùng tốt. Tuy nhiên, bên cạnh trại vẫn có ao tù nên gà ở trại vẫn bị nhiễm Leucocytozoon nhưng với tỷ lệ thấp nhất.

Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội như đã trình bày ở trên có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố dĩn - véc tơ truyền bệnh đơn bào

Leucocytozoon cho gà. Là những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn đến sự khác nhau về tỷ lệ và cường độ nhiễm giữa các địa điểm tiến hành nghiên cứu. Tỷ lệ gà nhiễm đơn bào Leucocytozoon xóm Trung Thần là

cao nhất, tương ứng là 25,64% Ngược lại, đàn gà ở trại gà khoa Chăn nuôi Thú y – ĐHNLTN mắc bệnh với tỷ lệ thấp nhất là 17,39%.

- Về cường độ nhiễm: gà ở các địa điểm theo dõi đều thấy nhiễm đơn

bào Leucocytozoon. Tính chung, trong tổng số 46 gà nhiễm đơn bào có 30 gà nhiễm ở cường độ nhẹ, chiếm 65,21%; 10 gà nhiễm ở cường độ trung bình, chiếm 16,67% và 6 gà nhiễm ở cường độ nặng, chiếm 13,04%. Qua kết quả xét nghiệm cho thấy:

+ Ở Đồng Tẻ: Tỷ lệ gà nhiễm đơn bào đường máu Leucocytozoon là

17,39%. Nhiễm ở cường độ nhẹ là 75,00%, trung bình là 12,50%; 12,50% gà nhiễm ở cường độ nặng.

+ Ở xóm Phúc Thành: Tỷ lệ gà nhiễm đơn bào đường máu

Leucocytozoon thấp nhất là 19,15%. Nhiễm ở cường độ nhẹ là 44,45% và trung bình chiếm 33,33%, và nhiễm ở cường độ nặng là 22,22%.

+ Ở Trung Thần: Tỷ lệ gà nhiễm đơn bào Leucocytozoon là 25,64%,

trong đó có 80,00% nhiễm ở cường độ nhẹ, 20,00% nhiễm ở cường độ trung bình và 0% nhiễm ở cường độ nặng.

+ Ở La Thông: Tỷ lệ gà nhiễm đơn bào Leucocytozoon là 20,93% trong

đó nhiễm ở cường độ nhẹ chiếm 55,56%; 22,22% gà nhiễm ở cường độ trung bình và nhiễm nặng là 22,22%.

+ Ở trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên: tỷ lệ nhiễm đơn bào đường máu Leucocytozoon là thấp nhất là 16,67%. Nhiễm ở cường độ nhẹ là 70,00% và trung bình chiếm 20,00%, chỉ có 10,00% nhiễm ở cường độ nặng.

Như vậy, gà nuôi tại trại gà trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên có tỷ lệ và cường độ nhiễm đơn bào Leucocytozoon thấp nhất, cao nhất là ở xóm Trung Thần, huyện Đồng Hỷ.

Biểu đồ hình 4.1 minh họa thêm cho những kết quả mà chúng tôi đã trình bày ở bảng 4.1.

0 5 10 15 20 25 30

La Thông Trung Thần Đồng Tẻ Phúc Thành Trường

ĐHNLTN

Địa điểm Tỷ lệ nhiễm

(%)

Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo địa phương

Qua biểu đồ ta thấy được sự khác nhau giữa các cột có chiều cao khác nhau tượng trưng cho tỷ lệ nhiễm của các địa phương. Qua đây ta thấy được địa điểm có tỷ lệ nhiễm cao nhất là tại trại gà trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và thấp nhất là xóm Phúc Thành 65.21 21.73 13.04 Nhiễm nhẹ Nhiễm trung bình Nhiễm nặng

Hình 4.2: Biểu đồ cường độ nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở gà theo địa phương

Theo Lê Văn Năm (2011) [16], mức độ nặng nhẹ của bệnh Leucocytozoon

phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi gia cầm thụ cảm, phương thức chăn nuôi, điều kiện vệ sinh thú y, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng…

Ta thấy, gà nuôi ở những địa phương có điều kiện thuận lợi cho véc tơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đơn bào đường máu tại trại gà Khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Nông Lâm và huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên, sử dụng thuốc điều trị (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)