Hiện trạng môi trường khu vực mỏ sắt Trại cau

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp bảo vệ môi trường đất, nước, không khí khu vực bị ảnh hưởng bởi việc khai thác mỏ sắt Trại Cau, Đồng Hỷ, Thái Nguyên (Trang 66)

3. Ý nghĩa của luận văn

3.2.2.Hiện trạng môi trường khu vực mỏ sắt Trại cau

Từ khi hoạt động đến nay Mỏ Sắt Trại Cau đã thực hiện đánh giá tác động môi trường cho các dự án khai thác cụ thể là:

- Báo cáo ĐTM mỏ sắt Trại Cau năm 1999 do Bộ khoa học công nghệ và môi trường phê duyệt theo quyết định phê duyệt số 2201/QĐ – BKHCNMT ngày 21 tháng 12 năm 1999.

- Báo cáo ĐTM phương án khai thác quặng sắt công trường Núi Quặng do Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt theo quyết định số 843/QĐ – TN&MT, cấp ngày 16 tháng 5 năm 2006.

- Báo cáo ĐTM phương án mở rộng khai thác tầng sâu Núi Quặng – Mỏ sắt Trại Cau do UBND tỉnh Thái Nguyeenphee duyệt theo quyết định số 2361/QĐ – UBND cấp ngày 22/9/2009 hiện tại đang triển khai.

- Báo cáo ĐTM phương án khai thác quặng sắt Limonit còn lại tại công trường Quang Trung Bắc do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên phê duyệt theo quyết định số 1744/QĐ – UBND ngày 4 tháng 8 năm 2008.

- Báo cáo ĐTM công trường Núi Đ, dự án cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản công trường Núi Đ, dự án cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản công trường Quang Trung Bắc.

Những lợi ích to lớn từ việc khai thác quặng sắt tại Mỏ sắt Trại Cau để cung cấp nguyên liệu cho các Nhà máy Luyện thép trong Khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên là thể phủ nhận, tuy nhiên song song với việc khai thác quặng sắt đã làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường trong khu vực,

hoạt động khai thác đã làm ảnh hưởng tới thành phần môi trường như môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí.

3.2.2.1. Đánh giá tác động của hoạt động khai thác sắt tới môi trường nước

mặt và nước ngầm tại khu vực Mỏ sắt- Trại Cau-Đồng Hỷ- Thái Nguyên

Nguồn phát sinh lượng nước thải bao gồm có: Nước mưa chảy tràn phát sinh trên các tuyến đường vận chuyển, khu vực tuyển quặng và khu vực phụ trợ; nước thải sản xuất phát sinh từ quá trình tuyển rửa quặng của Mỏ; nước thải sinh hoạt của công nhân viên phát sinh từ các khu vực văn phòng, nhà ăn, nơi nghỉ của công nhân.

a. Chất lượng nước mặt

Bảng 3.10. Nồng độ một số chất ô nhiễm ở nguồn nước mặt tại Mỏ Sắt - Trại Cau qua các năm gần đây

Vị trí Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 QCVN 14:2008 pH - 7,3 6,7 6,8 5,5 – 9 BOD5 mg/l 5,2 40,18 17,9 15 COD mg/l 15,1 83,4 32 30 TSS mg/l 3532 70,1 12,7 50 Coliform MNP/100ml 1600 1100 1500 7500 As Mg/l < 0,005 0,002 0,001 0,05 Cd Mg/l 0,0005 0,0039 <0,0002 0,01 Fe Mg/l 0,353 0,702 0,62 1,5 Mn Mg/l 0,11 0,307 <0,0002 - Pb Mg/l 0,0068 0,001 0,005 0,05

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quảquan trắc môi trường) [3]

Từ bảng số liệu 3.10 trên ta có thể thấy hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép, chỉ riêng các chỉ tiêu TSS, COD, BOD5là vượt tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể như sau:

+ Đối với BOD5, năm 2012 vượt 2,95 lần, năm 2013 vượt xấp xỉ 1,2 lần + Đối với COD, năm 2012 vượt 5,56 lần, năm 2013 vượt xấp xỉ 1,06 lần + Đối với TSS, năm 2011 vượt 70,64 lần, năm 2012 vượt 1,4 lần

b. Chất lượng nước ngầm

Người dân khu vực Mỏ chủ yếu sử dụng nước giếng khoan để sinh hoạt, tuy nhiên trong qúa trình khai thác cũng đã có những ảnh hưởng về chất lượng, số lượng đến nguồn nước trên. Do gần khu vực khai thác nằm trên vùng đất phân bố karst rất dễ bị hạ mực nước ngầm dẫn đến hiện tượng thiếu hụt nước.

Bảng 3.11. Chất lượng nước ngầm tại Mỏ Sắt - Trại Cau Vị trí Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 QCVN 09:2008 pH - 5,5 6,4 6,9 5,5 – 8,5 Chất rắn lơ lửng mg/l 0,4 154,7 201 1500 Coliform MPN/100ml KPH 79 0 3 As Mg/l <0,005 <0,001 <0,001 0,05 Cd Mg/l <0,0013 0,0005 <0,0002 0,005 Fe Mg/l 0,083 0,6 4,8 5 Mn Mg/l 0,141 0,252 0,001 0,5 Pb Mg/l <0,005 0,001 0,001 0,001

( Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường) [3]

Từ bảng 3.11 về kết quả phân tích chất lượng nước ngầm cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong giưới hạn cho phép, riêng chỉ tiêu colifom năm 2012 vượt 26,3 lần.

c. Chất lượng nước thảitrong quá trình khai thác

Bảng 3.12. Kết quả đo và phân tích chất lượng nước thải phát sinh trong quá trình tuyển quặng

Vị trí Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 QCVN 40:2011 pH - 6,7 6,7 6,7 5,5 – 9 BOD5 mg/l 40 45,76 70 50 COD mg/l 10,8 91,2 297 150 Chất rắn lơ lửng mg/l 320,5 165,5 89 100 Coliform MNP/100ml 750 750 750 5000 As Mg/l <0,005 0,001 0,019 0,1 Cd Mg/l <0,0005 <0,0002 0,0089 0,1 Cu Mg/l 0,015 0,017 0,021 2 Fe Mg/l 0,5 0,57 2,32 5 Hg Mg/l 0,0016 <0,0002 0,0046 0,01 Mn Mg/l 0,1 0,124 61,1 1 Pb Mg/l 0,01 0,013 2,82 0,5 CN Mg/l 0,005 0,005 0,007 0,1

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường) [3]

Từ bảng 3.12 ta có thể nhận xét: một số chỉ tiêu như BOD, COD, TSS, Mn vượt QCVN. Cụ thể:

+ Đối với BOD5: năm 2013 vượt so với QCVN 1,4 lần + Đối với COD: năm 2013 vượt so với QCVN 1,98 lần + Đối với TSS: năm 2011 vượt 3,2 lần; năm 2012 vượt 1,6 lần + Đối với Mn: năm 2013 vượt so với QCVN 61 lần.

3.2.2.2.Đánh giá tác động của hoạt động khai thác sắt tới môi trường đất tại

khu vực Mỏ sắt- Trại Cau-Đồng Hỷ- Thái Nguyên

Nguồn phát sinh do đặc thù của quá trình khai thác mỏ được tiến hành như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công đoạn nổ mìn thường gây ra các hiện tượng sụt lún, nứt đất... - Quá trình bốc xúc, tuyển rửa quặng, làm đất rơi, xốp tạo điều kiện cho quá trình phong hóa và hóa tách các loại khoáng vật kim loại trong đó.

- Một khối lượng lớn chất thải rắn được hình thành do những vật liệu có ích thường chỉ chiếm một phần nhỏ của khối lượng quặng được khai thác, dẫn đến nhiều khi khối lượng đất đá vượt khối lượng quặng nằm trong lòng đất.

- Do di dời một khối lượng lớn đất đá ra khỏi lòng đất tạo nên một khoảng trống rất lớn và rất sâu.

- Môi trường đất chịu ảnh hưởng lớn nhất trong mở moong khai thác là chất thải rắn không sử dụng được cho mục đích khác, đã tạo nên trên bề mặt địa hình mấp mô, xem kẽ giữa các hố sâu và các đống đất đá.

- Một số diện tích đất xung quanh các bãi thải quặng có thể bị bồi lắng do sạt lở, xói mòn của đất đá thải, gây thoái hóa lớp đất mặt.

Bảng 3.13. Kết quả phân tích đất đồng ruộng tại mỏ sắt - Trại Cau Chỉ tiêu Đơn vị Đất đồng ruộng QCVN 03:2008 (đất nông nghiệp) 2011 2012 2013 pHKCL - 6,2 5,01 5,75 - Zn mg/kg 46 99,9 295 200 Cd mg/kg 1,1 0,21 0,49 2 Pb mg/kg 36,5 14,67 64,73 70 As mg/kg 22,19 19,64 10,29 12

Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy Zn, As vượt tiêu chuẩn cho phép, Zn vượt 1,4 lần năm 2013; As năm 2011 và năm 2012 đều vượt lần lượt là 1,8 lần và 1,6 lần so với QCVN đối với loại đất Nông nghiệp.

Bảng 3.14. Kết quả phân tích đất khu vực bãi thải tại mỏ sắt - Trại Cau

Chỉ tiêu Đơn vị

Đất tại công trường khai thác

QCVN 03:2008 (đối với đất công

nghiệp) 2011 2012 2013 pHKCL - 6,4 6,25 5,67 - Zn mg/kg 1332 552 581 300 Cd mg/kg 1,95 2,76 1,61 10 Pb mg/kg 296,4 227,62 454 300 As mg/kg 23,87 36,57 18,63 12

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường) [3]

Đối với môi trường đất tại khu vực công trường khai thác ta có thể thấy Zn, As luôn vượt QCVN, chỉ tiêu Pb năm 2013 có dấu hiệu tăng lên rõ rệt và vượt QCVN. Cụ thể các chỉ tiêu vượt như sau:

+ Đối với Zn: năm 2011 vượt 4,4 lần, năm 2012 vượt 1,84 lần, năm 2013 vượt 1,9 lần.

+ Đối với As: năm 2011 vượt 1,98 lần, năm 2012 vượt 3,04 lần, năm 2013 vượt 1,5 lần.

+ Đối với Pb: năm 2013 vượt 1,5 lần

3.2.2.3. Đánh giá tác động của hoạt động khai thác sắt tới môi trường

không khí tại khu vực Mỏ sắt- Trại Cau-Đồng Hỷ- Thái Nguyên

Nguồn phát sinh chủ yếu từ các hoạt động khoan, nổ mìn, đập xúc đất đá, sàng tuyển quặng, vận chuyển quặng, vận chuyển đất đá thải sẽ ảnh hưởng đến môi trường bởi bụi, khí thí thải, tiếng ồn

Bảng 3.15. Kết quả đo và phân tích chất lượng khí thải ở khu sàng tuyển quặng

Vị trí Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 QCVN 19:2009 Bụi - <0,1 0,09 0,063 400 CO mg/m3 <2 0,823 1,087 1000 SO2 mg/m3 0,042 0,08 0,096 1500 NO2 mg/m3 0,066 0,039 0,032 1000 Tiếng ồn dBA 57,3 83 82 85

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường) [3]

Ở khu vực sàng tuyển quặng môi trường không khí tương đối tốt, các chỉ tiêu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Riêng chỉ tiêu tiếng ồn gần bằng với giới hạn cho phép.

Bảng 3.16. Kết quả đo và phân tích chất lượng không khí trên tuyến đường vận chuyển quặng

Vị trí Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 QCVN 05:2009 Bụi - 0,8 0,06 0,077 0,3 CO mg/m3 <2 0,637 1,317 30 SO2 mg/m3 0,042 0,06 0,087 0,06 NO2 mg/m3 0,059 0,04 0,026 0,2 Tiếng ồn dBA 63,7 69,4 71 70

Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí trên tyến đường vận chuyển quặng một số chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cho phép như: bụi, SO2, tiếng ồn. Cụ thể như sau:

+ Đối với bụi: năm 2011 vượt QCVN 2,66 lần + Đối với SO2: năm 2013 vượt QCVN 1,45 lần + Đối với chỉ tiêu tiếng ồn: năm 2013 vượt 1,01 lần.

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp bảo vệ môi trường đất, nước, không khí khu vực bị ảnh hưởng bởi việc khai thác mỏ sắt Trại Cau, Đồng Hỷ, Thái Nguyên (Trang 66)