Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp bảo vệ môi trường đất, nước, không khí khu vực bị ảnh hưởng bởi việc khai thác mỏ sắt Trại Cau, Đồng Hỷ, Thái Nguyên (Trang 39)

3. Ý nghĩa của luận văn

2.2.Nội dung nghiên cứu

2.2.1.Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế- xã hội tại khu vực Mỏ Sắt- Trại Cau

+ Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, địa chất + Điều kiện kinh tế - xã hội

2.2.2.Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước, không khí khu vực bị ảnhhưởng của việc khai thác khoáng sản Trại Cau hưởng của việc khai thác khoáng sản Trại Cau

-Khái quát về mỏ sắt Trại Cau; chất lượng, trữ lượng và công nghệ khai thác sắt của Mỏ

- Đánh giá tác động của hoạt động khai thác sắt tới môi trường nước mặt, nước ngầm và nước thải tại khu vực Mỏ sắt - Trại Cau - Đồng Hỷ - Thái Nguyên

- Đánh giá tác động của hoạt động khai thác sắt tới môi trường đất tại khu vực Mỏ sắt - Trại Cau - Đồng Hỷ - Thái Nguyên

- Đánh giá tác động của hoạt động khai thác sắt tới môi trường không khí tại khu vực Mỏ sắt - Trại Cau - Đồng Hỷ - Thái Nguyên

2.2.3. Ý kiến người dân và công nhân mvề ảnh hưởng của hoạt động khai thácsắt đếnsức khỏe vàmôi trường sắt đếnsức khỏe vàmôi trường

- Đánh giá của người dân và công nhân về chất lượng môi trường do bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác của mỏ sắt

- Đánh giá về tình hình sức khỏe người dân xung quanh Mỏ

- Lấy ý kiến của công nhân Mỏ về quá trình khai thác ảnh hưởng đến sức khỏe.

2.2.4.Đề xuấtgiải phápbảo vệ môi trường đất, nước, không khí tại khu vực bị ảnh hưởng

- Giải pháp quản lý - Giải pháp công nghệ

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1.Phương pháp kế thừa sử dụng tài liệu thứ cấp

- Tài liệu về tự nhiên kinh tế - xã hội (Nguồn: phòng TN&MT huyện Đồng Hỷ, TP Thái Nguyên ).

- Tài liệu, số liệu về hoạt động của mỏ sắt Trại Cau, các báo cáo môi trường năm 2011, 2012, 2013; của mỏ sắt Trại Cau (Nguồn: Trung tâm quan trắc, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, phòng hành chính, cơ điện, kĩ thuật công nghệ …thuộc mỏ sắt Trại Cau).

2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp- Điều tra khảo sát thực địa. - Điều tra khảo sát thực địa.

Điều tra khảo sát thực địa khu vực Mỏ sắt, tham quan thực tế các quy trình công nghệ sản xuất, công trường khai thác, hệ thống xử lý nước thải và các nguồn thải khác của Mỏ.

- Sử dụng phiếu điều tra theo bộ câu hỏi, phạm vi điều tra 50 hộ, cách chọn hộ điều tra là ngẫu nhiên.

- Phỏng vấn trực tiếp

* Nội dung điều tra phỏng vấn: * Đối tượng phỏng vấn: Nhóm 1:

+ Nông dân, các hộ gia đình

+ Cán bộ công nhân viên chức nhà nước + Cán bộ Thị trấn Trại Cau

Nhóm 2:

Công nhân viên làm việc tại Mỏ sắt

* Phạm vi phỏng vấn: phỏng vấn khoảng 50 hộ gia đình chiếm 5% tổng số hộ đang sinh sống tại Trại Cau, trong đó chủ yếu là các hộ gia đình ở gần khu vực khai thác và cán bộ công nhân viên làm việc tại Mỏ, ngoài ra còn phỏng vấn thêm ý kiếm của cán bộ làm việc tại UBND Thị trấn Trại Cau. * Mục đích điều tra, phỏng vấn: Thu thập số liệu sơ cấp về các thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài và điều tra những ảnh hưởng của khai thác mỏ tới môi trường nước, đất, không khí tại khu vực Mỏ khai thác. So sánh đối chiếu, kiểm định những kết quả phân tích, thu thập xem độ chính xác cao hay thấp.

2.3.3.Phương pháp xử lí số liệu

- Trên cơ sở những tài liệu thu thập được ta tiến hành phân tích, chọn lọc, tổng hợp nên những số liệu cần thiết, hợp lí có cơ sở khoa học. Sử dụng phần mềm điện tử Excel để thống kê và xử lý số liệu.

2.3.4. Phương pháp lấy mẫu,bảo quản và phân tích mẫu

2.3.4.1. Đới với mẫu nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mẫu nước mặt:

+ Vị trí lấy mẫu: Suối Thác Lạc và Suối Ivon + Tần suất lấy mẫu: 3 lần/năm

+ Thời gian lấy mẫu: tháng 3, tháng 5, tháng 10 + Lượng mẫu lấy: 2 lít/mẫu

+ Lấy mẫu: theo ISO 5667-6:1990(E)TCVN5996-1995 + Bảo quản mẫu: theo TCVN 5993-1995

+ Phân tích mẫu: Tùy từng chỉ tiêu phân tích mà ta sử dụng các phương pháp khác nhau. Cụ thể như: pH đo bằng máy theo TCVN 6492:1999; COD phương pháp oxi hóa bằng K2Cr2O7 trong môi trường axit theo TCVN 6491:1999; BOD5 pha loãng và cấy bổ xung allylthiourea theo TCVN 6001- 1:2008; kim loại nặng phân tích bằng phương pháp SMEWW 3125:1999, TSS phân tích theo TCVN 6625:2000 ...

- Mẫu nước ngầm:

+ Vị trí lấy mẫu: nước giếng tại các nhà dân cách công trường khai thác 50m, 200m.

+ Tần suất lấy mẫu: 3 lần/năm

+ Thời gian lấy mẫu: tháng 3, tháng 5, tháng 10 + Lượng mẫu lấy: 2 lít/mẫu

+ Chỉ tiêu lấy mẫu: độ pH, COD, BOD, kim loại nặng, TSS, colifom... + Lấy mẫu: theo ISO 5667-6:1990(E)TCVN5996-1995

+ Bảo quản mẫu: theo TCVN 5993-1995

+ Phân tích mẫu: Tùy từng chỉ tiêu phân tích mà ta sử dụng các phương pháp khác nhau. Cụ thể như: pH đo bằng máy theo TCVN 6492:1999; COD phương pháp oxi hóa bằng K2Cr2O7 trong môi trường axit theo TCVN 6491:1999; BOD5 pha loãng và cấy bổ xung allylthiourea theo TCVN 6001- 1:2008; kim loại nặng phân tích bằng phương pháp SMEWW 3125:1999, TSS phân tích theo TCVN 6625:2000 ...

- Mẫu nước thải:

+ Vị trí lấy mẫu: tại điểm xả ra suối Thác Lạc, nước thải nhà máy tuyển quặng

+ Tần suất lấy mẫu: 3 lần/năm

+ Thời gian lấy mẫu: tháng 3, tháng 5, tháng 10 + Lượng mẫu lấy: 2 lít/mẫu

+ Chỉ tiêu lấy mẫu: độ pH, COD, BOD, kim loại nặng, TSS... + Lấy mẫu: theo ISO 5667-6:1990(E)TCVN5996-1995 + Bảo quản mẫu: theo TCVN 5993-1995

+ Phân tích mẫu: Tùy từng chỉ tiêu phân tích mà ta sử dụng các phương pháp khác nhau. Cụ thể như: pH đo bằng máy theo TCVN 6492:1999; COD phương pháp oxi hóa bằng K2Cr2O7 trong môi trường axit theo TCVN 6491:1999; BOD5 pha loãng và cấy bổ xung allylthiourea theo TCVN 6001- 1:2008; kim loại nặng phân tích bằng phương pháp SMEWW 3125:1999, TSS phân tích theo TCVN 6625:2000 ...

2.3.4.2. Đối với mẫu không khí

- Phương pháp lấy mẫu không khí: dùng các thiết bị đo nhanh tại hiện trường đối với các khí như bụi, SO2, NOx, CO, CO2, H2S, tiếng ồn… dùng các dung dịch hấp thụ phù hợp sau đó đem về phòng thí nghiệm phân tích. Hoạt động lấy mẫu phải diễn ra khi các hoạt động khai thác diễn ra bình thường.

- Vị trí lấy mẫu khí thải là 3 điểm tại khu vực sàng tuyển quặng, trên tuyến đường vận chuyển, khu vực bãi thải

- Thời gian lấy mẫu vào các tháng 3, 5, 10 hàng năm.

- Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích: phân tích chất lượng không khí thông qua các thông số về nhiệt độ, độ ẩm, hướng gió, bụi, SO2, NOx, CO,… độ ồn theo tiêu chuẩn Việt Nam và có sử dụng các thiết bị chuyên dụng.

2.3.4.3. Đối với mẫu đất

+ Vị trí lấy mẫu: Đất ruộng phía gần công trường khai thác núi Đ và đất khu vực bãi thải

+ Thời gian lấy mẫu: tháng 3, 5, 10.

+ Lấy mẫu đất: theo TCVN 5297:1995 - chất lượng đất - lấy mẫu – yêu cầu chung; TCVN 7538/2:2005 - chất lượng đất - lấy mẫu, phần 2 hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.

+ Bảo quản mẫu:mẫu được bảo quản trong túi nilon sạch, kín,

+ Phân tích mẫu: phân tích các kim loại nặng bằng phương pháp SMEWW 3125:2005 và EPA 3051 - 1996; pH theo EPA 9045C - 1999; tổng N theo IET/ĐCMT...

2.3.5. Phương pháp đối chiếu với tiêu chuẩn, quy chuẩnViệt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

So sánh kết quả phân tích các mẫu nước được lấy để nghiên cứu với TCVN nhằm đánh giá hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước và mức độ ảnh hưởng của chúng đến chất lượng nguồn nước, chất lượng môi trường đất , chất lượng không khí trong khu vực bị ảnh hưởng. Cụ thể:

- So sánh với QCVN 40:2011, để đánh giá chất lượng nước thải công nghiệp.

- So sánh với TCVN 5942- 1995 để đánh giá chất lượng nước mặt. - So sánh với QCVN 08: 2008/BTNMT để đánh giá chất lượng nước mặt.

- So sánh với QCVN 09:2008/BTNMT để đánh giá chất lượng nước ngầm.

- QCVN 05:2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

- QCVN 19:2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng khí thải công nghiệp.

- So sánh với QCVN 03:2008/ BTNMT quy chuẩn cho phép giới hạn kim loại trong đất.

So sánh giữa kết quả thu được với thực tế (ý kiến người dân ), từ đó rút ra được những kết luận về các tác động của khai thác sắt tới môi trường nước, đất, không khí. Qua đó ta có thể đề suất ra những giải pháp hợp lí.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội của mỏ sắt Trại Cau Đồng Hỷ -Thái Nguyên Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

Mỏ sắt Trại Cau phía Tây Bắc giáp xã Nam Hoà, Phía Đông giáp xã Cây Thị, Phía Nam và Tây Nam giáp xã Tân Lợi, cách thành phố Thái Nguyên 20km về phía Đông.

Diện tích khu mỏ rộng: 101,39 ha. Trong đó diện tích khai thác là 93,29 ha và diện tích chuyên dùng là 8,1 ha.

Địa hình khu mỏ là vùng đồi dốc thoai thoải có độ cao trung bình 30m - 50m, xen lẫn các khu vực bằng phẳng đã được dân cư khai phá để trồng hoa màu. Xung quang khu vực sản xuất của mỏ có hàng trăm hộ dân đang sinh sống, dưới chân bãi thải cũng tập trung dân cư đông đúc. Khoảng cách từ khai trường đến hộ dân gần nhất là 500m và khu vực bãi thải cách hộ dân gần nhất là 50m. Do vậy, ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng sắt đến môi trường tại TT. Trại Cau là không thể tránh khỏi.[6]

- Địa hình, địa mạo

Khu vực mỏ sắt Trại Cau có địa hình đồi bát úp, có độ cao trung bình từ 30 đến 35m. Độ dốc giảm dần từ khu vực phân xưởng tuyển quặng về 2 phía Tây Nam và Đông Nam. Sau thời gian khai thác quặng sắt, địa hình khu vực đã được biến đổi rõ nét. Địa chất khu vực chủ yếu là quặng phong hóa và quặng Cacbonat Manhetit nằm trong lớp đá vôi. Lớp trên cùng là thổ nhưỡng mỏng, bên dưới là lớp quặng phong hóa dạng vỉa hoặc thấu kính có bề dày từ 15 đến 20m, tiếp đến là lớp quặng Manhetit dày từ 10 đến 15m.

Khu vực dự án cách khu ruộng lúa phía Nam khoảng 100m, độ cao khu khai thác phía Tây nằm ở cos +56, ruộng lúa nằm ở cos +37,09 như vậy khu Tây cao hơn ruộng lúa khoảng 18,91m. Độ cao khu khai thác phía Đông nằm ở cos +64 cao hơn so với ruộng lúa khoảng 26,29m. [6]

- Khí hậu

Khu vực mỏ sắt Trại Cau có địa hình đồi bát úp, mang đặc trưng khí hậu của vùng bán sơn địa chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, hướng gió chủ đạo Đông - Bắc, Bắc, nhiệt độ trung bình từ 140C đến 260C. Mùa mưa kéo dài từ tháng 3 đến tháng 9 trong năm, hướng gió chủ đạo Nam và Đông – Nam, mùa này nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ thay đổi từ 170C đến 360C.

* Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong không khí; đồng thời nó có liên quan đến quá trình bay hơi của các chất hữu cơ. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí là những yếu tố gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe người lao động và môi trường xung quanh.

Bảng 3.1. Nhiệt độ môi trường không khí trung bình các tháng năm 2008 đến 2013

N/Th Nhiệt độ không khí trung bình tháng ( 0C) Th1 Th 2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 TB 2008 14,4 13,5 20,8 24 26,7 28,1 28,4 28,2 27,7 26,1 20,5 17,3 23,0 2009 15,1 21,9 20,5 24,1 26,5 29,2 28,9 29,4 28,3 26,2 21,0 19,4 24,2 2010 17,7 20,5 21,5 23,5 27,8 29,5 29,7 27,8 27,9 25,1 20,9 18,5 24,2 2011 15,7 17,6 18,8 24,0 28,6 29,3 28,9 28,3 28,3 25,7 21,9 16,6 23,6 2012 17,7 18,0 20,0 25,1 26,5 29 29,1 27,4 27,4 26,7 23,7 17,3 24,0 2013 16,2 21,6 20,7 22,9 26,7 29,4 29,6 28,5 26,8 25,4 20,3 29,5 24,0

Tại khu vực triển khai dự án nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là: + Nhiệt độ trung bình năm: 23,83oC.

+ Nhiệt độ cao nhất trung bình của tháng nóng nhất: 29,08oC (tháng 6). + Nhiệt độ thấp nhất trung bình của tháng lạnh nhất: 18,85oC (tháng 2).

* Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố cần thiết khi đánh giá mức độ tác động tới môi trường không khí của dự án. Đây là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát tán, lan truyền các chất gây ô nhiễm.

Bảng 3.2. Độ ẩm không khí trung bình các tháng năm 2010 đến năm 2013 Độ ẩm không khí trung bình tháng N/Th Th1 Th 2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 TB 2008 83 77 86 87 80 83 83 85 86 85 79 75 82 2009 73 86 83 84 83 79 84 81 80 79 71 74 80 2010 79 79 80 86 84 80 81 85 83 77 74 79 81 2011 83 83 86 85 84 85 84 86 80 79 85 76 83 2012 78 86 87 83 81 82 85 88 78 82 79 78 82 2013 71 83 90 82 77 80 80 84 84 80 75 84 81 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn:Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2008-2013)) [9]

Tại khu vực có:

- Độ ẩm tương đối trung bình tháng của không khí: 81,5% - Độ ẩm tương đối trung bình tháng lớn nhất (tháng 3, 7): 84,08% - Độ ẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất (tháng 1, 11): 77,5%

* Lượng mưa

Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng chất thải lỏng, nó kéo theo các hạt bụi và hòa tan một số chất độc hại trong không khí rồi rơi xuống đất, có khả năng gây ô nhiễm đất và ô nhiễm nước.

Lượng mưa trên toàn khu vực được phân bổ theo 2 mùa: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa đạt tới cực đại vào tháng 7, tháng 8 (tháng nhiều bão nhất trong vùng), mùa khô (ít mưa) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Bảng 3.3. Tổng lượng mưa các tháng năm 2008 đến 2013

Tổng lượng mưa tháng (mm) N/Th Th1 Th 2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 TB TỔNG 2008 12,3 18,4 24,6 129,7 120,8 238,8 523,3 395,7 207,1 154,1 200,1 5,3 169,2 2030,2 2009 10,8 14,1 33,0 137,8 567,8 318,7 248,2 187,8 221,0 66,1 0,5 2,9 152,9 1808,7 2010 83,4 5,8 49,7 119,6 206,5 211,4 367,1 328,2 166,6 8,7 2,1 41,8 132,6 1590,9 2011 18,7 39,6 58,6 40,5 181,2 224,5 328,2 410,9 292,3 9,0 93,0 47,9 145,4 1744,4 2012 2.3,0 24,4 41,0 19,6 391,3 233,5 262,7 328,5 215,9 83,1 87,3 6,3 141,3 1695,9 2013 2,1 39,1 85,7 135,4 160,2 238,1 317,2 120,8 273,3 45,7 9,9 23,8 120,9 1451,3

(Nguồn:Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2008-2013)) [9]

- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1720,2 mm - Số ngày mưa trong năm: 150 - 160 ngày

- Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất: 341,1 mm (tháng 7) - Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất: 21,3 mm (tháng 12) - Cường độ mưa trung bình lớn nhất: 80 – 100 mm/h

* Tốc độ gió và hướng gió

Gió là yếu tố khí tượng cơ bản có ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất ô nhiễm trong khí quyển và làm xáo trộn các chất ô nhiễm trong

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp bảo vệ môi trường đất, nước, không khí khu vực bị ảnh hưởng bởi việc khai thác mỏ sắt Trại Cau, Đồng Hỷ, Thái Nguyên (Trang 39)