10. Kết cấu luận văn
1.3. Lý luận của Đảng và chắnh sách của Nhà nước về quản lý biến đổi xã
đổi xã hội do đô thị hóa
Năm 2006, Việt Nam chắnh thức tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO. Chắnh sách mở cửa hội nhập với thị trường thế giới của Đảng và Nhà nước chắnh là một nhân tố rất quan trọng tạo ra sự biến đổi về xã hội nói chung và ở nông thôn vùng ven đô Hà Nội nói riêng. Nhờ chắnh sách này đã giúp cho người nông dân mở mang tầm nhìn trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sản xuất nông nghiệp. Đây là cơ hội cho người nông dân được mở mang, học hỏi kinh nghiệm làm ăn và tiếp thu kiến thức khoa học mới áp dụng vào trong cuộc sống. Trước kia, người nông dân chỉ trông đợi
vào các quyết định, chắnh sách hay sự hướng dẫn của Nhà nước thì nay họ đã chủ động, năng động hơn trong việc tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập và tự làm giàu chắnh đáng. Chắnh sách mở cửa và hội nhập quốc tế còn là động lực thúc đẩy người dân trong việc chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp Ờ việc làm. Đó chắnh là sự đa dạng hóa nghề nông và phi nông nghiệp. Nhờ có chắnh sách mở cửa hội nhập mà những năm gần đây, các khu công nghiệp không ngừng được xây dựng ở các huyện ngoại thành. Chắnh những khu công nghiệp này là nhân tố trực tiếp dẫn đến việc chuyển đổi nghề nghiệp từ nông dân sang công nhân hoặc buôn bán dịch vụ, từ thuần nông sang đa dạng hóa về nghề nghiệp của một bộ phận dân cư nông thôn ven đô. Cũng do chắnh sách mở cửa hội nhập kinh tế mà vùng nông thôn ven đô, trong đó có huyện Sóc Sơn đã có một bộ phận lao động tham gia vào thị trường xuất khẩu lao động sang nước ngoài; điều này đã giải quyết một phần lao động dôi dư, góp phần tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân trên địa bàn.
Huyện Sóc Sơn phát huy lợi thế, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, tranh thủ mọi thời cơ, nguồn lực, xây dựng Sóc Sơn trở thành vùng phát triển của Thủ đô với cơ cấu kinh tế công nghiệp Ờ dịch vụ - nông lâm nghiệp theo hướng sinh thái, bền vững, có hệ thống hạ tầng và quy hoạch đồng bộ - hiện đại, văn hóa xã hội phát triển, nguồn nhân lực được đào tạo chất lượng, an sinh xã hội được đảm bảo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội đảm bảo ổn định, hệ thống chắnh trị vững mạnh toàn diện. Đảng bộ, chắnh quyền huyện Sóc Sơn đã đưa ra một số quan điểm chỉ đạo trong phát triển kinh tế - xã hội như sau: Lấy phát huy nội lực là nhân tố chắnh Ờ quyết định, tranh thủ huy động các nguồn lực bên ngoài là quan trọng; phát triển kinh tế - xã hội của huyện phải đặt trong định hướng phát triển chung của Thủ đô, đảm bảo phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, gắn phát triển công nghiệp, dịch vụ với phát triển
nông nghiệp, nông thôn và chuyển dịch lao động trong nông nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội và giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc. Từ những quan điểm chỉ đạo như trên, huyện đã đưa ra một số khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội là đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, trọng tâm là thực hiện tốt giải phóng mặt bằng, mở ra một giai đoạn mới phát triển của huyện với mục tiêu đưa Sóc Sơn trở thành vùng phát triển của Thủ đô, góp phần hoàn thành mục tiêu chung của Thủ đô Hà Nội là cơ bản công nghiệp hóa Ờ hiện đại hóa vào năm 2015.
Như vậy, dựa trên những chắnh sách về phát triển kinh tế - xã hội chung của Thủ đô, huyện Sóc Sơn đã đưa ra một số chắnh sách chi tiết, cụ thể và phù hợp với đặc điểm của địa phương để đưa kinh tế phát triển, xã hội ổn định bền vững. Xã Mai Đình thực hiện chắnh sách chung của huyện và triển khai cụ thể tại địa phương nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế của xã theo hướng công nghiệp hóa Ờ hiện đại hóa.