10. Kết cấu luận văn
1.2.1. Lý thuyết về biến đổi xã hội
Như chúng ta thấy, mọi xã hội cũng giống như tự nhiên luôn không ngừng biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ là tạm thời, ổn định bề ngoài còn
thực tế bên trong nó không ngừng biến đổi. Do đó, bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hóa cho dù nó có bảo thủ và cổ truyền đến đâu chăng nữa cũng luôn luôn có sự biến đổi. Trong xã hội hiện đại, do có nhiều yếu tố tác động nên sự biến đổi càng biểu hiện nhanh hơn, rõ nét hơn. Có nhiều quan điểm khác nhau về sự biến đổi. Theo quan điểm của xã hội học Mác xắt chỉ ra rằng phát triển là một quá trình mà trong đó sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ và đây là hiện tượng diễn ra không ngừng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Có một cách
hiểu rộng nhất, cho đó là Ộmột sự thay đổi so sánh với một tình trạng xã hội
hoặc một nếp sống có trướcỢ [6, 279]. Trong một phạm vi hẹp hơn, người ta
cho rằng sự biến đổi xã hội được đề cập đến sự biến đổi về cấu trúc xã hội mà sự biến đổi này ảnh hưởng sâu sắc đến phần lớn các thành viên của một xã hội. Chắnh sự vận động và tương tác này tạo ra sự phong phú và đa dạng của xã hội. Còn những biến đổi chỉ tác động đến số ắt cá nhân thì ắt được các nhà xã hội học quan tâm, chú ý. Vậy biến đổi xã hội là gì? Theo các nhà xã hội
học ở Việt Nam thì Ộbiến đổi xã hội là một quá trình qua đó những khuôn
mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi qua thời gianỢ[6, 279-280].
A.Comte (1798 Ờ 1857) là nhà xã hội học đầu tiên đưa vấn đề biến đổi xã
hội vào nghiên cứu. Ông cho rằng, biến đổi xã hội là chắc chắn sẽ xảy ra, nó
theo một con đường phát triển và những tiến bộ tất nhiên hướng tới một xã hội tốt hơn [6, 280]. Quan điểm của A.Comte cũng chỉ ra biến đổi xã hội là
một tất yếu và mọi sự biến đổi đều mang tắnh phát triển, tiến bộ.
Các nhà xã hội học hiện đại ngày nay không quan tâm nhiều đến việc giải thắch sự thay đổi trong những thuật ngữ của một yếu tố đơn lẻ, hầu hết cho rằng sự tương tác phức tạp của nhiều yếu tố - cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài tạo nên sự biến đổi. Mặc dù trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định, những yếu tố cụ thể có khi ảnh hưởng ắt hơn hay nhiều hơn những yếu
tố khác. Khi nhắc đến biến đổi xã hội, các nhà lý thuyết hiện đại nhắc đến những yếu tố cụ thể như: Thứ nhất là môi trường vật chất: bao gồm những biến động lớn về điều kiện tự nhiên, khắ hậu,...Thứ hai là công nghệ: Sự áp dụng những kiến thức thực tiễn, tri thức ứng dụng vào thực tiễn. Thứ ba là sức ép dân số hay sự biến đổi dân số: Sự thay đổi trong quy mô và mật độ dân số, di dân cũng là nguyên nhân của sự biến đổi xã hội. Thứ tư là giao lưu văn hóa: Đây là một nguyên nhân quan trọng của sự biến đổi xã hội, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay với mục tiêu toàn cầu hóa thì sự giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, giữa các dân tộc là yếu tố tác động mạnh đến sự biến đổi xã hội. Thứ năm là yếu tố xung đột xã hội: sự xung đột giữa các nhóm xã hội, địa vị và những tầng lớp xã hội. Nhân tố này ảnh hưởng cả ở nhịp độ và sự trực tiếp của sự biến đổi xã hội.
Khoa học xã hội thế kỷ XIX thường có xu hướng phân tắch vĩ mô và dài hạn, nhìn biến đổi xã hội như một quá trình tổng thể thuần nhất, các lĩnh vực của đời sống xã hội sớm hay muộn sẽ theo nhau thay đổi. Khoa học xã hội nửa sau thế kỷ XX thường chú trọng hơn đến tình trạng không đồng bộ trong sự biến đổi của cấu trúc xã hội, nó quan niệm rằng biến đổi thường là cục bộ và không đồng đều. Chẳng hạn, Daniel Bell trong cuốn Cultural Contradictions of Capitalism (Những tương phản văn hóa của chủ nghĩa Tư bản) viết năm 1976 cho rằng biến đổi xã hội trong thế giới hiện đại nảy sinh từ sự căng thẳng giữa ba Ộlĩnh vựcỢ của thực tiễn xã hội, mỗi lĩnh vực vận hành theo những nguyên lý khác nhau và hướng tới những mục tiêu khác nhau. Đó là cấu trúc: công nghệ - kinh tế (khoa học, công nghiệp và kinh tế), hệ thống chắnh trị và văn hóa [4, 30].
Vận dụng lý thuyết này trong nghiên cứu của đề tài, chúng tôi nghiên cứu về sự biến đổi của dân số dưới sức ép của đô thị hóa, sự biến đổi của cơ cấu nghề nghiệp việc làm và sự biến đổi về hệ thống cơ sở hạ tầng đang diễn
ra tại xã Mai Đình. Dưới tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa, người dân ở tại xã cũng có sự biến đổi mạnh do sự di dân từ những nơi khác đến sinh sống và sự biến đổi của chắnh những người dân sống trong xã. Sự biến đổi dân số tại xã trong những năm vừa qua cũng kéo theo nhiều sự biến đổi khác. Đó là sự biến đổi về lối sống do những người nơi khác mang đến. Ngoài ra, yếu tố tác động mạnh đến sự biến đổi về lối sống cũng do sự giao lưu hội nhập văn hóa toàn cầu hiện nay. Từ việc giao lưu văn hóa dẫn đến việc những hành vi của con người cũng biến đổi như cách ăn mặc, cách giao tiếp, cách tiêu dùng hàng ngày,... Trong luận văn này, chúng tôi vận dụng và nghiên cứu về biến đổi lối sống để nói về sự biến đổi hành vi tiêu dùng, cách sử dụng thời gian rỗi và cách những người dân giúp đỡ nhau trong các công việc liên qua như hiếu/hỉ trong những năm vừa qua.