Các khái niệm công cụ

Một phần của tài liệu Biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô ( khảo sát tại huyện sóc sơn thành phố hà nội) (Trang 27)

10. Kết cấu luận văn

1.1. Các khái niệm công cụ

1.1.1. Biến đổi xã hội

Khi nói đến biến đổi xã hội là nói đến sự vận động xã hội từ một trạng thái xã hội này sang một trạng thái xã hội khác. Trạng thái xã hội cũ tĩnh tại chỉ mang tắnh chất tương đối với nghĩa là chỉ xem xét trong một khoảng thời gian cụ thể, còn thực chất sự biến đổi xã hội là phổ biến và nó diễn ra không ngừng trong bất cứ xã hội nào. Để hiểu rõ bản chất và nội dung của sự biến đổi xã hội, chúng ta cần trả lời được một số những câu hỏi như: đối tượng của biến đổi xã hội là gì? Tức là ai, cái gì bị biến đổi? Sự biến đổi đó diễn ra như thế nào? Biến đổi như thế nào? Đồng thời cần tìm hiểu xem tác động của sự biến đổi xã hội đối với đời sống của người dân (cá nhân, các nhóm và cộng

đồng xã hội) trong giai đoạn đó.

Trong Từ điển xã hội học Nguyễn Khắc Viện dùng khái niệm Ộthay đổi

xã hộiỢ. Theo đó, thay đổi xã hội là Ộchỉ trạng thái vận động xã hội khác nhau: tiến bộ hoặc thoái bộ, tiến hóa hoặc cách mạng, bộ phận hoặc toàn bộ, v.v...Ợ [30,284]. Với cách tiếp cận này thay đổi xã hội ở tầm xã hội vĩ mô, khi

xã hội có sự vận động trong tồn tại xã hội, ý thức xã hội hoặc kết hợp cả hai. Như vậy, Ộthay đổi xã hộiỢ là một khái niệm mang tắnh chất là một phạm trù triết học nhằm để chỉ sự vận động từ một giai đoạn xã hội (hình thái kinh tế - xã hội) này sang một giai đoạn khác như từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản chủ nghĩa.

Từ điển xã hội học Oxford lại xem biến đổi xã hội dưới góc nhìn xã hội học bao gồm rất nhiều nhiều phương diện. Từ biến đổi ngắn hạn đến những

biến đổi dài hạn, những biến đổi quy mô lớn đến quy mô nhỏ, từ cấp độ toàn cầu tới cấp độ gia đình. Biến đổi xã hội không chỉ thể hiện trên phương diện cấu trúc chắnh trị và cơ cấu xã hội rộng lớn mà còn thể hiện trong chuẩn mực, giá trị, khuôn mẫu hành vi, các mối quan hệ [5].

Theo Từ điển xã hội học (dịch từ nguyên bản tiếng Đức) của hai tác giả G.Endruweit và G.Trommsdorff cho rằng: ỘBiến đổi xã hội là một quá trình

xã hội về những thay đổi trong cơ cấu của một hệ thống xã hội. Những thay đổi này liên quan đến đặc trưng của nóỢ [7]. Định nghĩa này phát biểu chủ

yếu về Ộsự thay đổi trong cơ cấu thể chế của một xã hộiẦsao cho ta có thể nói tới một sự biến đổi về loại thể chế xã hộiỢ (Lockwood) và hơi khác với

Ộtắnh luôn luôn chuyển động của mối liên hệ tác dụng xã hội liên quan tới những giả bất biến tác dụngỢ (Casetti). Qua định nghĩa này cho ta thấy, tác

giả coi biến đổi xã hội là biến đổi cơ cấu ở trong một hệ thống xã hội cụ thể. Đó là những cơ cấu xã hội mang đặc trưng của xã hội đó.

Theo từ điển xã hội học nguyên bản tiếng Pháp do tác giả Trịnh Văn

Tùng tóm tắt: Biến đổi xã hội là một sự chuyển dạng có ý nghĩa một phần

hoặc tổng thể hệ thống xã hội trong các thành tố và phương thức hành động của hệ thống xã hội đó [1, 68-69].

Trong tác phẩm Xã hội học của hai tác giả Phạm Tất Dong và Lê Ngọc

Hùng định nghĩa: ỘBiến đổi xã hội là một quá trình qua đó những khuôn mẫu

của các hành vi, các quan hệ, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng được thay đổi qua thời gianỢ [6, 280]. Như vậy, biến đổi xã hội là một khái

niệm Ộtrung tắnhỢ để chỉ sự thay đổi đa dạng của xã hội như từ bên trong và bên ngoài, vi mô và vĩ mô, bộ phận và tổng thể, tắch cực hoặc tiêu cực, đi lên hoặc đi xuốngẦ.

Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ, tôi không nghiên cứu biến đổi tổng thể hệ thống xã hội mà chỉ nghiên cứu một phần của biến đổi, đó là biến đổi

về cơ cấu xã hội và biến đổi về lối sống ở xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Trong sự biến đổi về cơ cấu xã hội, tôi nghiên cứu, tìm hiểu sự biến đổi về cơ cấu dân số, cơ cấu nghề nghiệp Ờ việc làm, cơ sở hạ tầng biến đổi như thế nào dưới sự tác động của đô thị hóa hiện nay? Các cá nhân trong gia đình có lối sống như thế nào? Quan hệ của cá nhân trong gia đình và cá nhân với cộng đồng biến đổi ra sao trước sự tác động của đô thị hóa.

Từ đó, tôi đi tìm hiểu một số yếu tố tác động đến biến đổi xã hội của người dân tại xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn và xem yếu tố nào tác động mạnh đến biến đổi về cơ cấu xã hội, yếu tố nào tác động mạnh đến biến đổi lối sống của người dân trong quá trình đô thị hóa.

1.1.2. Đô thị hóa

Theo Từ điển xã hội học tiếng Pháp của hai tác giả ANKOUN André và ANSART Pierre do tác giả Trịnh Văn Tùng tóm tắt: ỘĐô thị hóa là quá trình

tạo dựng thành phố hoặc mở rộng không gian đô thị. Đây là một quá trình mà ở đó các thành phố tăng số lượng cư dân của mình, đồng thời tăng không gian của thành phố, tăng số lượng người được hưởng các lợi ắch, lợi thế của đô thị và từ đó đồng thời cũng tăng số lượng người tham gia vào lối sống đô thịỢ [1, 555-556].

Theo Từ điển xã hội học (dịch từ nguyên bản tiếng Đức), của tác giả

G.Endruweit và G. Trommsdorff, thì khái niệm đô thị hóa được dùng theo ba nghĩa: (1) cho sự tăng trưởng vượt quá mức trung bình số những người dân sống ở đô thị so với toàn bộ dân cư ở một nước hay một lục địa; (2) cho sự tăng trưởng về dân cư và/hoặc diện tắch của từng thành phố riêng; và (3) cho sự mở rộng văn hóa và lối sống thành thị [7].

Một cách hiểu thông thường và phổ biến về đô thị hóa chắnh là quá trình phát triển dân số đô thị, kinh tế phát triển theo hướng tăng tỷ trọng đóng góp GDP và tỷ trọng lao động của khu vực công nghiệp Ờ xây dựng và dịch vụ và

giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng hệ thống cơ sở hạ tầng (tỷ lệ nhà cao tầng, hệ thống giao thông, cơ sở dịch vụ xã hội, thông tin liên lạc).

Đô thị hóa là quá trình trong đó một số lượng lớn người tập hợp và định cư trong một khu vực cụ thể, hệ quả của quá trình đó dẫn đến sự phát triển của các thiết chế xã hội dưới dạng các tổ chức thương mại dịch vụ, các cơ quan quản lý điều hành đảm bảo cho cuộc sống của người dân. Như vậy, đô thị là nơi tập trung dân cư đông đúc, là các trung tâm thương mại công nghiệp ở thành phố hoặc ở thị trấn và có dân số phi nông nghiệp từ 50% đến 60%.

Đô thị hóa là quá trình trong đó số người dân sống ở khu vực đô thị tăng lên so với số người sống ở khu vực nông thôn. Một khu vực nông thôn được gọi là đô thị khi khu vực nông thôn đó có trên 50% số dân sống ở khu vực đô thị và làm nghề phi nông nghiệp, đồng thời chuyển dần từ lối sống nông thôn sang lối sống đô thị.

Qua các khái niệm về đô thị hóa, chúng ta thấy một số những đặc trưng cơ bản của đô thị như dân số đô thị, không gian đô thị, lối sống đô thị, lợi ắch/ lợi thế của đô thị.

Về đặc trưng dân số đô thị phải tăng từ 50% đến 60% so với dân số khu vực nông thôn. Như chúng ta đã biết ở Châu Âu, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Dân số ở Anh lên đến 75% vào đầu thế kỷ XX và đến những năm 1970 thì chững lại và không tăng nữa. Trong khi đó ở các nước đang phát triển thì tỷ lệ tăng dân số đô thị vào giữa thế kỷ XX chỉ là 15% và cuối những năm 2000 thì lên tới 50%. Dân số tăng dẫn đến không gian hay diện tắch đô thị cũng được mở rộng [1]. Trong luận văn, tôi nghiên cứu tìm hiểu xem cơ cấu dân số của xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội có sự biến đổi như thế nào? Thành phần cơ cấu dân số thay đổi như thế nào dưới sự tác động của đô thị hóa?

Lợi thế đô thị mang lại chắnh là việc người dân được hưởng/ tiếp cận những dịch vụ xã hội được dễ dàng hơn như người dân được dùng nước sạch, được hưởng dịch vụ vệ sinh môi trường đô thị, những dịch vụ về việc làm hay tìm kiếm việc làm cũng dễ dàng hơn, ẦLợi thế đô thị cũng là việc người dân chuyển từ lao động trọng nông sang lao động dịch vụ. Như vậy, luận văn nhằm mục đắch tìm hiểu xem người dân tại xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội có được hưởng những dịch vụ xã hội hay những lợi thế, lợi ắch do quá trình đô thị hóa mang lại hay không? Và tác động của đô thị hóa có làm cho nông thôn tắnh chuyển dần sang đô thị tắnh hay không? Chúng tôi nghiên cứu những biến số cụ thể như biến đổi về cơ cấu nghề nghiệp Ờ việc làm, cơ cấu dân số, cơ cấu kinh tế và sự biến đổi về hành vi sử dụng thời gian rỗi, hành vi tiêu dùng để đo về việc người dân chuyển dần từ nông thôn tắnh sang đô thị tắnh ở mức độ nào.

1.1.3. Lối sống

Theo Từ điển xã hội học nguyên bản tiếng Pháp do tác giả Trịnh Văn Tùng tóm tắt: Ộlối sống là tập hợp những hành vi đặc trưng của một cá nhân,

của một nhóm xã hội hoặc của một xã hộiỢ [1, 348].

Vậy lối sống đô thị là những khuôn mẫu hành vi ứng xử của các cá nhân, các nhóm xã hội trong những điều kiện sống cụ thể. Những hành vi, ứng xử được lặp

lại theo thời gian thành thói quen và khuôn mẫu, Ộtập tắnhỢ [14]. Trong luận văn

này tôi nghiên cứu những hành vi ứng xử đặc trưng của cá nhân trong gia đình, xem biểu hiện của hành vi tiêu dùng, sinh hoạt, cách sử dụng thời gian rỗi và một số thói quen trong cuộc sống của cá nhân; gia đình này quan hệ với gia đình khác biến đổi như thế nào khi chịu tác động của đô thị hóa.

1.1.4. Cơ cấu xã hội

Có nhiều định nghĩa khác nhau về cơ cấu xã hội (còn gọi là cấu trúc xã

tố trong hệ thống xã hội. Các cộng đồng xã hội (dân tộc, giai cấp, nhóm xã hội,...) là những thành tố cơ bản. Về phần mình, mỗi cộng đồng xã hội lại có cơ cấu phức tạp với những tầng lớp bên trong và những mối liên hệ giữa

chúng. Một số các nhà xã hội học ở Việt Nam hiện nay cho rằng: "Cơ cấu xã

hội là kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống xã hội nhất định Ờ biểu hiện như là một sự thống nhất tương đối bền vững của các thành tố, các mối liên hệ, các thành phần cơ bản nhất của hệ thống xã hội đó. Những thành tố này tạo ra bộ khung cho tất cả các xã hội loài người. Những thành tố cơ bản nhất của cơ cấu xã hội là nhóm với vai trò, vị thế của nó và các thiết chếỢ [22, 20-21].

Định nghĩa trên chỉ ra các đặc trưng cơ bản của cơ cấu xã hội như: Cơ cấu xã hội không những được xem như là một tổng thể, một tập hợp các bộ phận (các cộng đồng, các tầng lớp, các giai cấp,...) cấu thành xã hội mà còn được xem xét về mặt kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống xã hội. Đặc trưng này rất quan trọng, bởi cũng giống như mọi khách thể vật chất khác, xã hội cũng cần được xem xét về mặt kết cấu và hình thức tổ chức. Có nghĩa là cần trả lời được hai câu hỏi: Một là, xã hội được cấu thành hay bao gồm từ những thành tố nào? Hai là, nó được cấu thành như thế nào, hay kiểu gì, cách thức sắp xếp và liên kết giữa các bộ phận, các thành tố với nhau ra sao?

Cơ cấu xã hội được coi là sự thống nhất của hai mặt: các thành phần xã hội và các mối liên hệ xã hội Ờ phản ánh được đúng đắn và toàn vẹn các nhân tố hiện thực đã cấu thành nên cơ cấu xã hội [22, 20-21].

Xã hội là một tổ chức phức tạp, đa dạng của các mối liên hệ cá nhân, tổ chức xã hội và xã hội. Cơ cấu xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với các quan hệ xã hội. Cơ cấu xã hội là nội dung có tắnh chất bản thể luận của các quan hệ xã hội, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của các quan hệ xã hội.

Trong khuôn khổ luận văn, tôi nghiên cứu một phần của biến đổi cơ cấu xã hội. Đó là sự biến đổi của về cơ cấu dân số, cơ cấu nghề nghiệp việc làm, cơ sở hạ tầng của xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Từ sự biến đổi của cơ cấu xã hội dẫn đến sự biến đổi về vai trò, chức năng của những nhóm xã hội khác nhau.

1.1.5. Vùng ven đô

Các nhà nghiên cứu phát triển đô thị đã đưa ra một số định nghĩa khác nhau về vùng ven đô, song có thể tóm tắt các điểm chung nhất như sau: Về mặt địa lý, vùng ven đô được hiểu là khu vực cận kề với thành phố. Vùng ven đô là nơi vừa có các hoạt động đặc trưng cho nông thôn vừa có các hoạt động mang tắnh chất đô thị. Vùng ven đô không tồn tại độc lập mà nằm trong một miền liên thông nông thôn Ờ ven đô Ờ đô thị. Các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của các bộ phận hợp thành hệ thống nông thôn Ờ ven đô Ờ đô thị được thể hiện ở chỗ nông thôn và ven đô là nơi cung cấp thường xuyên, lâu dài lương thực, thực phẩm, nguồn nguyên liệu và nguồn lao động cho đô thị, ngược lại đô thị tạo ra thị trường để tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, tạo cơ hội việc làm và nơi ở cho các dòng di dân từ nông thôn đến đô thị [7]. Nhiều trường hợp trong quá trình đô thị hóa, các chắnh sách quy hoạch và phát triển đô thị sẽ biến vùng ven đô thành đô thị và và đô thị hóa một phần nông thôn thành vùng ven đô mới.

Vì vậy, khó có thể xác định được ranh giới của vùng nông thôn ven đô thông qua các tiêu chuẩn cụ thể. Thông thường người ta xác định ranh giới của vùng ven đô dựa vào các chắnh sách quy hoạt đô thị và các biện pháp quản lý hành chắnh. Trong nghiên cứu này, Sóc Sơn được xác định là một huyện thuộc vùng ven đô thị, và đây là một huyện thuộc ngoại thành Hà Nội.

1.2. Lý thuyết áp dụng

1.2.1. Lý thuyết về biến đổi xã hội

Như chúng ta thấy, mọi xã hội cũng giống như tự nhiên luôn không ngừng biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ là tạm thời, ổn định bề ngoài còn

thực tế bên trong nó không ngừng biến đổi. Do đó, bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hóa cho dù nó có bảo thủ và cổ truyền đến đâu chăng nữa cũng luôn luôn có sự biến đổi. Trong xã hội hiện đại, do có nhiều yếu tố tác động nên sự biến đổi càng biểu hiện nhanh hơn, rõ nét hơn. Có nhiều quan điểm khác nhau về sự biến đổi. Theo quan điểm của xã hội học Mác xắt chỉ ra rằng phát triển là một quá trình mà trong đó sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ và đây là hiện tượng diễn ra không ngừng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Có một cách

hiểu rộng nhất, cho đó là Ộmột sự thay đổi so sánh với một tình trạng xã hội

Một phần của tài liệu Biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô ( khảo sát tại huyện sóc sơn thành phố hà nội) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)