Yếu tố kinh tế.
Tính đến thời điểm này, nước ta đã trải qua hơn một năm gia nhập WTO, thực tế cho thấy việc gia nhập WTO mở ra cho nền kinh tế đất n ước rất nhiều cơ hội mới, song cũng không ít những thách thức phải đối mặt. Bên cạnh những chuyển biến hết sức tích cực của nền kinh tế nước ta trong năm 2007 như tăng trưởng GDP, xuất khẩu, sản lượng công nghiệp tăng mạnh, vốn đầu tư nước ngoài đạt kỷ lục, thị trường chứng khoán phát triển mạnh…., chúng ta đã và đang phải đối mặt với những vấn đề hết sức khó khăn nh ư tỷ lệ lạm phát phi mã, thâm hụt thương mại tăng kỷ lục. Năm 2008, những khó khăn n ày dường như trầm trọng hơn cùng với nhịp biến động hàng ngày của các chỉ số kinh tế thế giới.
Đứng trước những biến động phức tạp đó, là một đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, công ty phải có những giải pháp v à kế hoạch riêng để chủ động trong các hoạt động của mình.
- Yếu tố văn hóa xã hội.
Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, tiêu dùng gạo bình quân đầu người Việt Nam đạt 150kg/năm, giảm 12% so với mức ti êu dùng gạo bình quân của 10 năm trước. Xu hướng giảm tiêu dùng gạo là xu hướng chung của các nước châu Á nói chung, do sự phát triển của kinh tế đã giúp người tiêu dùng tiếp cận đến các loại thực phẩm khác, và tiêu dùng gạo bình quân đầu người có xu hướng giảm khi thu nhập tăng lên. Theo đó, tiêu dùng gạo cho lương thực hàng năm xấp xỉ ở mức 10-11 triệu tấn.
Căn cứ vào số liệu tiêu dùng gạo trong đợt điều tra mức sống dân cư của Trung tâm thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn thì tiêu dùng gạo bình quân đầu người đạt 155,6 kg/năm 1992; 149 kg/người/năm 1998; 126 kg/năm 2002 và 124 kg/năm vào năm 2004. Mức tiêu dùng gạo cũng khác nhau giữa các nhóm hộ có thu n hập khác nhau, 20% nhóm hộ giàu nhất có mức tiêu dùng gạo thấp nhất, 20% nhóm hộ nghèo nhất có mức tiêu dùng gạo thấp thứ hai. 20% nhóm ở giữa, nhóm có mức thu nhập trung b ình, tiêu dùng gạo nhiều nhất6.
Mức tiêu dùng gạo cũng khác nhau giữa các vùng. Miền núi phía bắc và ĐBSCL là hai khu vực có mức tiêu dùng gạo bình quân đầu người cao nhất cả nước, trong khi đó, tiêu dùng gạo bình quân đầu người của Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ thấp nhất.
Do đó, những yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất và phân phối gạo công ty, đòi hỏi công ty phải có những chính sách phù hợp để tăng hiệu quả kinh doanh.
- Yếu tố dân số.
6 Nguồn: Trung tâm thông tin PTNT, Báo cáo thường niên: Ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2007 và triển vọng 2008, 2008
ANGIMEX
Hiện nay, dân số nước ta khoảng trên 85 triệu người, trong đó trên 20% là sống ở thành thị. Theo số liệu của Báo cáo gạo tháng 8/2007 của Ban kinh tế nông nghiệp thế giới, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, tổng tiêu dùng gạo trong nước của Việt Nam năm 2007 dự kiến 18,75 triệu tấn, tăng so với mức 18,4 triệu tấn năm 2006 v à 18,25 triệu tấn năm 2005, do dân số Việt Nam tăng 1 triệu người mỗi năm trong hai năm 2006 và 2007. Đây là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng nhu cầu gạo hàng năm. Do đó công ty phải có kế hoạch sản xuất cũng như dự trữ gạo một cách phù hợp để đáp ứng được lượng nhu cầu này.
- Yếu tố chính phủ và chính trị.
Đối với việc sản xuất và kinh doanh gạo, nhà nước và chính quyền địa phương có nhiều chính sách ưu đãi để đẩy mạnh ngành lương thực trong nước.
Riêng đối với lĩnh vực TMĐT, ngày 9 tháng 6 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định về thương mại điện tử số 57/2006/NĐ-CP. Đây là nghị định đầu tiên trong 5 nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và nghị định thứ sáu trong số 12 nghị định hướng dẫn Luật Thương mại (sửa đổi) được ban hành. Việc ra đời của Nghị định về thương mại điện tử đánh dấu một bước tiến lớn trong việc tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp yên tâm tiến hành giao dịch thương mại điện tử, khuyến khích thương mại điện tử phát triển, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia, đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để xét xử khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động thương mại điện tử.
Do đó, khi tiến hành các hoạt động TMĐT, công ty sẽ gặp nhiều thuận lợi h ơn. Song, trong quá trình triển khai cũng sẽ có không ít khó khăn do đây l à nghị định về một lĩnh vực còn mới mẽ đối với Việt Nam nên cần các văn bản hướng dẫn cụ thể cách thức triển khai. Bên cạnh hàng rào pháp lý, công ty cũng phải trang bị cho đội ngũ nhân viên có đủ kiến thức, trình độ và tay nghề chuyên môn để có khả năng tiếp cận và triển khai tốt lĩnh vực TMĐT mà cụ thể là hoạt động E-marketing cho các sản phẩm của mình.
- Yếu tố công nghệ.
Ngày nay công nghệ thông tin phát triển với tốc độ như vũ bão, nhất là các phương tiện điện tử và internet. Hầu hết các doanh nghiệp đều ứng dụng các ph ương tiện này trong hoạt động kinh doanh của mình. Hiện tại nước ta có khoảng gần 19 triệu người sử dụng internet và dự kiến đến năm 2010 con số này sẽ là 43 triệu người, đây là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp biết nắm bắt sự tiến bộ của công nghệ thông tin để tiếp cận khách hàng của mình.
Đối với ngành sản xuất gạo, về cơ bản, sản lượng gạo sản xuất có thể ước tính trên cơ sở sản lượng lúa thu hoạch. Nhưng về mặt chất, chất lượng gạo ngoài việc phụ thuộc rất lớn vào chất lượng giống lúa, biện pháp canh tác, yếu tố đất đai, vấn đề n ước tưới, thì mức độ đầu tư và trình độ công nghệ chế biến lúa gạo đang giữ vai tr ò quan trọng giúp nâng cao sản lượng và chất lượng gạo. Nếu như trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước, tỷ lệ thu hồi gạo trắng trong quá trình xay xát, chế biến chỉ đạt ở mức 54 – 57%, thì sang những năm đầu thế kỷ 21, tỷ lệ này đã được nâng lên đáng kể, dao động ở mức 61- 62% (trong vụ hè thu) và đạt cao hơn trong vụ đông xuân, khoảng 63-64 %, giúp nâng sản lượng gạo hàng năm đạt khoảng 21-22 triệu tấn.
Hiện nay, trên thế giới cũng đã có nhiều công nghệ tiến bộ cho từng khâu của quá trình sản xuất như:
Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty ANGIMEX
Khóa luận TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh Trang 28
Trong khâu xay xát: sử dụng máy xay xát tự động, hệ thống điều h òa không khí, máy tách màu gạo, máy tách sạn,…
Trong khâu sấy khô: sử dụng hệ thống sấy khô gạo, hệ thống dự trữ, thiết bị kiểm định chất lượng,…
Trong khâu đóng gói: có thiết bị đóng gói tự động và hệ thống đảm bảo hạn sử dụng gạo.
Ngoài ra trong quá trình chế biến gạo đặc biệt thành những sản phẩm khác còn có các loại máy như: máy chế biến bột gạo tự động, máy nhồi bột gạo th ành bánh tự động, máy sấy chế biến gạo ăn liền, máy chế biến snack từ gạo,…
Mặt khác trong khâu chế biến phụ phẩm có các thiết bị nh ư: hệ thống bảo quản cám, thiết bị ép dầu từ cám để làm phân bón hay thức ăn gia súc, hệ thống đốt bằng vỏ gạo, hệ thống nghiền chấu, hệ thống chế biến chấu thành các sản phẩm cứng có dạng khối (như nguyên liệu gỗ),…
Do đó, tùy theo yêu cầu của thị trường về chất lượng gạo (tấm 5%, 10%, 15%, 25%) mà công ty sử dụng thiết bị và điều khiển dây chuyền sản xuất khác nhau cho ph ù hợp. Hiện nay công nghệ chế biến gạo của công ty Angimex tuy đ ã cũ nhưng được đánh giá là ở mức khá so với mặt bằng công nghệ trong lĩnh vực chế biến gạo tại ĐBSCL. Đối với một công ty có quy mô chế biến gạo t ương đối lớn như Angimex, việc có trang bị máy tách màu, tách hạt trong dây chuyền chế biến gạo thì gạo thành phẩm đạt độ tấm 5%, như vậy chất lượng gạo sẽ nâng cao và giá trị hạt gạo cũng được gia tăng.
- Yếu tố tự nhiên.
An Giang là một tỉnh được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện thổ nhưỡng, đất đai màu mỡ. Đây là một tỉnh luôn có sản lượng lúa gạo cao và nằm trong khu vực vựa lúa của cả nước. Ngoài ra, An Giang có hệ thống giao thông đa dạng cả về đường bộ lẫn đường thủy, do đó thuận lợi cho quá trình vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Song những tuyến đường bộ từ An Giang đến các địa phương khác chưa thực sự tốt, điều đó ảnh hưởng đến hoạt động phân phối của công ty.
Bên cạnh đó, do nằm ở ĐBSCL nên hàng năm An Giang cũng chịu ảnh hưởng của lũ lụt, do đó ảnh hưởng đến tình hình canh tác lúa tại địa phương, dẫn đến năng suất lúa chưa ổn định.