Ứng dụng MISO-OFDM trong DVB-T2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng hệ thống DVB-T2 (Trang 55)

Mô hình hệ thống DVB-T2 nói chung được mô tả trong Hình 3.7:

Đầu vào của hệ thống có thể là một hoặc nhiều luồng truyền tải MPEG-2 (MPEG- 2 Transport Stream) và/hoặc một hay nhiều luồng GS (Generic Stream). Bộ tiền xử lý đầu vào không được tính là thành phần của hệ DVB-T2; nó có thể là các bộ chia Service hoặc giải ghép kênh luồng TS để phân các dịch vụ tới từng đầu vào của hệ thống T2 dưới dạng một hoặc nhiều luồng dữ liệu logic. Các luồng này sau đó sẽ được mang đi trên các tuyến dẫn vật lý PLPs (Physical Layer Pipes) riêng.

Đầu ra hệ thống thông thường là một tín hiệu đơn được truyền trên một kênh RF. Ngoài ra, hệ thống cũng có thể tạo ra một bộ tín hiệu đầu ra thứ hai để đưa tới một hệ anten thứ hai trong mô hình truyền dẫn MISO.

Một tín hiệu T2 có dạng sóng mang theo một profile cụ thể (chẳng hạn T2-base profile hoặc T2-Lite profile), kể cả các FEF (Future Extension Frame).

Tiền xử lý đầu vào Xử lý đầu vào Xen bit, Mã hóa Tạo Frame OFDM generatio n TS/GS inputs Hệ thống T2 Hình 3.7. Mô hình hệ thống DVB – T2

Luồng dữ liệu đầu vào phải chịu một điều kiện ràng buộc là, trong suốt khoảng thời gian của một khung lớp vật lý (T2-frame), tổng dung lượng đầu vào (được hiểu là lưu lượng cell sau mã hóa và điều chế) phải không vượt quá dung lượng cho phép (được hiểu là số cell dữ liệu, không đổi theo thời gian) của khung T2 đối với bộ thông số khung hiện tại. Tốc độ đầu vào lớn nhất đối với bất cứ luồng TS nào, kể cả các gói null, là 72Mbit/s. Tốc độ lưu lượng ra lớn nhất đạt được sau khi bỏ các gói null là khoảng 50 Mbit/s (trong một kênh 8MHz)[2]. Tốc độ này đã được thay đổi đối với profile T2-Lite.

Chức năng của khối tạo mã OFDM là để nhận các cell từ khối Tạo frame dưới dạng các hệ số trong miền tần số, để chèn vào thông tin tham chiếu thích hợp (gọi là pilot) cho phép máy thu có thể bù méo sinh ra bởi kênh truyền và để sinh ra tín hiệu cơ sở trong miền thời gian phục vụ truyền dẫn. Cuối cùng nó sẽ chèn khoảng bảo vệ và, nếu cần, áp dụng quá trình giảm PARP để tạo tín hiệu T2 hoàn chỉnh.

Một tùy chọn ở giai đoạn đầu là xử lý MISO, cho phép các hệ số miền tần số ban đầu được biến đổi qua mã hóa Alamouti để từ đó tín hiệu T2 được chia vào hai nhóm máy phát với cùng tần số theo cách mà hai nhóm đó không gây can nhiễu lẫn nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng hệ thống DVB-T2 (Trang 55)