Tăng ích phân tập

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng hệ thống DVB-T2 (Trang 49)

Một hệ thống có thể trở nên bền vững hơn trước ảnh hưởng của các kênh với fading nhỏ nhờ việc tăng mức độ phân tập trong tín hiệu. Có một số cách để tăng độ phân tập

áp dụng cho cả hệ thống SISO và hệ thống đa anten. Riêng phân tập không gian là chỉ duy nhất ứng dụng được trên truyền dẫn đa anten.

Có hai kiểu phân tập không gian chính: phân tập phát và phân tập thu. Phân tập phát là tăng ích thu được khi sử dụng nhiều anten ở máy phát. Tương tự, phân tập thu đạt được khi có nhiều anten ở máy thu. Một hệ thống truyền dẫn với NT anten phát và NR anten thu có thể đạt được phân tập tối đa bậc NTNR [6]. Bậc phân tập quyết định số kênh độc lập có thể phân tách được. Tất cả các tuyến cần suy giảm một cách độc lập để hệ thống có thể đạt được phân tập đầy đủ.

Nếu máy phát biết trước kênh thì nó có thể tối ưu tín hiệu gửi đi dựa trên kỹ thuật “beam forming” để bù suy hao kênh. Kỹ thuật “beam forming” đòi hỏi cần có kênh hồi đáp từ trạm để cung cấp cho máy phát thông tin về trạng thái kênh. Các hệ thống quảng bá vòng mở, chẳng hạn như chuẩn DVB-T2, sẽ không có kênh hồi tiếp, do đó không thể tối ưu tín hiệu tại máy phát. Thay vào đó máy phát sẽ sử dụng các phương pháp mã hóa để có lợi cho tất cả các máy thu. Một trong những phương pháp mã hóa đó là mã không – thời gian Alamouti. Mã này được sử dụng trong DVB-T2 và sẽ được mô tả trong phần sau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng hệ thống DVB-T2 (Trang 49)