Đẩy mạnh và hoàn thiện công nghệ

Một phần của tài liệu KHÁCH HÀNG và HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG sử DỤNG THẺ 17 của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại (Trang 107)

Thẻ thanh toán ra đời dựa trên ứng dụng của công nghệ thông tin vào trong lĩnh vực ngân hàng, do đó, hoạt động kinh doanh thẻ phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển và hỗ trợ của máy móc kỹ thuật. Một ngân hàng không có hạ tầng kỹ thuật đạt tiêu chuẩn, hệ thống thường xuyên gặp trục trặc thì chắc chắn sẽ không tạo được niềm tin với khách hàng, và tức là khó có thể

phát triển khách hàng sử dụng thẻ.

Nói đến công nghệ trong kinh doanh thẻ ngân hàng thì phải nói đến 2 mảng lớn : đó là Hệ thống quản lý Core-Banking (Hệ thống ngân hàng lõi) và hệ thống thanh toán thẻ - hay còn gọi là hệ thống chuyển tiền điện tử (bao gồm hệ thống máy giao dịch tự động ATM, thiết bị ngoại vi tại điểm bán hàng POS,…) :

V h thng qun lý Core-Banking: trước đây, khi chưa có công nghệ hiện đại, hoặc dùng các công nghệ lỗi thời, việc quản lý hoạt động kinh doanh thẻ vô cùng bất tiện cho khách hàng và cũng hết sức khó khăn cho ngân hàng. Tuy nhiên, từ năm 2003, ACB đã đầu tư mạnh mẽ, sử dụng phần mềm quản lý sản phẩm và quản lý nội bộ tương đối chặt chẽ và hiệu quả.

Đến năm 2007, để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của quá trình kinh doanh, ACB

đã đầu tư hẳn phần mềm T24 Core – Banking, công nghệ hiện đại mới và

được đánh giá rất cao trên thế giới.

Phần mềm mới này giúp cho ACB có thể thực hiện tới 1000 giao dịch/giây, quản trị tới 50 triệu tài khoản khách hàng và hỗ trợ thực hiện giao dịch qua hệ thống 24h/ngày. Quy trình giao dịch về séc, lệnh thanh toán và hạch toán các tài khoản khách hàng... được xử lý theo hướng tập trung hoá và tựđộng hoá, giảm rủi ro, đảm bảo xử lý nhanh gọn và khoa học. Bên cạnh những sản phẩm cơ bản của hoạt động ngân hàng như gửi, rút tiền thì với những chỉnh sửa nhỏ trong hệ thống phần mềm sẽ giúp ngân hàng thiết kế

triển khai được nhiều sản phẩm đa dạng, cung cấp nhiều dịch vụ mới như: thanh toán hoá đơn, mua thuê bao trả trước, quản lý tài khoản qua Internet Banking. Trong thời gian tới, ACB cũng nên chuẩn bị sẵn sàng để tập trung

đầu tư, tiếp tục phát triển giai đoạn hai của chương trình hiện đại hoá nhằm mục tiêu hỗ trợ phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, trên cơ sở ứng dụng và phát triển hệ thống ngân hàng lõi Core-Banking.

V h thng chuyn tin đin tử : Cấu phần chủ yếu của hệ

thống chuyển tiền điện tử là máy giao dịch tự động ATM, thiết bị ngoại vi tại điểm bán hàng POS, thiết bị đọc thẻ điện tử EDC,... Những thiết bị công nghệ này liên quan tới khả năng tự động hoá trong giao dịch ngân hàng và theo đó khách hàng có khả năng nhận được những sản phẩm dịch vụ tiện ích phù hợp với nhu cầu. Vì vậy, công nghệ của hệ thống chuyển tiền điện tử tốt hay không, có gặp trục trặc hay vận hành hiệu quả cũng ảnh hưởng không nhỏđến năng lực cạnh tranh và khả năng chiếm lĩnh thị phần của ACB.

Năm 2007, việc ACB đầu tư 4 triệu USD để nhập về 110 máy ATM với giá trung bình khoảng 18.000 USD/máy của 2 nhà cung cấp là Hyosung (hãng cung cấp máy ATM chiếm đến 70% thị phần máy ATM ở Hàn Quốc) và Wincorz (hãng cung cấp máy ATM nổi tiếng của Đức chiếm thị phần máy ATM lớn nhất tại châu Âu) đã đem lại một diện mạo mới cho thanh toán thẻ

của ACB. Hệ thống máy ATM mới này của ACB có các tính năng: hướng dẫn giao dịch bằng giọng nói tiếng Việt và tiếng Anh, chuyển khoản, xem số

dư, thanh toán, rút tiền, mua thẻ điện thoại di động trả trước và có thể chấp nhận tất cả các loại thẻ của ACB và các ngân hàng khác,… điều này rất được khách hàng ủng hộ bởi lâu nay ACB không đầu tư nhiều vào phát triển hệ

thống ATM. Tuy vậy, con số 110 máy ATM không phải là lớn, và trong tương lai gần, ACB cần tập trung đầu tư hơn nữa để phát triển mạng lưới máy ATM của mình đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng sử dụng thẻ.

Một phần của tài liệu KHÁCH HÀNG và HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG sử DỤNG THẺ 17 của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)