Giải pháp về quản lý hoạt động đầu tư.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Than Hà Lầm giai đoạn 2010 – 2014 (Trang 96)

- Chính sách giảm thiểu biên chế.

3.2.4. Giải pháp về quản lý hoạt động đầu tư.

Thứ nhất: Giải pháp về công tác lập và thẩm định các dự án đầu tư

- Đội ngũ cán bộ phục vụ cho công tác đầu tư cần phải được trau dồi thêm kiến thức. Tuyển dụng thêm các chuyên viên có kỹ thuật cao. Phối hợp giữa kỹ thuật và tài chính để dự án được thực hiện một cách tốt nhất.

- Công tác lập dự án phải dựa trên các điều kiện cũng như chiến lược của công ty. Công tác thẩm định dự án phải dựa trên nhiều phương diện, ngoài doanh thu cho công ty còn cần xem xét các khía cạnh về môi trường, an toàn lao động…

- Công tác lập và thẩm định vốn đầu tư có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả đầu tư. Mỗi sai sót trong các khâu này đều có thể gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư hoặc có khi mất toàn bộ vốn đầu tư. Nói chung để công tác này được tốt, yêu cầu đầu tiên là cán bộ lập và thẩm định dự án phải có đủ trình độ. Công tác đầu tư nhân lực trong công ty cần được triển khai mạnh mẽ và cụ thể hơn nữa.

Thứ hai: Giải pháp về việc hoàn thiện công tác đấu thầu

- Khâu chuẩn bị đấu thầu: kế hoạch đầu thầu cần phải được lập chi tiết trước cho từng giai đoạn. Bố trí hợp lý thứ tự và thời gian thực hiện các gói thầu. Đẩy mạnh hình thức đấu thầu rộng rãi, hạn chế việc chỉ định thầu để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất,

bên cạnh đó vẫn phải đảm bảo chất lượng hàng hóa mà nhà thầu cung cấp. Giá thầu phải được khảo sát từ thực tiễn thị trường, tạo điều kiện cho các nhà thầu có năng lực được tham gia.

- Khâu thực hiện đấu thầu: công ty cần phải giám sát và lựa chọn nhà thầu phù hợp theo đúng kế hoạch đã đặt ra. Cán bộ của cuộc đấu thầu cần phải được lựa chọn tốt để đảm bảo tính minh bạch cho công tác lựa chọn nhà thầu.

- Sau khi lựa chọn được các nhà thầu đủ tiêu chuẩn cần thực hiện ngay việc đàm phán kí kết hợp đồng theo đúng yêu cầu pháp luật, tránh những mâu thuẫn và sai sót sau này.

Thứ ba: Giải pháp về công tác giám sát quá trình đầu tư

Quản lý, giám sát hoạt động đầu tư là một bộ phận không thể tách rời của hoạt động quản lý, giám sát nói chung và sản xuất kinh doanh nói riêng.Công ty cần thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường khả năng quản lý, giám sát của mình đối với chính số vốn mình đã bỏ ra để thực hiện hoạt động đầu tư phát triển :

- Việc giám sát đầu tư phải được thực hiện ngay từ những khâu đầu tiên trong quá trình đầu tư như giải phóng mặt bằng, thăm dò, trắc địa…

- Quá trình giám sát phải được quản lý bằng hệ thống hiện đại. Báo cáo giám sát phải được thực hiện định kỳ để kịp thời nhận diện được các rủi ro và nguy cơ từ đó đưa ra phương án điều chỉnh kịp thời.

- Cán bộ được lựa chọn để giám sát dự án phải là những người có đủ điều kiện về năng lực, trình độ, sức khỏe và kinh nghiệm. Nếu cán bộ trong công ty không đủ hoặc không đáp ứng được các yêu cầu của dự án thì cần phải đi thuê các cán bộ bên ngoài để đảm bảo tránh các sai sót không đáng có trong quá trình giám sát. Lao động được thuê có thể là lao động trong hoặc ngoài tập đoàn. Dù có lựa chọn phương thức nào thì việc giám sát dự án cũng cần phải được báo cáo thường xuyên cho phòng ban hoặc cán bộ chuyên trách của công ty.

- Trong quá trình vận hành sản xuất, ban giám sát phải theo sát các công nhân viên, xem xét tiến độ làm việc,thái độ làm việc của họ để từ đó chấn chỉnh, xử lý các tình trạng thiếu nghiêm túc, giúp hoạt động sản xuất đạt năng suất cao nhất.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Than Hà Lầm giai đoạn 2010 – 2014 (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w