Giải pháp về công nghệ và kỹ thuật trong công tác bảo vệ môi trường có vai trò hết sức quan trọng. Do đặc điểm đại đa số các hộ gia đình trên địa bàn thôn, xã không có cơ sở hạ tầng đồng bộ trong quá trình phát triển và mở rộng sản xuất.
Các giải pháp công nghệ và kỹ thuật áp dụng để cải thiện môi trường tại các hộ gia đình và hệ thống kênh thu, thoát nước của xã.
* Xử lý nước thải cho hộ gia đình.
Các hộ gia đình trong xã thường sản xuất với quy mô nhỏ lẻ nên lượng nước thải phát sinh có tải lượng không lớn. Kết quả phân tích chất lượng nước thải của một số hộ gia đình cho thấy nguồn nước thải có TSS, COD, BOD, một số kim loại nặng và coliform cao. Phương án xử lý có thể thực hiện như sau:
Hình 3.9: Sơ đồ xử lý nước thải làm vàng mã quy mô hộ gia đình
* Công đoạn khử và lắng.
Nước thải của các hộ gia đình tại làng nghề xã Song Hồ ( nước thải từ quá trình làm hàng mã) được thu gom điều hòa có thể sử dụng đồng thời để sa lắng và khử kim loại. Việc tận dụng đồng thời các quá trình này sẽ làm giảm đáng kể giá thành đầu tư. Việc thu gom, điều hòa, khử và sa lắng có thể sử dụng các bể chứa hoặc các thiết bị chứa. Tại đây nguồn nước sẽ được bổ sung các hóa chất có tác dụng khử và sa lắng kết tủa kim loại nặng.
* Công đoạn lắng sơ bộ.
Nước thải sau khi được khử và sa lắng tách pha nước – bùn và pha bùn. Toàn
Nước thải Khử và sa lắng Lắng sơ bộ Bể lọc Nước thải sau xử lý vào dòng Thải chung Nước vôi Cặn Cặn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 bộ pha nước sẽđược chuyển sang bể hoặc thiết bị lắng sơ bộ. Quá trình này có thể
thực hiện theo phương pháp chảy tự do hoặc bơm cưỡng bức. Để có thể thực hiện theo phương pháp chảy tự do hoặc bơm cưỡng bức. Để có thể thực hiện phương pháp chảy tự do thì quá trình thiết kế hệ thống cần phải nghiên cứu kỹ cách kết cấu và bố trí các hạng mục để tạo ra sự chênh áp nhất định. Trong quá trình lắng sơ bộ
pha nước – bùn sẽ tiếp tục được tách riêng thành 2 pha nước và bùn. Toàn bộ pha nước sẽđược giảm tải ô nhiễm trước khi chuyển sang công đoạn lọc.
* Công đoạn lọc.
Quá trình loc sẽ được thực hiện bằng phương pháp lọc ngược. Tại bể xử lý nước thải sẽ được lọc bỏ các kết tủa kim loại, các tạp chất lơ lửng. Mặt khác các chất hữu cơ có trong thành phần nước thải cũng được xử lý để đảm bảo tiêu chuẩn chỉ tiêu COD, BOD. Quá trình lọc bỏ các kết tủa và các chất hữu cơđược thực hiện như sau: Nước thải được lọc tại bể lọc hai lớp: 1 lớp cát, xỉ than và trên cùng là than hoạt tính TOA. Các lớp lọc được ngăn cách bằng vật liệu polyme. Sau khi qua lớp lọc cát vải than nước thải được qua lớp lọc thứ 2, tại lớp lọc này các chất hữu cơ được tách ra nhờ quá trình hấp thụ bằng than hoạt tính. Định kỳ theo thời gian ta hoạt hóa than hoạt tính hoặc thay bằng loại khác.
- Xử lý nước thải cho một số hộ gia đình (quy mô ngõ, xóm).
Trường hợp các hộ gia đình trong thôn, xã có vị trí thuận lợi cho việc thu gom nước thải có thể thực hiện xử lý theo mô hình các hộ gia đình. Phương án xử lý có thể thực hiện như sau:
1. Bể lắng sơ bộ 4. Bể lắng thứ cấp 2. Bểđiều hòa 5. Bể lọc cát và xỉ than 3. Bể phản ứng 6. Bểổn định
Nước thải sản xuất Nước thải sau xử lý
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63
Hình 3.10: Sơ đồ xử lý nước thải làm vàng mã quy mô từ 10 – 15 hộ
Nguyên tắc vận hành.
Nước thải sản xuất sau khi được lọc qua song chắn rác được đưa vào bể lắng sơ bộ, sau đó đưa qua bểđiều hòa lưu lượng. Tại đây thành phần và lưu lượng nước
được điều hòa tạo ra nguồn nước có độ đồng đều về thành phần trước khi được đưa sang bể phản ứng. Các hóa chất xử lý được đưa vào tạo ra phản ứng được đưa sang bể lắng thứ cấp để tách pha giữa pha nước không lẫn bùn lắng với pha bùn rắn. Sau khi nước thải được đưa qua bể lắng thứ cấp nước thải sẽđược lọc tách các chất rắn tại bể lọc cát và xỉ than trước khi chuyển sang bểổn định hoặc ao sinh học. Xỉ than ở các bể lọc được định kỳ thay thế và được trộn với vôi đểđóng rắn và đưa đi chôn lấp.
Tuy nhiên với điều kiện thực tế nhưở Song hồ thì việc xử lý theo từng hộ gia
đình sẽđem lại được hiệu quả tốt hơn.
* Công nghệ xử lý nước thải có chứa phẩm màu trong quá trình sản xuất. Nước rửa có chứa phẩm màu sau khi thải ra được hộ gia đình tổ chức thu gom đổ vào một thùng phi sau đó đem xử lý bằng công nghệ xử lý nước thải co chứa màu và hàm lượng tinh bột, kim loại nặng.
Trung hòa (H2SO4+) Nước thải chưa xử lý Kiềm Chất thải rắn Chất keo tụ (PAC) Nước sau xử lý Bổ sung vi chất Sục không khí Bể xử lý chất I II III Bùn (xơ, sợi tái sử dụng làm bìa xốp IV Bùn vi sinh Bơm Nước sau xử lý Quay vòng Bùn (xơ sợi) V
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64
Hình 3.11. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải có chứa phẩm màu
Nước thải từ dây chuyền chế biến giấy chưa qua xử lý được đưa vào bể
khuấy I tại đây ta cho vào chất để trung hòa kiềm là axit H2SO4, do nước thải trong quá trình sản xuất vàng mã có chứa phẩm màu nên ta cho thêm cacbon hoạt tính để
hấp phụ màu và một số chất xúc tác khác. Tại đây nhờ lực ly tâm và trọng lượng nên phần chất thải rắn được lắng xuống và tháo ra ngoài, phần nước được tràn qua bể keo tụ II. Tại bể II những chất rắn lơ lửng (SS) và chất hữu có dễ phân hủy BOD
được keo tụ lại và phần nước được tràn sang bể lắng III. Tại bể lắng III bùn sơ sợi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65
KẾT LUẬN
1. Kết luận
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của nước thải sản xuất vàng mã đến môi trường và đề xuất giải pháp quản lý tại xã Song Hồ, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh” rút ra một số kết luận chính sau đây:
1. Xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh có nghề truyền thống là làm tranh Đông Hồ tuy nhiên những thập kỷ gần đây hầu hết các hộ gia đình trong xã đã chuyển sang nghề làm hàng mã. Sản xuất vàng mã tập trung tại 4 thôn của xã là Đông Khê, Đạo Tú, Lạc Hoài và Tú Pháp với hơn 90% số hộ làm nghề. Sản phẩm vàng mã của xã rất đa dạng, sản xuất tập trung vào giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 1 hàng năm.
2. Trong quy trình sản xuất vàng mã có gây phát sinh các loại chất thải khác nhau như nước thải, khí thải và chất thải rắn. Sản xuất vàng mã gây ảnh hưởng tới chất lượng môi trường nước chủ yếu do nước thải chứa nhiều phẩm màu công nghiệp dùng
để nhuộm giấy.
3. Môi trường nước của xã Song Hồ được khảo sát trong giai đoạn 2013-2014 cho kết quả như sau:
+ Chất lượng nước ngầm của làng nghề hiện chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm.
+ Chất lượng nước kênh mương quanh làng nghề đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, một số chỉ tiêu không đạt chất lượng nước mặt dành cho tưới tiêu và nuôi trồng thuỷ sản. Các chỉ tiêu như DO, COD, N-NH4+, P-PO43- không đạt QCVN 08/2008 BTNMT đặc biệt là vào tháng 2/2015. Hàm lượng COD cao hơn QCVN 08/2008 từ 1,6-2,2 lần.
+ Chất lượng nước thải sản xuất được lấy tại xã Song Hồ có những thông số
vượt số vượt giá trị cho phép nhiều lần. Các chất ô nhiễm đặc trưng chủ yếu là BOD5 , COD, TSS, Mn, tổng Nitơ, sunfua, N-amoni, Coliform. Trong năm 2014 nước thải có chất lượng kém nhất là vào cuối năm đợt tháng 11 năm 2014. Trong đó hàm lượng BOD5 vượt 3,57 lần; COD vượt 2,28 lần; TSS vượt 1,55 lần; Mn vượt 1,18 lần; Sunfua vượt 4,44 lần; Amoni vượt 9,86 lần; Tổng Nitơ vượt 2,86 lần; tổng P vượt 2,86
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66 lần. Việc xả thải trực tiếp các nguồn này vào các thủy vực tiếp nhận sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm các nguồn tiếp nhận.
4. Để bảo vệ môi trường nước mặt của xã, đảm bảo sản xuất bền vững và bảo vệ sức khỏe người dân cần thực thi đồng bộ một số giải pháp sau:
- Thực thi đồng bộ nhiều chính sách và giải pháp nhằm khuyến khích, hỗ trợ, giúp đỡ, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của làng nghề. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến các chính sách và biện pháp bảo vệ môi trường.
- Tăng cường mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường nước tại hệ thống kênh thu và thoát nước thải.
- Tăng cường chính sách hỗ trợ về vốn đầu tư công nghệ sản xuất cho phát triển làng nghề.
- Tăng cường hỗ trợđào tạo, nâng cao trình độ công tác quản lý và bảo vệ môi trường cho đội ngũ cán bộ của xã và thôn.
2. Kiến nghị
Để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại xã Song Hồ ảnh hưởng do quá trình sản xuất vàng mã tại xã Song Hồ, nâng cao và cải thiện sức khỏe của người dân, đảm bảo cảnh quan môi trường xung quanh. Tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau đây:
- Nâng cao nhận thức hiểu biết của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường và khuyến khích người dân giảm thiểu tại nguồn.
- Nâng cao công tác quản lý môi trường tại các thôn, xã và các cơ quan quản lý cấp trên.
- Xây dựng hệ thống thu gom nước thải tại các hộ gia đình và xây dựng hệ
thống xử lý nước thải tập trung.
- Tăng cường phối hợp với các cơ quan tuyên truyền, các tổ chức chính trị đoàn thể, quần chúng nhân dân trong công tác truyền thông nâng cao nhận thức về
vấn đề môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và môi trường xung quanh. Tuyên dương và khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức cá nhân có những hành động bảo vệ môi trường để khuyến khích động viên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 chức thu gom rác thải, giữ vệ sinh môi trường xung quanh, ngõ xóm, thôn, làng.
- Các hộ gia đình tự xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại cơ sở sản xuất trước khi thải ra môi trường hạn chế mức ô nhiễm.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường tại các hộ gia đình.
- Thường xuyên tiến hành quan trắc chất lượng môi trường nước thải tại cống thải chung của xã.
- UBND xã tăng cường phối hợp với UBND huyện, các ban ngành đoàn thể
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68