Tình hình phát triển làng nghề tại Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của nước thải sản xuất vàng mã đến môi trường và đề xuất giải pháp quản lý tại xã song hồ, huyện thuận thành tỉnh bắc ninh (Trang 27)

Làng nghềở Bắc Ninh có lịch sử tồn tại, phát triển hàng trăm năm nay, được phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh và hoạt động hầu hết ở các ngành kinh tế chủ

yếu. Hiện nay, Bắc Ninh có 62 làng nghề, chủ yếu trong các lĩnh vực nhưđồ gỗ mỹ

nghệ xuất khẩu, sản xuất giấy, gốm, sắt, thép tái chế, đúc đồng...; trong đó có 31 làng nghề truyền thống và 31 làng nghề mới, chiếm khoảng 10% tổng số làng nghề

truyền thống của cả nước. Các làng nghề tập trung chủ yếu ở 3 huyện Từ Sơn, Yên Phong và Gia Bình (3 huyện này có 42 làng nghề, chiếm gần 68% số làng nghề của tỉnh). Nhiều làng nghề của Bắc Ninh như: gỗ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng, đúc đồng

Đại Bái, tranh Đông Hồ... có từ lâu đời và nổi tiếng cả trong và ngoài nước

Hàng năm, các làng nghề đã đóng góp ngân sách nhà nước, tạo việc làm tại chỗ cho gần 35 nghìn lao động và thu hút hàng nghìn lao động nông thôn các vùng phụ cận. Cơ chế thị trường đã khôi phục các làng nghề cũ, xây dựng các làng nghề

mới, hình thành các cụm công nghiệp theo ngành hàng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống; là mục tiêu, động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động trong nông nghiệp, phù hợp với chủ trương của Đảng và Chính phù về công cuộc CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn.

Các làng nghềđã góp phần rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong tỉnh (trên 75.000 lao động thường xuyên và trên 10.000 lao động thời vụ). Tại các làng nghề, mức thu nhập của người dân cao gấp 3 đến 4,5 lần so với các làng thuần nông, nhờ vậy góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo của tỉnh. Đây còn là nơi cung cấp nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của tỉnh với kim ngạch từ 1.200 tỉ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 đến 1.500 tỉ đồng/ năm, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế địa phương những năm qua. Tính từ năm 1997 đến nay giá trị sản xuất của khu vực làng nghề

TTCN chiếm 75 - 80% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và trên 30% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, cải thiện đời sống nhân dân, nhiều hộ giàu có nhờ phát triển nghề truyền thống.

(Đề án Xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh năm 2007).

Tuy nhiên, hầu hết các làng nghề trong tỉnh chưa được quy hoạch, vẫn còn mang tính tự phát, lực lượng lao động đông, nhưng quy mô của từng cơ sở quá nhỏ. Vốn ít, công nghệ lạc hậu, sản xuất thủ công là chính, nên sản phẩm đơn giản, năng suất, chất lượng chưa cao, ít có sản phẩm độc đáo mang tính văn hóa truyền thống, hoặc có phong cách hiện đại dẫn đến sức cạnh tranh yếu. Cùng với đó, công tác quảng bá, tiếp thị sản phẩm, xây dựng thương hiệu yếu kém, vì vậy nhiều làng nghề

rất bịđộng trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Cùng với quá trình phát triển, tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều làng nghề đã trở thành điều bức xúc, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dân và làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi. Thực tế ở các làng nghề sản xuất giấy tại địa phận các xã Phong Khê (Yên Phong), Phú Lâm (Tiên Du) cho thấy, người dân nơi

đây luôn phải chịu sức ép của khói bụi, tiếng ồn, ô nhiễm khí clo, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng... Theo kết quả xét nghiệm của Viện Khoa học và Công nghệ

môi trường thuộc Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội thì 100% số mẫu nước thải ở

các làng nghềđều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm. Ước tính trong 5 - 7 năm tới, diện tích mặt nước và đất canh tác ở các làng nghề bị san lấp hoàn toàn hoặc không sử dụng được.

Song song với quá trình phát triển, vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề đang ở mức nghiêm trọng và một số nơi trở lên báo động. Qua kết quả khảo sát chất lượng môi trường tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh trong các năm gần

đây cho thấy, môi trường nước mặt, nước ngầm, không khí và đất đều có dấu hiệu bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 Kết quả quan trắc môi trường từ năm 2005 đến nay cho thấy, môi trường không khí tại các khu vực làng nghề truyền thống có hàm lượng bụi vượt 1,5-3,6 lần tiêu chuẩn cho phép (TCCP), tiếng ồn cao hơn TCCP từ 10-20dBA, nồng độ các khí CO, SO2 và NO2 (tại một số địa điểm như: Đại Bái, Đa Hội, Văn Môn) vuợt TCCP từ 5 - 6 lần; hàm lượng các dung môi hữu cơ dễ bay hơi (VOC) tại làng nghề đồ gỗ

mỹ nghệ Đồng Kỵ vượt tiêu chuẩn nhiều lần. Nhiệt độ tại các khu vực xưởng cán,

đúc thép vượt quá nhiệt độ môi trường, cao hơn TCCP khoảng 9°C gây tác hại cho sức khỏe người lao động và các hộ gia đình xung quanh.

Về môi trường nước, hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải vượt TCCP nhiều lần như tại các làng nghề tái chế giấy có chất rắn lơ lửng vượt 4,5 - 11 lần, COD vượt 8 - 8,5 lần và BOD5 vượt 6 lần, nước thải tại làng nghề sắt thép Đa Hội có hàm lượng Pb vượt 5,5 lần so với QCCP, hàm lượng N tổng trong nước thải làng nghề sản xuất rượu Đại Lâm vượt 1,5 lần.

Đặc biệt, quá trình hoạt động sản xuất của làng nghề tái chế giấy Phong Khê cũng như nhiều làng nghề khác đã thải ra môi trường nhiều loại chất thải rắn, trong

đó có chất thải nguy hại không được thu gom mà vứt bừa bãi ra các kênh, mương, ao, hồ, sông, ngòi làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt, biến một số lưu vực sông trở thành dòng sông chết.

Bên cạnh đó, việc khoan và khai thác nước ngầm phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt diễn ra tràn lan, đang là nguy cơ làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước ngầm, suy giảm số lượng và chất lượng nước. Tình trạng ô nhiễm môi trường đã

ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân xung quanh. Tỷ lệ người mắc các bệnh về đường hô hấp, ngoài da, mắt... ở các làng nghề cao hơn khu vực khác.

Việc chấp hành các quy định của pháp luật về môi trường của người dân ở các làng nghề còn thấp, thiếu trách nhiệm trong BVMT, nhiều cơ sở vi phạm pháp luật môi trường không thực hiện quyết định xử lý vi phạm của cơ quan có thẩm quyền. Hầu hết, các hộ sản xuất kinh doanh không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án BVMT theo quy định; một số cơ sở lập báo cáo được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng không thực hiện các nội dung theo quyết định, không lập hồ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 và xin giấy phép khai thác nước ngầm, việc thu phí và lệ phí về môi trường (phí nước thải công nghiệp) ở các làng nghề gần như không thực hiện được.

Làng nghề giấy Phong Khê, huyện Yên Phong là làng nghề tiêu biểu của loại hình sản xuất này. Làng Dương Ổ thuộc xã Phong Khê huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh, có dân số khoảng 3500 người với diện tích thổ cư 31 ha tương ứng với mật độ

dân số 11.290 người/km2 xấp xỉ khu vực nội thành Hà Nội. Xã Phong Khê có dân số 7.500 người tương ứng với mật độ 3.505 người/km2. (214 ha) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sản phẩm năm 2006: 200.000 tấn giấy các loại.

Nguyên liệu hàng năm : vỏ gió, giấy bìa, giấy in, sách báo, bao bì các loại từ

các tỉnh cung cấp về và hiện nay một số doanh nghiệp đã nhập khẩu giấy loại từ các nước trên thế giới.

Nhiên liệu: than sử dụng cho nồi hơi để sấy giấy.

• Vật tư: hóa chất tẩy, nước javen, chất tẩy quang học, xút, phèn, nhựa thông.

Sản phẩm: giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy viết học sinh, giấy vàng mã, bìa cattông, bìa duplex .

Các phát thải gây ô nhiễm môi trường:

Chất thải khí: Khói lò hơi bao gồm NO2, CO, SO2, khí Clo.

Chất thải lỏng gây ô nhiễm nguồn nước: nước thải chứa kiềm và hóa chất tẩy rửa, phẩm màu các loại, dầu mỡ.

Chất thải rắn: bìa nilon, bìa vụn, xỉ than của các nồi hơi, đinh gim, dây buộc, vỏ thùng chứa hóa chất, mực in.

Ô nhiễm bụi, nhiệt và tiếng ồn.

Công nghệ sử dụng được sử dụng để sản xuất tái chế giấy tại hai làng nghềđiển hình Phong Khê, Phú Lâm, là loại hình công nghệ đơn giản, dễ thực hiện nhưng thường áp dụng ở quy mô vừa và nhỏ và với loại sản phẩm không yêu cầu có chất lượng cao, rất phù hợp với trình độ kĩ thuật của người dân ở nông thôn. Hệ thống máy móc thiết bị sử dụng ở các làng nghề hầu hết thuộc loại cũ (đã qua thanh lý của các cơ sở sản xuất công nghiệp), hoặc tự chế tạo mang tính chắp vá không đồng bộ. Bên cạnh đó, quá trình vận hành sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên hiệu quả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 sản xuất không cao, tiêu tốn nhiều năng lượng và nguyên liệu. Ngoài ra, vấn đề vệ

sinh công nghiệp không được chú ý, nơi sản xuất và sinh hoạt không được cách ly. Chính vì những lý do đó đã dẫn đến môi trường tại làng nghề ngày càng ô nhiễm. Trong nhiều ngành nghề truyền thống của Tỉnh Bắc Ninh thì nghề làm Tranh

Đông Hồ ngày nay đã bị mai một và được thay thế bằng nghề làm vàng mã tại xã Song Hồđang phát triển mạnh mẽ và hàng năm sản xuất với một khối lượng lớn với nhiều sản phẩm vàng mã đa dạng về chủng loại, mẫu mã khác nhau. Nghề vàng mã

ở xã Song Hồ tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho các hộ gia đình ở nông thôn. Phần lớn, vàng mã không những phục vụ nhu cầu sử dụng trong tỉnh mà còn

được vận chuyển đi các tỉnh lân cận như Hà Nội, Hải Dương, Bắc Giang.... Nghề

làm vàng mã này càng có xu hướng phát triển do nhu cầu của người tiêu thu ngày càng lớn. Đặc biệt vào những ngày giáp tết và đầu năm việc sản xuất vàng mã càng tấp nập để phục vụ cho những ngày cuối năm.

Ngày nay, nghề làm vàng mã ở tỉnh Bắc Ninh không chỉ phát triển ở xã Song Hồ mà còn lan sang một số xã lân cận, tạo công ăn việc làm cho những người già, trẻ em và một số lao động nhàn rỗi. Giấy để làm vàng mã được sản xuất chủ yếu tại

Đông Cao, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh là nơi cung cấp nguyên liệu cho các cơ

sở sản xuất vàng mã.

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của nước thải sản xuất vàng mã đến môi trường và đề xuất giải pháp quản lý tại xã song hồ, huyện thuận thành tỉnh bắc ninh (Trang 27)