Hiện trạng môi trường và các ảnh hưởng của sản xuất vàng mã và các sản phẩm từ giấy nhuộm khác tới môi trường.

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của nước thải sản xuất vàng mã đến môi trường và đề xuất giải pháp quản lý tại xã song hồ, huyện thuận thành tỉnh bắc ninh (Trang 31)

phẩm từ giấy nhuộm khác tới môi trường.

- Ảnh hưởng đến môi trường nước

Chúng ta đã biết hàng mã làm bằng giấy có nhiều màu sắc. Người dân làm nghề phải mua bột phẩm màu về pha, quệt lên những tấm giấy to bản, sau đó đem phơi. Phẩm màu còn thừa và nước thải được bà con đổ thẳng ra cống hoặc rãnh thoát nước khiến tình trạng ô nhiễm nước ngày càng nghiêm trọng...

Hằng ngày, một lượng lớn phẩm màu được thải trực tiếp ra môi trường không qua biện pháp xử lý nào khiến tất cả kênh mương, ao hồ, thậm chí cả diện tích đất trồng trọt biến thành màu đỏ, rác thải vương vãi khắp nơi... Mùi hôi thối bốc lên ở khắp nơi, nguy hiểm hơn, tất cả hoá chất độc hại cũng theo đó mà chảy trực tiếp ra ruộng đồng, khiến hoa màu, cây trái đều bị nhiễm hoá chất, đe doạ tới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 sức khoẻ người dân.

Bảng 1.1: Kết quả phân tích chất lượng nước tại làng nghề Phong Khê

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả TCVN 5942- 1995 Kết quả TCV N 5945- 2005 N1 N2 N3 N4 N5 1. pH - 7,76 7,42 5,5-9 7,08 12,06 7,78 5,9-9 2. DO mg/l 6,2 3,5 ≥ 2 0,7 0,8 1,2 - 3. Độ màu Pt-Co 283 297 - 1999 4506 596 50 4. Độđục mg/l 117 249 - 805 5890 2517 - 5. SS mg/l 134 178 80 412 180 230 100 6. COD mg/l 48 57 < 35 805 5890 2517 80 7. BOD mg/l 30 34 < 25 670 - 650 50 8. Tổng N mg/l 1,68 2,80 - 12,3 - 15,1 30 9. Tổng P mg/l 0,52 0,442 - 0,78 - 0,295 6 10. Dầu mỡ mg/l 0,64 1,68 0,3 2,87 1,06 - 5 11. Coliform MPN/ 100ml 120 860 1x104 1865 0 - 1100 0 5000

Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Ninh, 2007 Ghi chú:

N1: Nước sông trước điểm thải 500 m N2: Nước sông sau điểm thải 500 m N3: Nước cống chung

N4: Nước bể ngâm kiềm

N5: Nước thải xeo

Như đốt, rải vàng mã một cách phổ biến với số lượng lớn như hiện nay ở

Huế đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và môi trường. Dòng sông Hương mỗi năm phải “hứng” hơn cả chục tấn vàng mã từ hai kỳ lễ hội Điện Hòn chén. Và sau mỗi ngày lễ, những loại giấy tiền bạc, quần áo, xe hơi… bằng vàng mã được người dân hành lễ thả xuống sông lại trôi về phía hạ du, qua các điểm du lịch rất phản cảm. Hay hai dịp rằm tháng Tư và tháng Bảy, người dân khắp địa phương cũng thi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 nhau đốt vàng mã, trong khi đó nó hoàn toàn không phù hợp với tinh thần từ bi trí tuệ của Phật giáo. Thậm chí có đám, đến ngã ba dừng lại thắp hương, đốt vàng mã ngay bên lềđường gây ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường.

Hiện nay ở các khu vực có cơ sở sản xuất giấy đang chịu sức ép nặng nề về ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước. Nhưở khu vực sông Cầu mối ngày chỉ khoảng 3.500 m3 nước xả mối ngày nhưng riêng ngành sản xuất giấy là nguyên nhân số 1 gây ô nhiễm môi trường nặng cho dòng sông này.

Ở tại Phong Khê, Tỉnh Bắc Ninh mỗi ngày thải ra khoảng 4.500 m3 nước thải và theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh hàm lượng BOD, COD cao hơn TCCP từ 4-6 lần. Trong Công nghiệp sản xuất giấy nước thải có lưu lượng và tải lượng cũng như độc tính của các chất ô nhiễm cao như dịch chiết từ thân cây, các axit béo, một số sản phẩm phân hủy của lignin và các dẫn xuất của lignin đã bị

clo hóa, các chất ô nhiễm hữu cơ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm, nước dưới đất được thải thẳng ra môi trường gây ô nhiễm. Điển hình là chất lượng nước tại làng nghề chuyên làm giấy ở Phong Khê và làng giấy Phú Lâm, tỉnh Bắc Ninh khi thải vào sông Ngũ Khê.

Từ kết quả phân tích cho thấy:

+ Nước thải tại làng nghề Phong Khê có hàm lượng chất hữu cơ khá cao (COD vượt TCVN 5945-2005 từ 8,05-73,62 lần); hàm lượng chất lơ lửng nhiều (SS vượt TCCP 1,8-4,1 lần). Ngoài ra, nước thải tại Phong Khê có độ màu, độ đục khá cao, Coliform vượt TCCP 11-18,6 lần. Đặc biệt, tại bể ngâm kiềm, nước thải có pH khá cao (pH = 12,6), vượt TCCP 1,4 lần. Chỉ số COD, TSS của các cơ sở sản xuất giấy từ nguyên liệu tre, nứa có giá trị phân tích cao hơn tiêu chuẩn tới 500 lần.

+ Nước sông Ngũ Huyện Khê tại địa phận xã Phong Khê chứa nhiều chất hữu cơ (COD vượt TCCP từ 1,3-1,6 lần; BOD vượt TCCP từ 1,2-1,3 lần); hàm lượng chất rắn lơ lửng lớn (SS vượt TCCP từ 1,6 -2,2 lÇn). Ngoài ra, nước thải có độ màu tương đối lớn (trong khoảng từ 283-297 Pt-Co); hàm lượng dầu mỡ vượt TCCP từ

2,1 -5,6 lần. Tại vị trí lấy mẫu sau điểm xả (N2), các thông số ô nhiễm luôn lớn hơn mẫu lấy trước điểm xả (N1) chứng tỏ hoạt động sản xuất tại làng nghề Phong Khê có ảnh hưởng tới chất lượng nước sông Ngũ Huyện Khê.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

Bảng 1.2: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt và nước thải tại Phú Lâm

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả TCVN 5942- 1995 Kết quả TCVN 5945- 2005 N1 N2 N3 N4 1. pH - 7,92 7,93 5,5-9 8,16 6,98 5,5-9 2. DO mg/l 7,93 6,4 ≥ 2 1,4 0,8 - 3. Độ màu Pt-Co 165 211 - 2325 496 50 4. Độđục mg/l 75 87 - 509 340 - 5. SS mg/l 116 134 80 156 446 100 6. COD mg/l 19 33 > 35 617 203 80 7. BOD mg/l 8 20 < 25 130 140 50 8. Tổng N mg/l 1,12 3,92 - 6,67 2,85 30 9. Tổng P mg/l 0,229 0,442 - 0,972 0,048 6 10. Coliform MPN/10 0ml 230 7000 1x104 70x104 - 5000

Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Ninh, 2007

Ghi chú:

N1: Nước sông Ngũ Huyện Khê trước điểm thải 500m N2: Nước sông Ngũ Huyện Khê sau điểm thải 500m N3: Nước thải cống chung

N4: Nước thải công đoạn xeo

Kết quả phân tích chất lượng nước thải và nước sông Ngũ Huyện Khê tại địa phận xã Phú Lâm cho thấy:

+ Nước sông Ngũ Huyện Khê có độ màu cao (từ 165 - 211 Pt-Co, vượt tiêu chuẩn cho phép 3,3 đến 4,22 lần); chất lơ lửng nhiều (vượt tiêu chuẩn cho phép 1,4 -1,6 lần). Các thông số ô nhiễm trong nước sông trước điểm thải chung của làng (N1) như SS, COD, BOD… đều thấp hơn nước sông tại vị trí sau điểm thải (N2).

Điều đó chứng tỏ hoạt động sản xuất tại Phú Lâm gây ảnh hưởng nhất định tới chất lượng nước sông Ngũ Huyện Khê.

+ Tại cống thải chung (N30, nước thải thuộc loại trung tính, có độ màu cao (2325 Pt-Co), chứa nhiều chất lơ lửng, SS vượt tiêu chuẩn cho phép 1,56 lần, hàm lượng chất hữu cơ lớn (COD vượt tiêu chuẩn cho phép 6,17 lần; BOD vượt 2,6 lần).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 tại các mương dẫn nước thải hầu như không có và nước thải trong tình trạng thiếu khí dẫn đến quá trình phân huỷ yếm khí các chất hữu cơ gây mùi hôi thối khó chịu (như H2S) (Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Ninh, 2007)

- Ảnh hưởng môi trường không khí.

Việc sản xuất vàng mã cũng ảnh hưởng đến môi trường không khí do trong quá trình sản xuất có phát sinh mùi khi pha phẩm màu trong quá trình bồi màu giấy, bụi khi cắt giấy thành những loại có kích cỡ khác nhau để phù hợp với từng loại mẫu mã sản phẩm.

Trong quá trình sản xuất giấy các loại, khí thải được phát sinh từ quá trình

đốt nhiên liệu sản xuất hơi bão hòa. Ngoài ra, trong quá trình nghiền bột giấy hóa học các khí nặng mùi như hydro sunphite, mercaptan,.... Dioxin phát sinh từ quá trình tẩy trắng bột giấy bằng chlorine.

Bảng 1.3. Kết quả quan trắc môi trường không khí của làng giấy phong khê.

Vị trí quan trắc Kết quả quan trắc Tiếng ồn dBA Bụi lơ lửng mg/m 3 CO mg/m 3 CO2 % NO2 mg/m 3 SO2 mg/ m3 Cl2 mg/m3 H2S mg/m3 Kiềm mg/m 3 HCl mg/N m3 Cạnh trường tiểu học Phong Khê 59-77 0,65 4,60 0,035 0,128 0,240 0,056 0,012 0,040 Kphđ Trụ sở HTX Dương ổ 69-79 0,42 7,90 0,042 0,110 0,265 0,060 0,010 0,054 Kphđ Chợ Dương ổ 68-84 0,70 4,60 0,035 0,130 0,315 0,070 0,005 0,046 Kphđ KCN phong khê tại cổng XN giấy Việt Đức 69-80 0,64 10,45 0,042 0,146 0,430 0,080 0,003 0,050 Kphđ Cổng XN giấy Hoàng Nga 62-73 0,60 6,90 0,042 0,130 0,350 0,065 0,004 0,010 Kphđ Cổng Cty Giấy Việt Nhật 70-80 0,58 9,00 0,045 0,150 0,460 0,086 0,003 0,060 Kphđ TCVN 5937-2005 70** 0,3 30 - 0,2 0,35 20* 2* - 200*

Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Ninh, 2007

Ghi chú: “-”: Không quy định; kphđ: Không phát hiện được. (**): TCVN 5949-1998; (*): TCVN 5939-2005

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 Từ kết quảđược tổng hợp ở bảng trên đây, có thểđánh giá chất lượng môi trường không khí khu vực làng nghề Dương ổ và Cụm công nghiệp Phong Khê như sau:

+ Đối với tiếng ồn: tại tất cả các vị trí quan trắc đều có giá trị cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,1 đến 1,2 lần.

+ Đối với bụi lơ lửng: ở tất cả các vị trí quan trắc đều có hàm lượng bụi lơ

lửng trong không khí cao hơn giá trị cho phép từ 1,8 đến 2,3 lần.

+ Đối với khí CO2 tại hầu hết các vị trí đều có hàm lượng khí CO2 trong không khí cao hơn tiêu chuẩn cho phép 1,1 lần.

+ Đối với khí H2S: Tại khu vực Trường tiểu học Phong Khê và chợ Dương ổ

có nồng độ khí H2S trong không khí cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,3 đến 1,5 lần theo TCVN 5939-2005.

Bên cạnh đóviệc đốt vàng mã bừa bãi còn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng. Tại nhiều di tích lịch sử, đình, chùa, miếu, mạo, người đi lễ vô tưđốt hương, vàng mã khiến bầu không khí ngột ngạt và làm hư hại các công trình kiến trúc của di tích. Có người thiếu ý thức còn đem vàng mã ra đốt bừa bãi trên vỉa hè, dưới gốc cây, khói bay mù mịt táp vào người đi đường.

- Ảnh hưởng đến môi trường chất thải rắn.

Đối với công nghệ sản xuất giấy vàng mã thì chất thải rắn phát sinh thường

là các loại túi nilon, bìa catton, băng dính... Riêng với ngành nghề làm vàng mã thì trong quá trình sản xuất còn phát sinh thêm tre nứa hoặc những vật liệu trang trí loại bỏ như nhựa.... nếu như không được tổ chức thu gom và xử lý tốt thì sẽ gây ô nhiễm môi trường đất nước không khí.Ví dụ như ở làng giấy Phong Khê, tỉnh Bắc Ninh

đây là làng nghề có truyền thống sản xuất lâu đời, với tổng số hộ dân là 4.624 hộ, hiện nay có khoảng 120 hộ tham gia sản xuất tập trung 4.000 lao động. Hàng năm, làng nghề này cung cấp hàng trăm ngàn tấn sản phẩm giấy các loại cho thị trường.

Đồng thời với sự phát triển sản xuất là vấn đề chất thải phát sinh. Chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất giấy chủ yếu là các loại đinh ghim, băng dính, cát sạn và giấy lề loại… Tổng lượng chất thải rắn tại làng nghề này khoảng 7 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn công nghiệp là 5,3 tấn/ngày tương đương với 76%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 thải của làng nghề không đủ tiêu chuẩn, phần lớn rác thải được đổ dọc theo 2 bên bờ sông Ngũ Huyện Khê, người dân trong làng tự xử lý lượng rác thải này bằng phương pháp đốt cháy tự nhiên gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường đất, nước và không khí.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

Сhương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của nước thải sản xuất vàng mã đến môi trường và đề xuất giải pháp quản lý tại xã song hồ, huyện thuận thành tỉnh bắc ninh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)