Kiến thức của các DND khảo sát về pháp luật bảo hộ

Một phần của tài liệu Khảo sát nhận thức của một số doanh nghiệp dược về vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực dược (Trang 39)

KDCN

Trong quá trình xây dựng, tồn tại và phát triến, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn nhất của các đối tượng quyền SHCN là sáng chế, giải pháp hữu ích, NHHH và KDCN. Song, trong điều kiện kinh tế hiện nay, khi trình độ và chi phí dành cho một sáng chế hay một giải pháp hữu ích còn cao so với khả năng tài chính của các DND trong nước thì NHHH và KDCN là hai đối tượng có tác động lớn nhất. Bởi vậy, có đến 72% số người được hỏi cho rằng đối tượng của quyền SHCN chỉ bao gồm NHHH và KDCN. Điều này được minh chứng rõ ràng nhất trong hoạt động thực tế về bảo hộ SHCN của các DND hiện nay.

Kiến thức về bảo hộ SHCN nói chung và về NHHH, KDCN nói riêng là nền tảng vững chắc cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động này một cách có kế hoạch và hiệu quả. Do đó, khảo sát kiến thức của các DND về vấn đề này phản ánh phần nào cách thức hoạt động của bản thân mỗi doanh nghiệp. Các nội dung được khảo sát bao gồm:

a, Hiển biết về khải niệm, dấu hiệu được và không được bảo hộ đỗi với NH H H vàK D C N

*1* Hiểu biết về khái niệm NHHH, KDCN

Khái niệm về các đối tượng của quyền SHCN được định nghĩa rất rõ ràng và chi tiết trong luật SHTT 2005, đây là cơ sở để nghiên cứu phát triển một NHHH, KDCN mới, đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Kết quả khảo sát thu được như sau:

Bảng 3.3. Tỷ lệ số người hiêu biết khái niệm NHHH, KDCN tại các DND khảo sát Nội dung NHHH KDCN Đúng (%) 66.7 55.6 Sai (%) 33.3 44.4 Nhân xét:

Trên 50% tỷ lệ số người được khảo sát hiểu biết khái niệm về NHHH và KDCN. Điều này thể hiện sự quan tâm hơn của các DND tới vấn đề này, là một bước tiến trong việc nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực bảo hộ SHTT.

Số người trả lời chính xác về đối tượng NHHH là 66.7%, cao hơn so với KDCN 55.6%. Nguyên nhân là do hiện nay các doanh nghiệp đăng kí bảo hộ NHHH cho các sản phấm của mình với tỷ lệ lớn hơn nhiều so với KDCN.

**** Dấu hiệu được và không được bảo hộ đổi với NHHH, KDCN

NHHH và KDCN sẽ được bảo hộ nếu đáp ứng được những dấu hiệu đã quy định trong các văn bản pháp quy. Khảo sát cho thấy:

Bảng 3.4. Tỷ lệ phân biệt các dấu hiệu được bảo hộ NHHH, KDCN

Nôi dung

r

Dâu hiêu đươc bảo hô• • #

Đ úng(%) Sai (%)

NHHH 61.1 38.9

KDCN 72.2 27.8

Bảng 3.5. Tỷ lệ phân biệt các dâu hiệu không được bảo hộ NHHH, KDCN

Nôi dung Dâu hiệu không được bảo hộ

Đ úng(%) Sai (%)

NHHH 50.0 50.0

Nhận xét:

Trên 50% tỷ lệ trả lời chính xác về các dấu hiệu trong quy định của pháp luật về bảo hộ SHCN, cao hơn so với năm 2006. Như vậy, các dấu hiệu cơ sở để sáng tạo một NHHH hay KDCN đã được các DND ngày càng quan tâm. Theo các doanh nghiệp, tuy NHHH là mối quan tâm chủ yếu của các doanh nghiệp hiện nay, song do các yêu cầu về khả năng phân biệt của NHHH phức tạp hơn so với các yếu tố cấu thành KDCN cho nên số người trả lời đúng về các dấu hiệu được và không được bảo hộ của NHHH (61.1 % và 50.0%) thấp hơn so với KDCN (72.2% và 77.8%)

b, Kiến thức về thủ tục xác lập quyền SHCN đổi với NHHH, KDCN.

Kết quả hiểu biết của đối tượng khảo sát như sau:

Bảng 3.6. Tỷ lệ hiểu biết về một số nội dung của thủ tục xác lập quyền SHCN tại các DND khảo sát

Nội dung Tỷ lệ đúng (%) Tỷ lệ sai (%)

Nguyên tăc người nộp đơn đâu tiên 100.0 0.0

Châm dứt hiệu lực văn băng bảo hộ 33.3 66.6

Thời hạn xử lý đơn đăng kí bảo hộSHCN 22.2 77.8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các vấn đề khác của thủ tục xác lập quyền SHCN được khảo sát với hai nội dung riêng biệt là NHHH và KDCN:

Bảng 3.7. Tỷ lệ hiểu biết về một sổ nội dung của thủ tục xác lập quyền SHCN đối với NHHH, KDCN tại các DND khảo sát

Nôi dung Tỷ lệ hiêu biêt (%)

NHHH KDCN

Đơn đăng kí xác lập quyên SHCN 45.0 38.8

Hiệu lực của văn băng bảo hộ 38.8 33.3

Duy trì, gia hạn văn băng bảo hộ 1

44.4 27.8

Nhận xét:

100% số người được khảo sát và có hiểu biết về nguyên tắc người nộp đơn đầu tiên, đây là một nguyên tắc mang tính chất tiên đề và được áp dụng ở hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới.

Một vấn đề nhận thấy trong quá trình khảo sát là thời hạn xử lý đơn đăng kí của văn bằng bảo hộ (bảng 3.7) thường bị nhầm lẫn với quy định trong các vãn bản pháp luật cũ, điều này xảy ra là do luật SHTT Việt Nam mới ra đời và 1/7/2006 mới bắt đầu có hiệu lực nên tỷ lệ hiểu biết còn dưới 45%. Việc phân loại hàng hóa theo thoả ước Nixơ trong đăng kí cho NHHH cũng là một quy định mới và số người nắm được quy định này còn rất hạn chế. Tóm lại, các nội dung trong thủ tục xác lập quyền SHCN nói chung và với NHHH, KDCN nói riêng còn chưa được nhận thức đầy đủ bởi các doanh nghiệp, đây là nguyên nhân và cũng là hệ quả của việc các DND hiện nay thường thuê các công ty Luật chuyên nghiệp tiến hành đăng kí trực tiếp cho các sản phẩm của chính công ty mình.

c, Hiểu biết về quyền của chủ sở hữu đối với văn bằng bảo hộ KDCN và NHHH.

Quyền của chủ sở hữu đối với Giấy chứng nhận đăng kí NHHH và Bằng độc quyền KDCN thường bao gồm các nội dung sau:

- Quyền sử dụng các đối tượng SHCN.

- Hành vi xâm phạm quyền đối với NHHH và KDCN và các biện pháp xử lý vi phạm.

Qua quá trình nghiên cứu, kết quả thu được như sau: (câu 20, 21, 26 phụ lục 2)

- Tỷ lệ số người hiểu biết quy định về quyền sử dụng các đói tượng SHCN tương đối thấp, chiếm 33.3%. Quyền sử dụng các đối tượng SHCN đối với NHHH, KDCN là việc thực hiện các hành vi sản

xuất, lưu thông, quảng cáo chào hàng và nhập khẩu các sản phẩm đã được bảo hộ, trong khi đó hâu hết các doanh nghiệp cho rằng thực hiện quyền này bao gồm cả việc xuất khẩu các sản phẩm đó; trừ trường hợp NHHH được đăng kí bảo hộ theo thỏa ước Madrid thì chủ sở hữu được quyền xuất khẩu sang nước ngoài, song trong số các doanh nghiệp được khảo sát chỉ có Traphaco đã từng đăng kí bảo hộ theo cách này cho một số ít sản phấm của công ty. Bởi vậy, đây là một điểm hạn chế trong công cuộc đưa các mặt hàng trong nước ra thị trường thế giới. Để có thể tiến hành xuất khẩu các mặt hàng dược phẩm Việt Nam ra các nước khác, các doanh nghiệp phải đáp ứng được rất nhiều các điều kiện khắt khe về bảo hộ SHCN ở nước bạn. vấn đề này các DND trong nước cần nắm được để có thể dễ dàng tiên đoán được những khó khăn cần vượt qua trong nền kinh tế hội nhập.

- 50.0% số người được hỏi hiểu biết về các hành vi được coi là vi

phạm quyền SHCN đối với NHHH, KDCN. 40.6% số đối tượng khảo sát nắm được các nội dung về các biện pháp xử phạt các hành vi vi phạm. Đe có thế tự giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp một cách hợp lý và đúng luật, các DND cần tăng cường tìm hiểu hơn về vấn đề này.

d, Kiến thức về chuyển giao quyền SHCN đối với NHHH, KDCN

Sản xuất các sản phẩm theo hợp đồng chuyển giao quyền SHCN (hợp đồng li-xăng) là một trong những xu hướng sản xuất trong nền sản xuất dược phấm Việt Nam hiện nay, đặc biệt là các sản phấm đặc trị chuyên khoa. Bởi vậy, việc tìm hiếu về vân đề này là rất cân thiết và thực tê.

Đe tài tiến hành phỏng vấn chủ yếu về điều kiện, thời hạn và hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền SHCN, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.8. Tỷ lệ hiểu biết về một số nội dung trong hoạt động chuyên giao quyền sở hữu đối với KDCN, NHHH tại các DND khảo sát

Nội dung Tỷ lệ hiểu biết (%)

Thời gian tiên hành chuyên giao quyên SHCN 33.3 Điêu kiện cân bảo đảm khi tiên hành chuyên giao

quyền SHCN 44.4

Thủ tục tiên hành kí kêt hợp đông li-xăng 27.7 Trường hợp chuyên giao hợp đông quyên SHCN đên

bên thứ 3 16.7

Nhân xét: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ có 16.7% đến 44.4% tỷ lệ số người có kiến thức về các nội dung của vấn đề Chuyển giao quyền sở hữu. Mặc dù đây là một nội dung quan trọng, song đa số người được hỏi hoặc là ít quan tâm hoặc là không có thời gian để tìm hiểu. Tuy nhiên bên cạnh đó có những người rất chú ý đến vấn đề này và cho rằng đây là vấn đề nhất thiết phải được hiểu biết một cách chuyên sâu, nó sẽ tạo lên một bước phát triển vượt bậc, đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập WTO.

3.1.1.2. Ỷ kiến của các doanh nghiệp về pháp luật bảo hộ SHCN Việt Nam hiện hành

Đe bảo đảm việc thực thi pháp luật về SHCN một cách có hiệu quả, trước hết phải hoàn chỉnh hệ thống pháp luật. Khi được hỏi về pháp luật bảo hộ SHCN hiện hành, các doanh nghiệp có một số ý kiến sau: (câu 1,2, 3,4 phụ lục 3)

Thứ nhất, 76.5% số đối tượng khảo sát cho rằng pháp luật về SHCN là lĩnh vực pháp luật còn khá non trẻ trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Từ chỗ chỉ có một văn bản ở tầm nghị định (NĐ 36/CP ngày 23/10/1981), sau 20 năm đối mới và hội nhập kinh tế quốc tế, hiện đã hình thành một hệ thống văn bản từ nghị định đến pháp lệnh đặc biệt là luật SHTT 2005. Như vậy, đến năm 2005, Việt Nam mới có một văn bản chính quy về SHTT và tháng 7/2006 luật

này mới có hiệu lực chính thức, chi phối trực tiếp hoạt động bảo hộ của các doanh nghiệp. Bởi vậy, việc bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong hoạt động thực tế là điều tất yếu.

Thứ hai, 43.5% sổ người cho rằng cho tới thời điếm hiện nay về cơ bản pháp luật đã đáp ứng được những đòi hỏi của hội nhập kinh tế. Tuy nhiên các quy định trong các hiệp định quốc tế này rất chặt chẽ, đây là vấn đề khó khăn chính trong quá trình phát triển của mỗi doanh nghiệp.

Như vậy, nói chung theo các doanh nghiệp, pháp luật Việt Nam về SHTT tuy mới mẻ nhưng tương đối đầy đủ. 86.6% cho biết hạn chế lớn nhất của pháp luật Việt Nam hiện nay chính là việc thực thi, 60% ý kiến than phiền về thủ tục xét nhận hồ sơ và giải quyết tranh chấp của Cục SHTT. 82.6% đưa ra nguyên nhân của thực trạng này là:

- Nhận thức xã hội về tầm quan trọng của vấn đề bảo hộ quyền SHCN và ý thức tôn trọng pháp luật về SHCN chưa cao trong mỗi doanh nghiệp.

- Nguồn nhân lực dành cho công tác bảo hộ còn ít vế số lượng và thấp về trình độ chuyên môn.

- Các hình thức biện pháp chế tài còn chưa hợp lý, lợi ích mà doanh nghiệp đạt được lớn hơn nhiều so với việc xử lý của pháp luật.

Khi được hỏi về tác động của pháp luật bảo hộ SHTT tới thị trường dược phẩm Việt Nam, 60% ý kiến cho răng Việt Nam đã là thành viên của WTO, khi mà pháp luật bảo hộ về SHTT của Việt Nam ngày càng chặt chẽ hơn thì điều đầu tiên phải đề cập là: mọi doanh nghiệp đều sẽ yên tâm sản xuất các mặt hàng do mình sáng tạo ra mà không lo nạn hàng giả, hàng nhái, kích thích phát triến nền kinh tể dược, người bệnh yên tâm hơn về chất lượng các sản phẩm có trên thị trường. Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực đó, 20% ý kiến lo ngại về tăng hiện tượng độc quyền thuốc, gây khó khăn cho cả sản xuất và tiêu dùng trong nước.

3.1.2. Sự thay đổi trong hoạt động bảo hộ SHCN tại một số DND trong nước

3.1.2.1. Hoạt động đăng kí bảo hộ SHCN của ngành Dược phẩm Việt Nam giai đoạn 2002-2006

Thị trường Dược phấm là một thị trường đặc biệt và được quản lý khá chặt chẽ thông qua nhiều luật định, trong đó Luật SHTT và Luật Dược (luật và các quy chế đăng kí thuốc) là hai bộ luật cơ bản nhất. Hai hệ thống này có các mục tiêu hoạt động khác nhau và chịu sự quản lý của hai cơ quan nhà nước khác nhau:

Hình 3.6. Sự quản ỉỷ của các cơ quan nhà nước đối với thị trường thuôc.

Do vậy, việc đảm bảo quyền độc quyền tạm thời là một trong hai yếu tố quan trọng, quyết định điều kiện lưu hành một thuốc trên thị trường. Trong khi đó, thị trường thuốc luôn luôn biến đối với sự ra đời của các thuốc mới, do vậy bộ phận bảo hộ SHCN phải hoạt động một cách liên tục và có chất lượng nhằm đảm bảo sự chuyển động nhịp nhàng của thị trường này.

Theo thống kê của Cục SHTT, trong những năm gần đây số lượng đơn đăng kí bảo hộ SHTT ở tất cả các ngành nghề đều tăng liên tục, đặc biệt là nhóm ngành dược phẩm:

Bảng 3.9. Số lượng đơn của ngành dược phẩm đăng kỉ bảo hộ SHCN so với tổng sổ lượng đơn đăng kỉ bảo hộ SHCN từ năm 2002-2006.

Năm Số lượng đơn dược phẩm đăng Tổng số lượng đơn đăng kí Tỷ lệ (%) 2002 1629 8818 18.5 2003 2928 12135 24.1 2004 4169 14916 27.9 2005 5756 18020 31.9 2006 9542 27030 35.3 Số lượng 30000 25000 20000 15000 10000 5000 0

Ị □ s.lượng đơn đăng kí cua ngành dược □ Tổng so lượng đơn

Hình 3.7. Biểu đồ sổ lượng đơn đăng kỉ bảo hộ SHCN của ngành dược phẩm

so với số lượng đơn đăng kỉ bảo hộ SHCN từ năm 2002-2006

Như vậy, so với các nhóm hàng khác, năm 2006 nhóm hàng dược phẩm ià nhóm hàng có tỷ lệ đãng kí bảo hộ cao nhất 35.3%, tăng 3.4% so với năm 2005. Điều này có được là do:

- Sự xuất hiện liên tục của các bệnh dịch mới đòi hỏi sự ra đời của các thuốc mới, và kết quả tất yếu là số lượng đăng kí bảo hộ Sáng chế, giải pháp hữu ích cũng như NHHH hay KDCN của ngành dược phẩm tăng nhanh.

- Nhiều sản phẩm dược có mặt trên thị trường Việt Nam là của các

công ty nước ngoài, được sản xuất theo hợp đồng li-xăng hoặc do các công ty dược trong nước tiến hành nhập khẩu, những công ty này có ý thức rất cao về vấn đề đăng kí bảo hộ SHCN đối với sản phẩm của chính mình.

- Do đòi hỏi khắt khe của các điều khoản trong hiệp định TRIPS, của

việc tra cứu theo nghị định thư của Thoả ước Madrid đối với các sản phẩm muốn có mặt trên thị trường Việt Nam. Cho nên, các DND hiện nay càng có ý thức cao hơn về việc đăng kí bảo hộ SHCN cho các sản phẩm của mình.

Trong các đối tượng được đăng kí bảo hộ SHCN, đáng kể nhất phải nói đến là NHHH, năm 2006, trong nhóm ngành dược phẩm, số lượng đơn đăng kí bảo hộ NHHH chiếm đến 32%.

□ NHHH □ Các đối tượng khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

68%

3 2 %

Hình 3.8. Biểu đồ tỷ lệ đơn đăng kí bảo hộ NHHH so với số lượng đơn đăng kỉ bảo hộ SHCN của ngành dược năm 2006.

Nguyên nhân dẫn đến số lượng đơn đăng kí NHHH chiếm một tỷ trọng lớn trong các đối tượng được bảo hộ SHCN là do:

- Một mặt, chi phí và nhân lực đầu tư cho nghiên cứu phát triến một NHHH thấp hơn nhiều so với KDCN, sáng chế.

- Mặt khác, văn bằng bảo hộ NHHH có thời hạn là 10 năm, được gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần 10 năm, trong khi đó, bằng độc quyền KDCN có thời hạn là 5 năm, được gia hạn liên tiếp 2 lần và mỗi lần chỉ là 5 năm.

Cũng như các ngành nghề khác so với năm 2005, số lượng đơn đăng kí bảo hộ sáng chế và giải pháp hữu ích 2006 của ngành dược tăng đáng kể, đặc biệt là số lượng đơn đăng kí bảo hộ của các DND trong nước. Theo số liệu

Một phần của tài liệu Khảo sát nhận thức của một số doanh nghiệp dược về vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực dược (Trang 39)