Chì trong tự nhiên, sản xuất và đời sống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xác định hàm lượng kim loại chì trong một số loại mỹ phẩm bằng phương pháp phổ hấp hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (f AAS) (Trang 26)

Là một trong những kim loại được biết đến từ thời thượng cổ, chì chiếm khoảng 0,002% khối lượng vỏ trái đất (độ sâu vỏ 16km). Trong tự nhiên chì tồn tại chủ yếu trong quặng galena (PbS), anglesite (PbSO4), cerussite

(PbCO3) .Chì cũng tồn tại dưới dạng các hợp chất: oxyd chì vàng (PbO), oxyd

chì đỏ (Pb3O4), oxyd chì nâu (PbO2), hợp chất với các kim loại khác như chì

cromat, chì silicat... Chì có nhiều đồng vị: 208 (51,7%), 206 (25,2%), 204 (1,40%).

Trong không khí cũng chứa chì do những biến đối địa chất (núi lửa),công nghiệp sản xuất chì, dầu lửa, quá trình đốt nhiên liệu động cơ. Một số nguồn thải chì vào môi trường khác như công nghiệp chế ắcquy, làm que hàn, đạn súng, các thiết bị chắn phóng xạ, sản xuất hàng tiêu dùng: gốm sứ, đồ chơi, chất màu, sơn, thủy tinh, diêm, bút chì, mỹ phẩm: thuốc nhuộm tóc, son môi, phấn...

Do những nguồn gốc trên, chì tồn tại ở nhiều dạng đồng vị 208Pb (51%- 53%), 206Pb (23,5%-27%), 207Pb (20,5%-23%), 204Pb (1,35%-1,5%) trong môi trường không khí làm ô nhiễm nguồn nước, đất, thấm vào thực vật, và vì thế, động vật ăn thực vật nhiễm chì, uống nước nhiễm chì cũng sẽ bị nhiễm chì. Hàm lượng chì nhiễm trong động vật, thực vật phụ thuộc vào lượng chì có trong môi trường .

Trong đời sống thường ngày, nguồn tiếp xúc của con người với chì chủ yếu là qua đường ăn uống và hít thở. Chì được sử dụng trong công nghệ bảo quản, có mặt trong các chất phụ gia chế biến thức ăn, có mặt trong thành phần hợp kim chế tạo ống dẫn nước. Trong suốt thế kỷ trước, việc sử dụng công nghệ xăng pha chì một cách rộng rãi đã làm thải ra một lượng lớn chì gây ô nhiễm bầu không khí. Ngày nay, một số nước tiên tiến trên thế giới đã bãi bỏ công nghệ này, vì vậy mà lượng chì thải ra không khí cũng giảm đi rõ ràng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xác định hàm lượng kim loại chì trong một số loại mỹ phẩm bằng phương pháp phổ hấp hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (f AAS) (Trang 26)