Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 (Trang 48)

* Nguồn số liệu thực hiện luận văn

Luận văn tiến hành khảo sát một số trang trại thuộc các vùng của huyê ̣n Nghi Xuân, nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh, phỏng vấn các chủ trang trại để nắm bắt đƣợc những khó khăn và yêu cầu, điều kiện phát triển bền vững kinh tế trang trại ở huyê ̣n Nghi Xuân , tỉnh Hà TĨnh. Đây là một căn cứ thực tiễn quan trọng để đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các giải pháp chính sách có tính khả thi cao.

Luận văn tiến hành điều tra, khảo sát 50 trang trại trên địa bàn huyện bao gồm cho các vùng (vùng đồng bằng ven biển , vùng trung du miền núi ) trên địa bàn huyê ̣n Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Tâ ̣p trung bao gồm các loại hìn h trang trại trên địa bàn huyê ̣n Nghi Xuân nhƣ : trang trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi, trang trại lâm nghiệp, trang trại nuôi trồng thủy sản và trang trại tổng hợp.

Luận văn tiến hành phỏng vấn một số chủ trang trại (theo mẫu phiếu phỏng vấn) nhằm nắm bắt rõ hơn thực trạng, điều kiện sản xuất, kinh doanh của trang trại, nguyện vọng và ý kiến của cá nhân chủ trang trại ; phỏng vấn một số cán bộ quản lý ở cấp xã, huyện và cấp tỉnh về thực trạng và triển vọng cũng nhƣ những khó khăn , vƣớng mắc cần tháo gỡ để phát triển kinh tế trạng trại huyê ̣n Nghi Xuân , tỉnh Hà Tĩnh.

Nội dung điều tra, phỏng vấn bao gồm: trình độ học vấn, tuổi chủ trang trại, giới tính của chủ trang trại, tổng số nhân khẩu, lao động của trang trại; đầu vào của kinh tế trang trại: đất đai, lao động, thức ăn, cơ sở vật chất; đầu ra của trang trại: khối lƣợng sản phẩm, giá trị sản xuất của trang trại; đánh giá về sự phát triển bền vững của kinh tế trang trại; hệ thống các chính sách đã đƣợc thực hiện ở các trang trại; phƣơng hƣớng sản xuất kinh doanh của các trang trại và những thuận lợi, khó khăn và đề xuất của trang trại.

Trên cơ sở kết quả điều tra khảo sát và phỏng vấn, Luận văn tiến hành xử lý số liệu theo chƣơng trình SPSS. Đồng thời, luận văn sẽ kết hợp tổng hợp, phân tích số liệu với sự trợ giúp của máy tính phần mềm Microsoft Excel trong bộ phần mềm Microsoft Office. Phƣơng pháp tổng hợp chủ yếu là phân tổ thống kê các trang trại theo quy mô, theo địa bàn, theo các hình thức tổ chức sản xuất.

Ngoài ra, luân văn sƣ̉ du ̣ng nguồn dữ liệu bên trong để thực hiện luận văn: Số liệu của Cục thống kê Hà Tĩnh, phòng thống kê Nghi Xuân và của các phòng, ban, ngành ở Hà Tĩnh , Nghi Xuân là nguồn tài liệu thứ cấp chủ yếu để thực hiện luận văn.

Nguồn dữ liệu bên ngoài để thực hiện luận văn: Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các thông tin thu thập đƣợc từ các sách, báo và các trang web của các hiệp hội nghề nghiệp có tƣ liệu liên quan đến công trình nghiên cứu.

Các bài viết của các nhà nghiên cứu, các loại sách báo, các trang web trong nƣớc và ngoài nƣớc để đánh giá cách tiếp cận của các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nƣớc một số tƣ liệu có liên quan thu thập từ các cá nhân, đơn vị trong và ngoài nƣớc, các Báo cáo quá trình công tác nƣớc ngoài của một số Đoàn/cá nhân, Báo và Tạp chí nghiên cứu khoa học phát triển kinh tế trang trại… Các văn kiện hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI, các báo cáo kinh tế xã hội của Tỉnh , huyê ̣n qua các năm 2010-2014. Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế xã hội, tình hình thực tiển tại các hiệp hội nghề nghiệp có tƣ liệu liên quan đến công trình nghiên cứu nhằm phân tích đánh giá sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng, chính quyền tỉnh, huyê ̣n quá trình triển khai và thực hiện qua đó rút ra đƣợc bài học kinh nghiệm, phƣơng hƣớng và giải pháp cho quá trình phát triển kinh tế trang tra ̣i ở Nghi Xuân cho đến năm 2020.

* Phương pháp xử lý số liệu

Từ số liệu thu thập đƣợc qua các nguồn, trong quá trình thực hiện Luận văn, tác giả đã loại bỏ những tài liệu, số liệu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hoặc không đáng tin cậy. Bằng phƣơng pháp này, tác giả phân tích để hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn, đánh giá tài liệu, quan sát, kiểm chứng để nghiên cứu, tổng kết, phân tích, đánh giá thực trạng các vấn đề cần nghiên cứu, xác định rõ những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp để phát triển kinh tế trang tra ̣i ở huyện Nghi Xuân.

Chƣơng 3.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN NGHI XUÂN – HÀ TĨNH

3.1. Khái quát quá trình phát triển kinh tế trang trại ở nước ta

3.1.1. Thời kỳ trước đổi mới

Kinh tế trang trại với hình thức tổ chức sản xuất tập trung gắn với sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp đã xuất hiện cùng với hình thành và phát triển kinh tế hàng hóa. Theo các tài liệu nghiên cứu, kinh tế trang trại đã xuất hiện ở nƣớc ta từ những năm đầu sau công nguyên và phát triển khá mạnh mẽ trong thời kỳ phong kiến dân tộc, nhất là thời kỳ Lý- Trần (thế kỷ X đến XIV).

- Trong thời kỳ phong kiến, kinh tế trang trại với các tên gọi khác nhau nhƣ: đồn điền, doanh điền, điền trang, thái ấp, trại ấp của quan lại phong kiến và tầng lớp quý tộc, góp phần vào sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế trang trại thời kỳ phong kiến còn mờ nhạt, chƣa thực sự hình thành một loại hình kinh tế độc lập, phụ thuộc vào chính sách nông nghiệp và chính sách đất đai của từng triều đại phong kiến.

Trong thời kỳ thuộc Pháp, nhất là từ cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã du nhập vào Việt Nam một phƣơng thức sản xuất mới. Kinh tế hàng hóa gắn với phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa bắt đầu thực sự hình thành và phát triển mạnh mẽ. Trong nông nghiệp, hệ thống đồn điền gắn với sản xuất hàng hóa bắt đầu phát triển phục vụ cho nhu cầu bóc lột thuộc địa và xuất khẩu của tƣ bản Pháp. Theo đó, hệ thống đồn điền đƣợc hình thành, từng bƣớc hạn chế và phá vỡ dần kinh tế tự cấp, khép kín của nền sản xuất phong kiến. Theo số liệu thống kê, đến năm 1890, trên toàn khu vực Đông Dƣơng đã có 116 đồn điền với tổng diện tích là 11.390 ha, chủ yếu là đồn điền trồng lúa ở Nam Bộ. Số lƣợng đồn điền cũng tăng

khá nhanh ở Bắc Bộ và Trung Bộ. Đến năm 1943, ngƣời Pháp chiếm trên 1 triệu ha đất trồng ở Việt Nam và đƣợc tổ chức thành 3. 928 đồn điền.

Trong thời kỳ Pháp thuộc đã hình thành một số đồn điền quy mô khá lớn, chuyên sản xuất kinh doanh hàng hóa, bƣớc đầu gắn với chế biến phục vụ cho xuất khẩu của tƣ bản Pháp, bao gồm ba loại hình chủ yếu là đồn điền chuyên trồng lúa, đồn điền chuyên trồng cây công nghiệp (cao su, cà phê, chè) và đồn điền chuyên chăn nuôi.

- Trong thời kỳ sau khi miền Bắc đƣợc hoàn toàn giải phóng cho đến giữa những năm 1980, nền kinh tế miền Bắc và sau đó là trên phạm vi cả nƣớc vận hành theo cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp. Theo mô hình kinh tế đó, kinh tế tƣ nhân, cá thể trong nông nghiệp dần dần bị triệt tiêu, kinh tế nhà nƣớc và tập thể chiếm vị thế ƣu thế tuyệt đối. Trong nông nghiệp, chủ yếu chỉ tồn tại hai hình thức tổ chức sản xuất là hợp tác xã và nông trƣờng quốc doanh. Loại hình kinh tế trang trại, do vậy, không có cơ sở để tồn tại và ngày càng bị triệt tiêu.

3.1.2. Thời kỳ từ sau đổi mới đến nay (2013)

Chính sách đổi mới trong nông nghiệp đã tạo điều kiện cho kinh tế trang trại hình thành và phát triển nhanh chóng. Các chính sách mới trong nông nghiệp, khởi đầu là Chỉ thị 100 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng về ”khoán sản phẩm đến nhóm và ngƣời lao động” (tháng 1 năm 1981), tiếp đó là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về ”đổi mới quản lý nông nghiệp” (tháng 4/1988) và các Nghị quyết của Trung ƣơng, các chính sách của Nhà nƣớc đã tạo bƣớc chuyển đổi căn bản trong sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa.

Trên cơ sở chính sách đổi mới trong nông nghiệp, từ giữa những năm 1980, kinh tế trang trại đã bắt đầu hình thành và phát triển nhanh chóng . Trong nhƣ̃ng năm 1990, nhất là từ sau khi có Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 2/2/2000 của Chính phủ, loại hình kinh tế trang trại tăng nhanh về số lƣợng, loại hình trên khắp các địa phƣơng trong cả nƣớc.

liệu thống kê về kinh tế trang trại không đồng nhất. Theo số liệu chính thức của Tổng cục thống kê, năm 2000, cả nƣớc có 75.069 trang trại. Số lƣợng trang trại nhiều nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (31.967 trang trại), tiếp đó là vùng Đông Nam bộ (9.586 trang trại), Bắc trung bộ (4,084 trang trại), Tây nguyên (3.589 trang trại ) và vùng duyên hải Nam trung bộ (3.122 trang trại ). Đến năm 2005, cả nƣớc có 119.585 trang tra ̣i , tăng thêm 62.517 trang tra ̣i , tăng 2,1 lần so với năm 2000. Bảng 2.1 cho thấy số lƣợng trang trại cả nƣớc năm 2005 phân theo vùng và theo loại hình trang trại.

Bảng 3.1: Số lƣợng trang trại cả nƣớc phân theo loại hình và theo vùng, năm 2005

Đơn vị: trang trại

Vùng Tổng số Trong đó Trang trại trồng cây hàng năm Trang trại trồng cây lâu năm Trang trại chăn nuôi Trang trại nuôi trồng thuỷ sản Cả nước 119.586 34.224 22.332 13.651 35.648 - Đồng bằng sông Hồng 11.332 322 623 3.419 2.982 - Đông Bắc 5.502 116 1.166 542 1.095 - Tây Bắc 414 45 76 104 17 - Bắc Trung Bộ 6.825 1.622 1.206 797 1.299

- Duyên hải Nam Trung Bộ 7.070 1.840 988 616 2.665

- Tây Nguyên 8.458 1.290 5.930 714 63

- Đông Nam Bộ 22.537 2.008 9.732 5.250 3.178 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đồng bằng sông Cửu Long 57.448 26.981 2.611 2.209 24.349

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê, năm 2006

Năm 2005, số lƣợng trang trại tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông nam bộ và Đồng bằng sông Hồng; các vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung bộ có số lƣợng trang trại ít nhất. Theo loại hình trang trại, số lƣợng

trang trại nuôi trồng thủy sản tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Số liệu thống kế năm 2005 cho thấy, vùng này có 24.349 trang trại nuôi trồng thủy sản, chiếm trên 69% tổng số trang trại nuôi trồng thủy sản của cả nƣớc và chiếm gần 44% tổng số trang trại của Vùng. Trên phạm vi cả nƣớc, các tỉnh có trang trại nuôi trồng thủy sản nhiều nhất là Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang, Bến Tre, Trà Vinh, TP Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Khán hòa, Phú Yên, Quảng Ninh, Nam Định và Hải Phòng.

Đối với trang trại trồng cây hàng năm, tập trung nhiều nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, với 26.981 trang trại, tiếp đến là Phú Yên với 1141 trang trại và Thanh Hóa với 1019 trang trại. Trang trại trồng cây lâu năm tập trung nhiều nhất là ở vùng Đông Nam bộ, có 9732 trang trại với thế mạnh là cao su, điều và một số cây công nghiệp khác. Các tỉnh Tây Nguyên có 5930 trang trại, chủ yếu là trồng cà phê, điều, hồ tiêu, cao su; tiếp đến là vùng Bắc Trung bộ và vùng Đông bắc với thế mạnh là cây chè, cây lấy gỗ.

Năm 2005, trang trại chăn nuôi chỉ chiếm trên 11% tổng số trang trại cả nƣớc. Loại hình trang trại chăn nuôi tập trung nhiều ở vùng Đông Nam bộ (5.250 trang trại) với thế mạnh là chăn nuôi lợn và gia cầm phục vụ cho tiêu dùng nội địa và cung cấp sản phẩm cho các nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu; tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng (93.419 trang trại). Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, các địa phƣơng có số lƣợng trang trại nhiều nhất là TP.Hồ Chí Minh (2620 trang trại), Đồng Nai (1.206 trang trại), Bắc Ninh (804 trang trại), Thái Bình (690 trang trại), Hƣng Yên (553 trang trại) và Thanh Hóa (503 trang trại).

Năm 2010, cả nƣớc có 47,2% trang trại trồng trọt, 26,1% trang trại nuôi trồng thủy sản, 13,3% trang trại chăn nuôi, 0,7% trang trại lâm nghiệp và 9,7% trang trại sản xuất, kinh doanh tổng hợp. Các loại hình trên có xu hƣớng chuyển dịch theo hƣớng tăng tỉ trọng nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng và Nam Trung Bộ đã chuyển hàng ngàn ha lúa sang nuôi trồng thủy sản. Ở những vùng sản xuất nguyên liệu gắn với khu công nghiệp chế biến, nhƣ mía đƣờng, dứa v.v., thì trang trại trồng trọt vẫn ổn định và phát triển.

Đến năm 2010, nhiều trang trại ở các tỉnh phía Nam nhƣ: Lâm Đồng, Bình Phƣớc, Tây Ninh, Bình Dƣơng, Bà Rịa-Vũng Tàu có quy mô vốn bình quân hơn 500 triệu đồng. Lợi nhuận bình quân từ kinh tế trang trại đạt gần 120 triệu đồng/trang trại, cao gấp 15 lần so với lợi nhuận bình quân của nông hộ. Giá trị sản phẩm hàng hóa của các trang trại cao hơn mức bình quân chung của cả nƣớc từ 7- 10%. Tỉ lệ hàng hóa của nhiều trang trại đạt hơn 90% nhƣ cà phê, cao su… Một số trang trại đã kết hợp sản xuất và chế biến, nên đạt hiệu quả kinh tế cao. Từ năm 2011, quy định về tiêu chí trang trại đƣợc áp dụng theo tiêu chí mới (Nguồn: Theo Thông tƣ số 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT ), cả nƣớc có 20.065 trang trại. Trong đó, riêng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ có 11.697 trang trại, chiếm 58,3% tổng số trang trại trong cả nƣớc. Khu vực trung du và miền núi phía Bắc có số trang trại ít nhất, với 587 trang trại, chiếm 2,9%, trong đó chủ yếu là trang trại chăn nuôi (506 trang trại). Cả nƣớc có 8.642 trang trại trồng trọt, chiếm 43% tổng số trang trại; 6.202 trang trại chăn nuôi, chiếm 30,9%; 4.443 trang trại nuôi trồng thủy sản, chiếm 22,1%; 737 trang trại tổng hợp, chiếm 3,7% và 51 trang trại lâm nghiệp, chiếm 0,3% (Nguồn: Kinh tế trang trại, Báo Điện tử Đảng CSVN, ngày 22/4/2012).

Số lƣợng trang trại nuôi trồng thủy sản chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cử Long, với 4.090 trang trại, chiếm 92,3% tổng số trang trại thủy sản. Số trang trại chăn nuôi chủ yếu tập trung ở vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Hồng, vơi 4.240 trang trại, chiếm 68,3% tổng số trang trại chăn nuôi.

Tính đến năm 2011, diện tích đất nông, lâm nghiệp và diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản do các trang trại sử dụng là 157.600 ha, bình quân một trang trại sử dụng 7,9ha. Trong tổng diện tích trên, đất trồng cây lâu năm chiếm tỷ trọng lớn nhất, với 78.000ha (chiếm 49,5%), đất trồng cây hàng năm là 36.700 ha (chiếm 22,3%), diện tích nuôi trồng thủy sản là 34.200 ha (chiếm 21.700 ha) (Nguồn: Kinh tế trang trại, Báo Điện tử Đảng CSVN, ngày 22/4/2012). Các trang trại trong cả nƣớc đã tạo việc làm thƣờng xuyên cho 100.000 lao động và rất nhiều lao động có tính thời vụ. Năm 2011, tổng thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của các

trang trại đạt gần 39.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 6% giá trị giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, bình quân 1942,5 triệu đồng một trang trại. Theo số liệu thông kê, vùng trung du miền núi phía Bắc có số trang trại ít nhất, nhƣng tổng thu sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản bình quân một trang trại lại cao nhất: 2,868 tỷ đồng, tiếp đến là vùng đồng bằng sông Hồng: 2,619 tỷ đồng, vùng đồng bằng sông Cửu Long: 1,54 tỷ đồng và thấp nhất là Tây Nguyên: 1,315 tỷ đồng. Số liệu thống kê năm 2011 cũng cho thấy: trong tổng giá trị sản phẩm và dịch vụ, tỷ suất sản phẩm hàng hóa do các trang trại bán ra chiếm tới 98,1%. Điều đó cho thấy, kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 (Trang 48)