5. Phương pháp nghiên cứu
3.3.3 Nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ
Trong cách diễn đạt của Nguyễn Minh Châu, ông rất hay sử dụng các biện pháp tu từ nghệ thuật, chính nhờ những biện pháp này câu văn diễn đạt được linh hoạt, mượt mà, có chiều sâu. Biện pháp so sánh được ông sử dụng nhiều, “người chiến sĩ bỗng cảm thấy một niềm vui bâng khuâng, y như có một nụ chồi xanh vừa nảy ra trong lòng mình”
(Nhành mai), niềm vui đã được tô đậm thêm, có màu sắc hơn qua sự so sánh khá chính
xác. “Những giọt mưa ly ty như ngọn cỏ chích vào da mát lạnh” (Chuyện đại đội) gợi cho người đọc một cảm giác rất thật. Trong Gốc sắn, ông đã so sánh “tất cả những kỷ niệm về đơn vị cũ giống như những viên ngọc trai nằm sâu dưới đáy lòng người lính, ký ức gìn giữ nó và luôn chiếu ánh sáng chói lọi vào, làm cho cuộc đời người bộ đội giàu
thêm ý nghĩa và đẹp đẽ hơn” [4, tr. 576], tô đậm thêm lòng tự hào, tình cảm gắn bó với
đơn vị cũ, những đồng đội, chiến sĩ cũ. Bên cạnh ấy nhà văn còn sử dụng biện pháp ẩn dụ, trong Mảnh trăng cuối rừng hình ảnh “sợi chỉ xanh nhỏ bé và óng ánh”, sợi chỉ xanh là tấm lòng chung thủy của Nguyệt đối với Lãm, làm tăng thêm vẻ đẹp trong tâm hồn của Nguyệt. Khi diễn tả khí thế chiến đấu của người lính của đại đội 24, ông đã viết “Vẫn những tia mắt tóe lữa dưới ánh chớp bộc phá trước cửa đột phá đồn Phương Xá đang
sống lại kia!” [4, tr. 588]. Thêm một hình ảnh so sánh độc đáo của ông “Đũa trúc có đôi,
cũng như tao với mày là anh em. Mày đừng làm mất, tội lắm!” [4, tr. 615] làm tình cảm
của người dân và người cán bộ thêm gắn chặt. Người đọc có thể cảm nhận được cảm xúc sâu lắng yêu thương của Lương với điều anh chứng kiến và cảm nhận “đêm nằm nghe tiếng suối chảy róc rách, thầm thì, nho nhỏ thôi nhưng tôi thấy con suối sao mà gan góc
và đáng kiêu hãnh” [3, tr. 8]. Câu văn dàn trãi hơn bởi sự xuất hiện của các từ láy tạo âm
hưởng hài hòa “róc rách”, “thầm thì”, “nho nhỏ”, “gan góc” tạo nên dáng vẻ của con suối không tên ở bản Pa-khen.
Câu hỏi tu từ được sử dụng nhiều, với dụng ý không phải để hỏi mà để khẳng định hay phủ định cảm xúc, nó không đòi hỏi câu trả lời. Nguyễn Minh Châu đã thành công ở việc thể hiện tình cảm của nhân vật qua dạng câu này. Trong mảnh trăng cuối rừng: “Tôi đứng bên bờ sông, giữa cảnh một chiếc cầu đổ và lại tự hỏi: Qua bấy nhiêu năm tháng sống giữa bom đạn và cảnh tàn phá những thứ quý giá do chính bàn tay mình xây dựng lên, vậy mà Nguyệt vẫn không quên tôi sao? Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn dội
xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?” [3, tr. 135] Qua một loạt câu
hỏi tu từ khẳng định, Lãm đã thể hiện sự khâm phục, yêu thương và kinh ngạc trước tình cảm thủy chung, bền chặt của Nguyệt đối với Lãm. Câu hỏi tu từ trong trường hợp này đã đạt được giá trị biểu cảm cao, có ý nghĩa khẳng định làm cho hình tượng nhân vật đẹp đẽ lên gấp đôi. Lời độc thoại nội tâm của Lưu (Sau một buổi tập) xuất hiện nhiều câu hỏi tu từ “sau đây nên giúp đỡ cậu chiến sĩ này như thế nào? Có lẽ phải gọi riêng để chỉ cho
cậu ta hiểu rõ cái tư tưởng nhớ nhà, ngại gian khổ không muốn tập luyện...” [4, tr. 532],
tuy trước những khẩu lệnh rắn và lạnh lùng như sắt nguội, và những lời nhận xét, chấn chỉnh muốn đè dẹp đầu người nghe xuống sau mỗi đợt tập không ưng ý nhưng đồng chí tiểu đội trưởng vẫn quan tâm đến những tân binh của mình.