Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu đặc điểm truyện ngắn nguyễn minh châu trước 1975 (Trang 73)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2.2Thời gian nghệ thuật

Bên cạnh không gian nghệ thuật thì thời gian nghệ thuật cũng góp phần làm phong phú, đa dạng nội dung và là phương tiện hữu hiệu để tổ chức nội dung của nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật có thể nhanh hay chậm, dài hay ngắn, liên tục hay đứt quãng theo một logic riêng không hoàn toàn trùng khớp với thời gian khách quan. Vì thế, thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể cảm nhận được, ý thức được tốc độ, nhịp điệu phát triển của nó theo ý đồ của tác giả. Trong truyện ngắn của mình, Nguyễn Minh Châu đã sử dụng rất khéo léo sử dụng hai kiểu thời gian sự kiện và thời gian nhân vật đã đem lại những ấn tượng sâu đậm trong những trang văn của ông.

Thời gian sự kiện là chuỗi liên tục các sự kiện trong quan hệ liên tục trước sau, vận động theo quy luật nhân quả hoặc theo trình tự tác giả đặt ra. Các sự kiện có thể được sắp xếp đẳng tuyến theo trình tự trước sau như nó vốn xảy ra theo trật tự tuyến tính, cũng có khi các sự kiện được sắp xếp xen kẽ, đảo tuyến các yếu tố quá khứ, hiện tại, tương lai. Trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, thời gian sự kiện hiện ra rõ nét là một chiến dịch, một cuộc hành quân, một cuộc truy kích, một trận chống càn… Chúng ta có thể thấy hơi thở của lịch sử đậm nét trong truyện ngắn của ông trong mảng đề tài chiến tranh, biến cố lịch sử đều gợi về một giai đoạn kháng chiến của dân tộc, truyện ngắn Nguồn suối,

Nhành mai nhắc đến một thời kháng chiến chống Pháp gian khổ hào hùng, âm hưởng của

cuộc kháng chiến chống Mỹ trong những ngày đầu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc tìm thấy trong Những vùng trời khác nhau, Người mẹ xóm nhà thờ.

Thời gian trần thuật và thời gian cốt truyện có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được sắp xếp theo trật tự trước sau nghiêm ngặt, việc trước kể trước, việc sau kể sau và cứ thế cho đến hết câu chuyện. Với cốt truyện khá đơn giản, mờ nhạt về kịch tính và xung đột, mỗi câu chuyện là một lát cắt ngang rất nhỏ trong cuộc sống hay trong chính con người. Chuyện một em bé ở vườn trẻ thật đáng yêu trong việc dùng lá bồ đề làm thư mong gửi đến các chú bộ đội (Lá thư vui) hay chuyện con trâu tăng gia sản xuất của một đại đội đẻ trong bao lo lắng, hồi hộp và vui mừng của cả đại đội (Chuyện đại đội), mạch trần thuật xuôi dòng với mạch truyện trong mối quan hệ nhân quả, trước sau của các sự kiện. Thời gian sự kiện trong Những hạt thóc lép là thời gian tuyến tính với các sự kiện lần lượt

được xảy ra, Sự kiện này còn là nguyên nhân để sinh ra sự kiện khác: từ sự kiện cái đói bao trùm lên làng Truồi, đến sự kiện lá cờ đỏ trên cây gạo đầu xóm, cuộc duyễn thuyết về thắng lợi của Việt Minh ở cửa chợ Sòng, rồi đến sự kiện cướp kho thóc nhà chánh Thắm. Thời gian khách quan từ điểm mở đầu đến điểm kết thúc trần thuật có sự xáo trộn, câu chuyện bắt đầu ở hiện tại sau đó quay ngược về quá khứ và cuối cùng lại trở về hiện tại. Trong Nhành mai, nhân vật “tôi” bắt đầu câu chuyện của mình ở hiện tại khi được giao nhiệm vụ trở về làng Đằng tiếp tục kháng chiến. Sau đó quay ngược lại về những dòng hồi cố khi nhớ về làng Đằng với công việc xây dựng chính quyền mới ở nơi đây. Thời gian trong Những vùng trời khác nhau cũng được bắt đầu bằng hiện tại với mốc thời gian cụ thể “giá không có đợt báo động lúc 4 giờ sáng thì Lê còn ngủ” [3, tr. 55]. Sau đó lại quay về quá khứ, bắt đầu từ quá khứ gần là giấc mơ đem qua của Lê đến quá khứ xa hơn ở những ngày đầu Lê và Sơn bết và thân nhau trong những trận địa pháo cao xạ, luôn chuyển đi từ vùng trời này sang vùng trời khác. Rồi lại trở về thời khắc hiện tại, là mỗi người nhận một đơn vị và tiếp tục chiến đấu bảo vệ vùng trời thiêng liêng trên đầu. Như thế, không khí khẩn trương của cuộc chiến được cảm nhận và miêu tả tập trung hơn. Tác phẩm càng ít miêu tả thì nhịp điệu tác phẩm, dòng sự kiện trôi càng nhanh. Nguyễn Minh Châu còn sử dụng thành công thời gian đứt nối, hồi tưởng, nhà văn đã vận dụng sáng tạo thời gian đảo lộn trật tự các sự việc. Trong đó người kể chuyện không còn ở ngôi thứ nhất xưng “tôi” từ đầu đến cuối nữa mà cho các nhân vật tự kể lại cuộc đời của mình. Khoảng thời gian trong tác phẩm đi cùng với từng khoảng thời gian của cuộc cách mạng dân tộc, chất chứa những sự kiện trọng đại, chuyển động cùng với nhịp vận động của dân tộc. Thời gian trong tác phẩm là một dòng chảy tiếp nối quá khứ để hiện tại đến tương lai. Hiện tại, quá khứ đều được đặt chung một điểm nhìn, điểm nhìn này khiền chúng ta có cảm giác mọi việc như đang diễn ra trước mặt.

Chính những hoạt động tâm lý, dòng kí ức tạo thành dòng thời gian nhân vật làm cho người đọc ý thức được sự tồn tại của nhân vật. Thời gian cứ trôi, nhưng nó đánh dấu một mốc sự kiện xảy ra với con người có nhiều thay đổi, thời gian bị đảo ngược hay đồng hiện về những đoạn hồi cố của nhân vật trong truyện làm nên số phận cuộc đời nhân vật.

Nhành mai là một câu chuyện ghi lại một khúc đoạn thời gian sống và làm việc trên mảnh đất làng Đằng của Lương, là nhân vật chính trong truyện. Tất cả được kể trong sự đan xen giữa hiện thực và quá khứ, giữa cảnh thật, người thật với từng phiến đoạn rời rạc của cảnh cũ người xưa lần lượt trở về trong niềm suy tưởng của nhân vật. Lương đã yêu thương và quý mến mảnh đất và con người làng Đằng như yêu quý một thứ gì quá đỗi thân thương, khi xa rồi thấy nhớ và không dứt ra được “trong đời lính tôi đã đi qua nhiều

nơi, đâu cũng có nhiều kỉ niệm nhưng mảnh đất làng Đằng vẫn gắn bó với tôi hơn cả” [3,

tr. 22]. Cảm xúc về làng Đằng vẫn vẹn nguyên trong dòng hoài niệm của Lương, trong dịp trở về làng Đằng lần này, anh không thể quên những gương mặt thân quen trong những ngày đầu khởi nghĩa, trước hết là Thận: “Thận đỡ tôi nằm trên tấm ván lát mạn đò. […] Thận cẩn thận gài lại mép chăn cho tôi rồi cúi xuống, sát hơn: “anh chóng lành

để trở về giết thật nhiều giặc nhé – Anh đừng quên em!”” [3, tr. 27]. Kỉ niệm mãi ghi

khắc trong lòng nên đã 5 năm qua rồi mà tiếng vỗ của dòng sông, tinh thần chiến đấu dũng cảm và tình thương dịu dàng của Thận vẫn luôn trở về và từng hồi thức dậy trong nổi nhớ của Lương. Để quá khứ và hiện tại đan xen, ngòi bút của Nguyễn Minh Châu sử dụng như một phương tiện diễn đạt hiệu quả cái thuộc về thế giới bên trong nhân vật, câu chuyện về Lê, Sơn, tình đồng chí gắn bó nhau giữa người lính cao xạ đã rút được khoảng cách ngắn hơn: “Thế là hôm nay, Lê đứng dưới bầu trời Hà Nội, cạnh những người đồng đội mới và cũ. Trời gần sáng, sau lưng Lê, thủ đô đầy biến động như một cái tổ ong vừa thức giấc” [3, tr. 73]

Nguyễn Minh Châu đã vận dụng rất thành công thời gian nhân vật, tạo cho người đọc ý thức được sự tồn tại của nhân vật. Từ cái ngày nhân vật “tôi” gặp Doãn lúc Doãn lên bốn tuổi, và hầu như Doãn chỉ sống quanh bên khung cửi với chị Kiên, cũng từ ngày Doãn theo nhân vật “tôi” lên tàu ra Bắc cuộc sống Doãn có nhiều thay đổi và lớn lên giữa đồng bào miền Bắc, thời gian cứ trôi qua và Doãn đã mười lăm tuổi, đã tốt nghiệp lớp bảy, học hết cấp hai rồi học dang dở năm hai trung cấp cơ khí rồi xung phong đi bộ đội và trở thành một pháo thủ xuất sắc của khẩu đội. Cuộc đời của Doãn gắn liền với những mốc thời gian của cuộc chiến đấu không chỉ ở Đà Nẵng mà còn ở Hải Phòng. Thời gian nhân

vật còn hiện rõ qua cuộc đời của Ngàn, từ lúc làm cấp dưỡng ở một cơ quan thương nghiệp lưu động đóng ở vùng biển, cho đến khi trót lầm lỡ với anh cán bộ “hải sản”

“ngay lúc ấy, bước chân ra đường Ngàn đã trở thành một con người khác hẳn trước và

cuộc đời xung quanh “cô gái Tờ-ri-cô-da” xưa cũng đã lật ngược lại hết thẩy rồi” [4, tr.

622-623]. Thời gian luôn là thước đo cho sự chờ đợi, Nguyễn Minh Châu đã vận dụng yếu tố thời gian trong tác phẩm để làm nổi bật nhân vật của mình, qua biết bao năm tháng Kiều vẫn đợi để yêu thương Ngàn, qua bấy nhiêu năm tháng sống giữa bom đạn và sự tàn phá của chiến tranh vậy mà Nguyệt vẫn không quên Lãm, bác Chắm vẫn không quên bố thằng Hạc, những chiến sĩ của đại đội 24 vẫn không bao giờ quên những đồng đội cũ của mình, sau hơn ba năm sống chung với nhau, từ cái ngày mà Sơn và Lê còn ngồi trên hai chiếc ghế sắt của một khẩu 37 cũ kỹ, và kể từ ngày Sơn bị thương nhưng cả hai Sơn và Lê đều nhớ về nhau.

Chúng ta có thể thấy những cảm xúc, sự kiện ít có hồi tưởng dài, khoảng cách giữa thời gian của quá khứ và hiện tại không xa. Thời gian “năm năm rồi, lúc nào tôi cũng như trông thấy một mép khăn mỏ quạ bay lất phất trên cái cổ cao rám nắng, và thanh mã

tấu in hằng xuống một bên vai áo nâu cứ đánh lách cách bên thanh đòn khiêng” [3, tr.

34]cái khoảng cách năm năm ấy dường như được rút ngắn lại, gốc mai già, lớp tro đen của cái nhà bị cháy, cả người con gái tên Thận và bà mẹ anh hùng, vẫn không thể nào quên được (Nhành mai). Câu chuyện của hai người lính cao xạ Sơn và Lê khi gặp lại nhau sao bao ngày xa cách bởi cái vết thương của Sơn vẫn còn rõ nét trong tâm trí của hai người, những trận đánh, những kỉ niệm khi sống cùng đồng đội được nhà văn rút ngắn lại bởi những dòng suy nghĩ của Sơn và Lê (Những vùng trời khác nhau). Hay câu chuyện về Người mẹ xóm nhà thờ của nhân vật “tôi” cứ tưởng đâu sẽ chuyện này nối tiếp chuyện kia theo một trật tự tuyến tính nhưng những câu chuyện của mẹ Lân lại làm đứt khoảng cái hiện tại để trởi về quá khứ với những đau thương mà mẹ phải gánh chịu. Những ngày hòa bình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Nguyễn Minh Châu vẫn cho nhân vật của mình hồi tưởng lại những ngày chiến đấu gian khổ, tuy thời gian qua chưa lâu nhưng những người lính vẫn nhớ về đồng đội cũ, đơn vị cũ bằng những câu chuyện kể rất chân

thật “câu chuyện đại đội 24 ngày xưa mở đột phá khẩu đồn Phương Xá. […]. Những khẩu súng ngày xưa cùng lớp người trước lao vào trong lữa đạn bây giờ đang bỏng rát lên trong bàn tay mới nắm thật chắc. Khi chiếc kèn dê rúc lên một hồi dài báo hiệu pháo đã chuyển làn thì họ ào lên tưởng mặt đất và biển nắng cũng rung động. Lại vẫn cái khí thế chiến đấu cũ – không biết tôi có chủ quan không? – Vẫn những tia mắt tóe lửa dưới

ánh chớp bộc phá trước cửa đột phá đồn Phương Xá đang sống lại kia!” [4, tr. 588].

Không chỉ khám phá chiều sâu thời gian càng tạo nên nhiều cảm xúc và sự đồng cảm với nhân vật. Thời gian chính xác trong Chuyện đại đội tạo một không khí khẩn trương, gấp gáp, thời gian trôi thật chậm, và mọi chuyện đều được tính bằng thời gian “lúc ấy mới hai giờ rưỡi sáng. Thoa nhảy xuống giường, mặc quần áo, xỏ đôi giày vải… Báo cáo thủ

trưởng, nó đẻ từ lúc mười một giờ ba mươi phút, đến bây giờ vẫn chưa hết rau” [3, tr.

82], thời gian đối với các chiến sĩ rất quan trọng:

“- Bây giờ là hai giờ bốn mươi hai phút rưỡi. Đồng chí phát lệnh báo động lúc mấy giờ? (…) Thoa ấp úng đáp:

- Tôi quên xem giờ…khoảng già hai giờ rưỡi” [3, tr. 85].

Hay cái thời gian cụ thể còn thể hiện khá rõ nét trong Buổi tập cuối năm ở những ngày giáp Tết. “Chuyến xe lữa buổi tối 10 giờ 30 phút rất vắng khách, chỉ có những người có hoàn cảnh đặc biệt mới đi chuyến tàu cận giờ giao thừa này. 12 giờ 30 phút tôi xuống ga thị xã X. Pháo con trên các phố đã nổ lép bép rồi dần dần vang rộn lên. Khói pháo tỏa ra

mù mịt hòa với hơi thở ấm áp của mùa xuân đang tươi tắn bước về” [4, tr. 567]. Cái Tết

của người lính dường như bận rộn hơn, trể hơn mọi người, nhưng cái không khí Tết vẫn tràn về với thời gian gấp gút.

Bên cạnh thời gian thực tại hay quá khứ của chiến tranh, Nguyễn Minh Châu còn cho người đọc cảm nhận được thời gian của tương lai, những ước mơ về cuộc sống tốt đẹp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hơn. Cơn mưa xuân “chẳng nghe tiếng pháo đón giao thừa, cô giáo trông trẻ cũng nhận ra cái khoảnh khắc mùa xuân đang đến. […]. Mưa xuân như làn bụi phấn ấm áp rơi

ngoài cánh đồng, thấm vào từng gốc mạ non xanh mơn mỡn” [3, tr. 53] (Lá thư vui), tạo

nên một cảm giác mới lạ cho cô giáo trẻ lẫn bé Thơm, một mùa xuân nữa lại về, với những lá thư được gởi đi và những lá thư bác bộ đội già đưa thư về tạo thêm những động viên, cổ vũ cho các chiến sĩ ngoài mật trận, Người dân là Truồi vẫn ước mơ về một tương lai tươi sáng hơn, không còn cảnh chết vì đói nữa, họ vẫn tin vào tương lai, vẫn tin Việt Minh sẽ đến giúp họ, và chính lá cờ Việt Minh là tín hiệu mới về một sự thay đổi xã hội rất lớn lao, có ý nghĩa quyết định với sự đổi thay của mỗi số phận con người (Những hạt

thóc lép), thế mà có ai ngờ, những người lính cũng không ngờ được rằng sáu, bảy năm

sau họ đã lấy vợ và sinh con đẻ cái trong cái thành phố xa lạ mà họ đã giành lại từ trong tay quân thù, trong những ngày nghỉ, họ được sống bên cạnh người vợ trẻ và những đứa con bé nhỏ dưới mái nhà ấm cúng (Vùng sáng ở chân trời). Hay trong Bính (Đôi đũa trúc) rộn lên một niềm mơ ước mới mẻ và vô cùng tha thiết “bao giờ anh sẽ được về nhà,

hai người sẽ có một đứa con?” [4, tr. 611]. Nhiều chiến sĩ đã ao ước được thấy ngày hòa

bình, một mái nhà gianh mới dựng trên nền đất còn đầy tro than, một bế đò bên đồn địch nườm nượp người qua lại, những gia đình gồng gánh bồng bế nhau tìm về quê cũ hay chỉ đơn giản “bao giờ thống nhất nước nhà, chúng mình phải mua cho con bác Bản một

thứ đồ chơi gì thật đẹp, đẹp hơn con búp bê này nhiều” [4, tr. 571]. Thời gian nghệ thuật

trong truyện ngắn trước 1975 được Nguyễn Minh Châu xây dựng rất đặc sắc, thời gian từ xa đến gần, từ thực tại quay về quá khứ, hay từ quá khứ tới thực tại, ước mơ và tương lai đã tạo nên những câu chuyện sinh động. Qua đó tác giả thể hiện được cách nhìn nhận chân thực, cụ thể về số phận, cuộc sống của con người.

Nghệ thuật thể hiện không gian và thời gian thể hiện ý đồ của tác giả và quan niệm nghệ thuật về con người. Không gian và thời gian nghệ thuật không chỉ mang tính nội dung, biểu đạt chủ đề tư tưởng của tác phẩm mà còn thể hiện được cái nhìn, cảm hứng của nhà văn. Cùng là không gian địa lý bao la, rộng lớn, không gian nghệ thuật thuộc đè tài chiến tranh trước năm 1975 kết hợp với thời gian sự kiện là nơi để cho con người thể

hiện ý chí cách mạng, một không khí đầy ân tình cách mạng với tình đồng đội, đòng chí,

Một phần của tài liệu đặc điểm truyện ngắn nguyễn minh châu trước 1975 (Trang 73)