Năm 2014 giá trị sản xuất ngành công nghiệp của huyện Gia Lâm đạt 314,03 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt 21,9%. Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng cơ bản (CN-XDCB) năm 2014 tăng 16,8% so với năm 2013. Sản xuất công nghiệp có sự thay đổi về chất, nhiều cơ sở sản xuất với công nghệ cao dần thay thế cơ sở sản xuất với công nghệ lạc hậu, từng bước nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ trong các sản phẩm. Do vậy, nếu đánh giá về mặt quy mô và tốc độ phát triển thì huyện Gia Lâm đã đạt mức khá cao.
Cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ có sự chuyển dịch khá mạnh mẽ trong thời gian qua với sự hình thành 3 khu vực rõ rệt:
+ Khu vực cụm công nghiệp vừa và nhỏ Phú Thị với quy mô diện tích 21ha, cụm công nghiệp Hapro Lệ Chi với diện tích 31 ha. Khu vực này nằm ở phía Đông của huyện, tiếp giáp sông Đuống.
+ Khu vực cụm công nghiệp Ninh Hiệp, diện tích 63 ha; cụm công nghiệp Đình Xuyên, diện tích 10 ha. Khu vực này nằm ở phía Bắc huyện Gia Lâm và bắc sông Đuống, chủ yếu do các công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty tư nhân, công ty cổ phần trong và ngoài nước đầu tư, hiện đang trong thời kỳ xây dựng.
+ Khu vực cụm công nghiệp nhỏ và làng nghề trên cơ sở các sản phẩm thủ công nghiệp truyền thống: gốm, sứ, may, da…từ các làng nghề Bát Tràng, Kim
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39
Lan, Kiêu Kỵ…Khu vực này nằm ở phía Nam huyện Gia Lâm và phía Nam sông Đuống. Hiện nay có 2 cụm làng nghề tập trung tại Bát Tràng với diện tích 17 ha, Kiêu Kỵ diện tích 13 ha đang trong thời kỳ xây dựng.
Việc hình thành và bố trí các cụm, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và làng nghềđã thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ.
3.1.2.4. Thực trạng phát triển thương mại – dịch vụ - du lịch
Ngành thương mại dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Sự phát triển của ngành này là động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
Năm 2000 giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụđạt 309,3 tỷđồng, năm 2010 đạt 361,5 tỷđồng, năm 2013 đạt 455,7 tỷđồng.
Trong 12 năm từ 2000-2013, ngành thương mại của huyện Gia Lâm đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Tính đến năm 2014, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển nhanh nên kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của huyện tăng, đạt mức 12.544 nghìn đô la Mỹ. Trong đó kim ngạch hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu chiếm 86,66%, hàng nông lâm thuỷ sản chiếm 13,34%. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người năm 2013 đạt 55,3 đô la Mỹ, tăng gấp 4,3 lần so với năm 2000 với 15,1 đô la Mỹ.
3.1.2.5. Dân số lao động và việc làm
* Dân số và lao động
Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2014, trên địa bàn Huyện có 234485 nhân khẩu, mật độ dân số tự nhiên 2043 người/km2. Tỷ lệ sinh hàng năm năm 2000 là 1,864%, đến năm 2013 chỉ còn 1,538%.
Nguồn lao động của huyện Gia Lâm năm 2010 là 130.144 người, chiếm 58,1% dân số; năm 2014 là 133,40 nghìn người, chiếm 59% dân số. Tỷ lệ lao động được đào tạo khá cao, năm 2014 là 46,85 nghìn người, chiếm 36% nguồn lao động, đây là nhân tố rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện.
* Việc làm
Huyên Gia Lâm rất chú trọng việc đào tạo nghề cho người dân đã đến độ tuổi lao động, các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, cao đẳng, đại học trên địa bàn huyện luôn tạo điều kiện đào tạo, giảng dạy để người dân có cơ hội kiếm được việc làm. Năm 2014, số người có việc làm thu nhập ổn định của huyện Gia Lâm là 101,9
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40
nghìn người, chiếm 76,38% người trong độ tuổi lao động, đây là một thành công trong việc đào tạo tạo việc làm cho người dân của huyện.
3.1.3. Nhận xét chung vềđiều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội
3.1.3.1. Những tiềm năng và thuận lợi
Vị trí địa lý thuận lợi đã tạo cho huyện Gia Lâm có lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội, là vùng phát triển nhanh và năng động trong tương lai.
So sánh với các huyện khác của Hà Nội, quỹ đất của huyện Gia Lâm để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa còn nhiều, hệ thống cơ sở hạ tầng đầu tưđồng bộ, tạo điều kiện cho huyện phát triển nền kinh tế toàn diện hơn.
Nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động khá tốt, đáp ứng yêu cầu đối với lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quôc tế.
Tiềm năng thị trường hàng hóa và dịch vụ của huyện rất lớn, đó là nhân tố có tính động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa ngày một cao.
Cơ sở văn hóa, lịch sử và các yếu tố truyền thống cũng là tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế của huyện.
3.1.3.2. Những khó khăn, thách thức
Bên cạnh những thuận lợi nhất định, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội huyện Gia Lâm cũng gặp không ít những khó khăn thách thức:
Qúa trình phát triển kinh tế đi liền với tốc độ thị hóa nhanh làm cho đất đai sản xuất nông nghiệp thu hẹp nhanh chóng, lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn không có việc làm hoặc thiếu thiếu việc làm ngày càng gia tăng. Tốc độ tăng dân số cơ học cũng tạo sức ép nhiều mặt về xã hội.
Lực lượng lao động chưa qua đào tạo còn cao, tập trung khu vực nông thôn, cơ cấu lao động chưa hợp lý theo ngành kinh tế.
Hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn còn thiếu đồng bộ và trình độ thấp, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa có chất lượng cao.
Là một huyện mới chia tách, việc quản lý Nhà nước trên địa bàn huyện trong giai đoạn chuyển đổi còn gặp nhiều khó khăn.
Qúa trình tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa làm cho môi trường tự nhiên đặc biệt là nguồn nước có xu hướng bị ô nhiễm nặng, gây nên thách thức không nhỏđối với việc phát triển nền kinh tế bền vững của huyện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41
3.1.3.1. Quản lý đất đai
Thực hiện Nghị định số 132/2003/NĐ-CP về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Gia Lâm. Huyện Gia Lâm cũ với 35 đơn vị hành chính được chia tách thành huyện Gia Lâm với 13 đơn vị hành chính và huyện Gia Lâm với 22 đơn vị hành chính trong đó có 20 xã và 2 thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 11472,99 ha.
Công tác cấp GCNQSDĐ: Trong năm 2014 số GCN cấp lần đầu là 2.909 giấy ngoài ra văn phòng còn tiếp nhận 12.487 hồ sơđăng ký biến động đất đai và đã giải quyết được 11.987 hồ sơ.
Về công tác giải quyết đơn thư tranh chấp đất đai, phòng đã tiếp nhận 197 đơn thư tranh chấp, kiến nghị vềđất đai. Đã giải quyết được 168 đơn và đang giải quyết 29 đơn.
Công tác thanh tra kiểm tra đất đai: Xây dựng kế hoạch và triển khai công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai của 21 đơn vị có dấu hiệu vi phạm trên địa bàn huyện theo đúng nội dung Quyết định số 1876/QĐ-UBND và kế hoạch số 823/KH-TNMT ngày 16/12/2013 của UBND huyện. Tham gia cùng thanh tra Huyện, các phòng ban ngành có liên quan tiến hành thanh tra công vụ và việc chấp hành các quy định của pháp luật về cấp GCNQSDĐ.
Công tác thu hồi đất, giao đất phục vụ công tác GPMB: Tham mưu cho UBND Huyện ban hành 134 quyết định thu hồi đất với diện tích 109.342,3 m2; 367 quyết định giao đất tái định cư với diện tích 9.537,3 m2
Công tác rà soát quỹđất công, đất công ích: Phòng đã phôi hợp với ủy ban nhân dân các xã, thị trấn rà soát toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng và đất công do UBND xã, thị trấn quản lý phù hợp với quy hoạch sử dụng đất ở. Trong đó đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân sử dụng: 56 lô với diện tích 46.675 m2, đất công do UBND xã, thị trấn quản lý: 23 lô với diện tích 34.621,3 m2
Công tác kiểm kê đất đai 2014, xây dựng kế hoạch 2015: Hoàn thành việc kiểm kê đất đai 2014 đúng thời gian quy định của UBND thành phố Hà Nội; Hoàn thành việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2015 thông qua Hội đồng Nhân dân huyện kỳ họp thứ III.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42
Triển khai đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai: Trong năm 2015 tiếp tục hoàn thiện 2 gói thầu đó là: Số hóa và chuyển đổi tọa độ bản đồ từ tọa độ HN72 sang VN2000 và Nhập dữ liệu thông tin hồ sơ cấp GCN.
3.1.4.2. Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện theo kết quả thống kê đất đai năm 2014 của huyện là 11472,99 ha. Gia Lâm là huyện mang nặng tích chất ven đô. Đặc trưng trên được quyết định bởi diện tích đất nông nghiệp còn chiếm 6138,52 ha, chiếm 53,5% tổng diện tích tự nhiên; Đất phi nông nghiệp: 5158.89 ha, chiếm 44,96% tổng diện tích tự nhiên; Đất chưa sử dụng: 175,58 ha, chiếm 1,54% tổng diện tích tự nhiên (chi tiết xem Bảng 3.1).
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 của huyện Gia Lâm Thứ tự Chỉ tiêu Diệ(ha) n tích C(%) ơ cấu TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 11472,99 100 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP 6138,52 53,5 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 5847,14 50,96 1.2 Đất Lâm Nghiệp 38,99 0,34 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 196,48 1,71 1.4 Đất nông nghiệp khác 55,88 0.49
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43
2.1 Đất ở 1298,40 11,31
2.2 Đất chuyên dùng 2639,34 23,00
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 23,77 0,21 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 94,12 0,82 2.5 Đất sông suối và MNCD 1093,61 9,53 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 9,61 0,09
3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 175,58 1,54
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm, 2014
Hình 3.2: Cơ cấu đất đai năm 2014 của huyện Gia Lâm
3.2. Đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn huyện Gia Lâm huyện Gia Lâm
3.2.1. Hiện trạng các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Gia Lâm
Hiện tại trên địa bàn huyện Gia Lâm có 130 tổ chức kinh tế (2014) đăng ký hoạt động chia làm 3 nhóm:
- Doanh nghiệp nhà nước: 30 tổ chức;
- Tổ chức kinh tế vốn đầu tư ngoài quốc doanh: 85 tổ chức; - Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: 15 tổ chức.
Sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần đã kéo theo dự thay đổi về tỷ trọng giữa các loại hình tổ chức kinh tế. Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, doanh nghiệp nhà nước đã bộc lộ những yếu kém phải tổ chức, sắp xếp lại. Khu vực kinh tế tư nhân trong và ngoài nước phát triển ngày càng phát triển và thể hiện được
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44
vai trò của mình trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, Doanh nghiệp nhà nước không còn giữ vai trò như thời kỳ trước. Rất nhiều lĩnh vực trước đây do Doanh nghiệp nhà nước độc tôn, độc quyền như xuất khẩu, kinh doanh tiền tệ, sản xuất điện, luyện kim, cơ khí chế tạo, vận tải, viễn thông,.. nay đã có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, trong đó có nhiều ngành Doanh nghiệp nhà nước không còn tỷ trọng khống chế. Như vậy, xu hướng phát triển mạnh của các loại hình tổ chức kinh tế tất yếu dẫn đến sự giảm dần của tỷ trọng, vai trò Doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, việc giảm tỷ trọng và vai trò của Doanh nghiệp nhà nước hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò chủ đạo của nhà nước vì Nhà nước sẽ tăng cường sử dụng các hình thức tác động gián tiếp (điều tiết, hỗ trợ, kích thích) bằng các công cụ khác nhau vừa phù hợp với cơ chế thị trường vừa đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực tác động của Nhà nước.
Sau gần 30 năm đổi mới cơ chế, Tổ chức kinh tế vốn đầu tư ngoài quốc doanh đã phát triển chưa từng thấy cả về số lượng, quy mô và đã tham gia vào hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Khu vực kinh tế tư nhân đã có những đóng góp đáng kể vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế và nâng cao hiệu quả nền kinh tế. Sự thay đổi nói trên chứng tỏ các nhà đầu tư trong nước đã ý thức được những điểm lợi và bất lợi của từng loại hình doanh nghiệp, có xu hướng chọn loại hình tổ chức kinh tế hiện đại, tạo cơ sởđể tổ chức kinh tế của họ có thểổn định, phát triển không hạn chế về quy mô và thời hạn hoạt động với quản trị nội bộ ngày cảng chính quy và minh bạch hơn. Thực tế trên phần nào chứng tỏ các nhà đầu tưđã có xu hướng đầu tư dài hạn hơn, công khai hơn, có quy mô lớn hơn.
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang ngày càng phát triển và có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Với chủ trương tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nước ngoài, đến 2014 đã có 15 tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có 03 doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh, số lượng tổ chức kinh tế cụ thểở bảng 3.2:
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Gia Lâm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45
lượng (%) dụng
(ha)
cấu (%)
1 Doanh nghiệp Nhà nước 30 23,07 114,44 20,54
2 Tổ chức kinh tế vốn đầu tư ngoài quốc doanh
85 65,38 383,01 68,77
- Doanh nghiệp tư nhân 67 51,54 282,74 50,77
- Công ty hợp doanh 12 9,23 65,6 11,78 - Công ty cổ phần không có vốn nhà nước 6 4,61 34,67 6,22 3 Tổ chức kinh tế vốn đầu tư nước ngoài 15 11,55 59,46 10,69 - 100% vốn nước ngoài 3 2,3 12,41 2,23 - Doanh nghiệp liên doanh với nước
ngoài 12 9,25 47,05 8,46 Tổng số 130 100 556,92 100 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Doanh nghiệp Nhà nước 23,07% Doanh nghiệp vốn đầu tư ngoài quốc doanh 65,38% Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài 11,55%
Hình 3.2. Cơ cấu các loại hình tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện
Từ Bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 cho thấy:
Trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện có 130 tổ chức kinh tế, cụ thể là 30 doanh nghiệp Nhà nước chiếm 23,07% tổng số tổ chức kinh tế, 85 tổ chức kinh tế vốn đầu tư ngoài quốc doanh chiếm 65,38% tổng số tổ chức kinh tế, 15 tổ chức kinh tế vốn đầu tư nước ngoài chiếm 11,55% tổng số tổ chức kinh tế. Như vậy có thể thấy được
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46
số tổ chức kinh tế vốn đầu tư ngoài quốc doanh và tổ chức kinh tế vốn đầu tư nước