Hàng năm Bộ Tài nguyên môi trường đều có các báo cáo thống kê về tình hình sử dụng đất của các tổ chức kinh tế để nắm chắc tình hình quản lý và sử dụng đất của đối tượng sử dụng đất này.
Các tài liệu liên quan nghiên cứu về vấn đề này như: Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Quang Bính (2012), Đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh, , Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội. Luận văn thạc sĩ của Trần Trung Cường, (2011), Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất đai của các tổ chức trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Ưu điểm của 02 đề tài trên là đã hiểu được phương pháp nghiên cứu và đánh thực trạng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn, tuy nhiên vẫn còn một số nhược điểm tồn tại như chưa nêu bật được giải pháp cụ thểđể giải quyết các tồn tại trong vấn đề quản lý và sử dụng đất của các tổ chức nói chung và tổ chức kinh tế nói riêng. Đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của một số tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” tiếp thu những ưu điểm và nhược điểm trên, để cho ra những giải pháp thiết thực, hữu ích hơn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32
Chương II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Công tác đăng ký đất đai, bất động sản
- Hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất - Những người có liên quan
+ Người sử dụng đất, đây là nhóm trực tiếp chịu tác động của việc cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai với mô hình Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;
+ Cán bộ trực tiếp quản lý, điều hành công việc tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất .
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Thu thập thông tin trên địa bàn huyện Gia Lâm.
- Về thời gian: Thu thập số liệu, tài liệu từ khi luật đất đai 2003 có hiệu lực (01/7/2004) đến khi luật đất đai 2013 có hiệu lực (01/7/2014)
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Gia Lâm
2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường
- Điều kiện tự nhiên - Các nguồn tài nguyên - Thực trạng môi trường
2.2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
- Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Thực trạng phát triển các ngành kinh tế theo giai đoạn: nông nghiệp; công nghiệp, TTCN, xây dựng cơ bản; dịch vụ, du lịch; các lĩnh vực khác.
- Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
- Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn - Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
2.2.1.3 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn Huyện Gia Lâm
- Đất nông nghiệp - Đất phi Nông nghiệp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 - Đất chưa sử dụng 2.2.1.4 Tình hình quản lý đất đai - Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó - Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơđịa giới hành chính, lập bản đồ hành chính - Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; - Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Đánh giá thực trạng công tác giao đất, thuê đất cho các tổ chức
- Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Thống kê, kiểm kê đất đai; - Quản lý tài chính vềđất đai;
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản;
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các tổ chức
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật vềđất đai và xử lý vi phạm pháp luật vềđất đai
- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai
- Quản lý các hoạt động dịch vụ công vềđất đai
2.2.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Gia Lâm
- Hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố. - Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tếđược nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố.
- Tồn tại hạn chế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34
kinh tếđược Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố
- Giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp GCN QSDĐ có thời hạn cho các tổ chức kinh tế.
- Giải pháp giải quyết tình trạng tranh chấp, bị lấn chiếm đất và lấn chiếm đất của các tổ chức kinh tế.
- Giải pháp để các tổ chức kinh tế sử dụng đất đúng mục đích.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu
Đây là phương pháp được dùng để thu thập số liệu, thông tin cần thiêt phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
- Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập các tài liệu, số liệu bản đồ, báo cáo chuyên ngành, kết quả thống kê, kiểm kê,… có sẵn từ các cơ quan nhà nước, các phòng ban trong thành phố, ... để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
- Nguồn số liệu sơ cấp: Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra trực tiếp từ 130 tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện thông qua bộ câu hỏi soạn sẵn và điều tra bổ sung ngoài thực địa. Các tiêu chí điều tra gồm:
- Diện tích thửa đất tổ chức kinh tếđược giao (cho thuê) - Tình hình sử dụng
- Nguồn gốc được giao, thời hạn được giao (cho thuê), giấy tờ về nguồn gốc và giấy tờ khác.
- Ý kiến kiến nghị của tổ chức (nếu có). 2.3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu
Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp trình bày kết quả: các số liệu được thu thập, tính toán, phân tích theo các bảng, biểu kết hợp với phần thuyết minh. Các số liệu đầu vào thu thập được phân tích, xử lý bằng phần mềm Excel để xử lý và tổng hợp dữ liệu phục vụ cho xây dựng báo cáo tổng hợp. 2.3.3. Phương pháp so sánh đánh giá
Sau khi dùng phương pháp điều tra, thu thập tài liệu số liệu hiện có, tiến hành so sánh và đánh giá một số chỉ tiêu về cơ cấu các loại đất của các tổ chức kinh tếđể phân tích và đưa ra kết luận.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất đai của huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội của huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1.Vị trí địa lý
Gia Lâm là huyện ngoại thành bao gồm 02 thị trấn và 20 xã, nằm về phía Đông Bắc thành phố Hà Nội, cách trung tâm huyện khoảng 12 km, có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc huyện Đông Anh và quận Long Biên. - Phía Nam giáp thành phố Hưng Yên.
- Phía Đông giáp thành phố Bắc Ninh.
- Phía Tây giáp quận Hai Bà Trưng và quận Hoàng Mai.
Hình 3.1. Sơđồ hành chính huyện Gia Lâm
Gia Lâm là cửa ngõ phía Đông Bắc của Hà Nội, có nhiều tuyến giao thông nối liền với các thành phố phía Bắc (Quốc lộ số 3, Quốc lộ 1A, 1B) và huyện Hải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36
Phòng (Quốc lộ 5) cùng các tuyến đường giao thông đang được tiến hành xây dựng mới (Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên, đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường ô tô liên thành phố Hà Nội - Hưng Yên), có nhiều cơ quan, xí nghiệp, khu công nghiệp của Huyện, Trung ương đóng trên địa bàn nên khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội.
3.1.1.2 Địa hình
Gia Lâm nằm ở vùng châu thổ sông Hồng, địa hình khá bằng phẳng, thấp dần từ Tây Bắc qua Đông Bắc xuống Đông Nam theo hướng của dòng chảy sông Hồng.
Tuy vậy, các vùng tiểu địa hình của huyện cũng khá đa dạng, làm nền tảng cho cảnh quan tự nhiên, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xây dựng các cụm công nghiệp, công trình dân dụng đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của huyện.
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
a) Khí hậu
Khí hậu của huyện mang đặc trưng sắc thái của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thời ký đầu thường hanh khô nhưng đến mùa cuối đông thường ẩm ướt.
Nhiệt độ trong khu vực khá cao tương đương với nhiệt độ chung của huyện. Nhiệt độ trung bình năm là 23oC, biên độ nhiệt trong năm khoảng 12-130C, biên độ dao động nhiệt độ ngày và đêm khoảng 6-70C.
Độ ẩm bình quân hàng năm khoảng 82%, lượng mưa trung bình khoảng 1400-1600 mm.
b) Thủy văn
Chếđộ thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ thống sông Hồng và sông Đuống.
Sông Hồng: Lưu lượng nước trung bình qua nhiều năm gần đây là 2.710 m3/s, mực nước mùa lũ thường cao 9-12 m.
Sông Đuống: Mực nước lũ lớn nhất tại Thượng Cát trên sông năm 1971 là 13,68 m, tỷ lệ phần nước sông Hồng và sông Đuống là 30%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37
Nhìn chung khí hậu thủy văn của huyện Gia Lâm có nhiều thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, cho phép nông nghiệp có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm với nhiều loại cây trồng phong phú đa dạng cho chất lượng và giá trị kinh tế cao. Ngoài ra cũng thuận lợi cho phát triển cơ sở hạ tầng, vân chuyển hàng hóa và thăm quan du lịch.
3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên đất
Đất đai của huyện Gia Lâm khá phì nhiêu và địa hình bằng phẳng với 4 loại đất chính:
- Đất phù sa được bồi hàng năm.
- Đất phù sa không được bồi hàng năm không glây. - Đất phù sa không được bồi hàng năm có glây.
- Đất phù sa không được bồi hàng năm có ảnh hưởng của vỡđê năm 1971. b) Tài nguyên nước
Gia Lâm có 2 con sông lớn chảy qua: sông Hồng và sông Đuống, nguồn nước dồi dào đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụđời sống.
Trữ lượng khá lớn, nguồn chính để hình thành trữ lượng nước khai thác là nước sông Hồng và sông Đuống.
Nước ngầm của huyện Gia Lâm được hình thành chủ yếu do nước mưa, nước trên mặt ruộng ngấm xuống, được hình thành ởđộ sâu 2,0-22,5 m. Qua số liệu phân tích về các thành phần lý hóa của các cơ sở khai thác nước trong huyện Gia Lâm cho thấy chất lượng nước ngầm (nước thô) đảm bảo 2 chỉ tiêu sắt và mangan đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho sinh hoạt và sản xuất.
3.1.2. Thực trạng kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế 3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Từ năm 2000 đến nay nền kinh tế - xã hội của huyện đã đạt được nhiều thành tựu to lớn với nhiều bước tiến vượt bậc, tạo đà tốt để huyện hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000-2014 đạt 15% cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước (10,72%), giá trị sản xuất do huyện quản lý tăng 14,10%, trong đó:
Khu vực kinh tế CN-XDCB tăng 17,50%. Khu vực dịch vụ tăng 15,10%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38
Khu vực kinh tế nông nghiệp tăng 4,10%.
Năm 2014 cơ cấu kinh tế của huyện cũng có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành nông nghiệp đạt 20,39%, tỷ trọng ngành công nghiệp đạt 54,61%, tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụđạt 25,00%. Cơ cấu theo thành phần kinh tế cũng có sự chuyển động tích cực, kinh tế khu vực ngoài quốc doanh tăng nhanh từng bước phát huy được nguồn vốn trong khu dân cư.
3.1.2.2. Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp
Trong những năm qua, diện tích đất nông nghiệp của huyện bị thu hẹp do sử dụng vào các mục đích đô thị hoá, hiện đại hóa, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho các nhu cầu phát triển xã hội. Tuy nhiên, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định. Năm 2014, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 232,40 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006- 2014 đạt 8,5%. Cơ cấu kinh tế nông-lâm-thuỷ sản cũng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
3.1.2.3. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Năm 2014 giá trị sản xuất ngành công nghiệp của huyện Gia Lâm đạt 314,03 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt 21,9%. Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng cơ bản (CN-XDCB) năm 2014 tăng 16,8% so với năm 2013. Sản xuất công nghiệp có sự thay đổi về chất, nhiều cơ sở sản xuất với công nghệ cao dần thay thế cơ sở sản xuất với công nghệ lạc hậu, từng bước nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ trong các sản phẩm. Do vậy, nếu đánh giá về mặt quy mô và tốc độ phát triển thì huyện Gia Lâm đã đạt mức khá cao.
Cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ có sự chuyển dịch khá mạnh mẽ trong thời gian qua với sự hình thành 3 khu vực rõ rệt:
+ Khu vực cụm công nghiệp vừa và nhỏ Phú Thị với quy mô diện tích 21ha, cụm công nghiệp Hapro Lệ Chi với diện tích 31 ha. Khu vực này nằm ở phía Đông của huyện, tiếp giáp sông Đuống.
+ Khu vực cụm công nghiệp Ninh Hiệp, diện tích 63 ha; cụm công nghiệp Đình Xuyên, diện tích 10 ha. Khu vực này nằm ở phía Bắc huyện Gia Lâm và bắc sông Đuống, chủ yếu do các công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty tư nhân, công ty cổ phần trong và ngoài nước đầu tư, hiện đang trong thời kỳ xây dựng.
+ Khu vực cụm công nghiệp nhỏ và làng nghề trên cơ sở các sản phẩm thủ công nghiệp truyền thống: gốm, sứ, may, da…từ các làng nghề Bát Tràng, Kim
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39
Lan, Kiêu Kỵ…Khu vực này nằm ở phía Nam huyện Gia Lâm và phía Nam sông Đuống. Hiện nay có 2 cụm làng nghề tập trung tại Bát Tràng với diện tích 17 ha, Kiêu Kỵ diện tích 13 ha đang trong thời kỳ xây dựng.
Việc hình thành và bố trí các cụm, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh