Địa hình

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của một số tổ chức kinh tế tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 45)

Gia Lâm nằm ở vùng châu thổ sông Hồng, địa hình khá bằng phẳng, thấp dần từ Tây Bắc qua Đông Bắc xuống Đông Nam theo hướng của dòng chảy sông Hồng.

Tuy vậy, các vùng tiểu địa hình của huyện cũng khá đa dạng, làm nền tảng cho cảnh quan tự nhiên, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xây dựng các cụm công nghiệp, công trình dân dụng đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

a) Khí hậu

Khí hậu của huyện mang đặc trưng sắc thái của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thời ký đầu thường hanh khô nhưng đến mùa cuối đông thường ẩm ướt.

Nhiệt độ trong khu vực khá cao tương đương với nhiệt độ chung của huyện. Nhiệt độ trung bình năm là 23oC, biên độ nhiệt trong năm khoảng 12-130C, biên độ dao động nhiệt độ ngày và đêm khoảng 6-70C.

Độ ẩm bình quân hàng năm khoảng 82%, lượng mưa trung bình khoảng 1400-1600 mm.

b) Thủy văn

Chếđộ thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ thống sông Hồng và sông Đuống.

Sông Hồng: Lưu lượng nước trung bình qua nhiều năm gần đây là 2.710 m3/s, mực nước mùa lũ thường cao 9-12 m.

Sông Đuống: Mực nước lũ lớn nhất tại Thượng Cát trên sông năm 1971 là 13,68 m, tỷ lệ phần nước sông Hồng và sông Đuống là 30%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

Nhìn chung khí hậu thủy văn của huyện Gia Lâm có nhiều thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, cho phép nông nghiệp có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm với nhiều loại cây trồng phong phú đa dạng cho chất lượng và giá trị kinh tế cao. Ngoài ra cũng thuận lợi cho phát triển cơ sở hạ tầng, vân chuyển hàng hóa và thăm quan du lịch.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

a) Tài nguyên đất

Đất đai của huyện Gia Lâm khá phì nhiêu và địa hình bằng phẳng với 4 loại đất chính:

- Đất phù sa được bồi hàng năm.

- Đất phù sa không được bồi hàng năm không glây. - Đất phù sa không được bồi hàng năm có glây.

- Đất phù sa không được bồi hàng năm có ảnh hưởng của vỡđê năm 1971. b) Tài nguyên nước

Gia Lâm có 2 con sông lớn chảy qua: sông Hồng và sông Đuống, nguồn nước dồi dào đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụđời sống.

Trữ lượng khá lớn, nguồn chính để hình thành trữ lượng nước khai thác là nước sông Hồng và sông Đuống.

Nước ngầm của huyện Gia Lâm được hình thành chủ yếu do nước mưa, nước trên mặt ruộng ngấm xuống, được hình thành ởđộ sâu 2,0-22,5 m. Qua số liệu phân tích về các thành phần lý hóa của các cơ sở khai thác nước trong huyện Gia Lâm cho thấy chất lượng nước ngầm (nước thô) đảm bảo 2 chỉ tiêu sắt và mangan đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho sinh hoạt và sản xuất.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của một số tổ chức kinh tế tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)