Lịch sử nghiên cứu và tách chiết collagen

Một phần của tài liệu Đề tài tách collagen từ da cá basa bằng phương pháp hóa sinh (Trang 28 - 30)

Việc nghiên cứu ứng dụng collagen vào mỹ phẩm đã tiến hành từ năm 1930 bởi người Đức; thời kỳđó người ta tách chiết collagen chủ yếu từ da và xương của trâu, bò, lợn. Tuy nhiên đến năm 1990 đã bắt đầu một hướng chuyển biến mới: bắt đầu “tách chiết collagen từ da cá” phát minh này của các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học Gdansk (Ba Lan) đã gây tiếng vang mạnh mẽ trên toàn cầu. Trong những năm gần đây nhiều quốc gia như: Mỹ, Đức, Pháp, Ba Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc đã đầu tư hàng triệu đôla vào nghiên cứu thu nhận collagen để làm nguyên liệu sản xuất da nhân tạo, chỉ tự tiêu, thuốc mỡ điều trị bỏng và các sản phẩm làm đẹp như mặt nạ, kem dưỡng da, dầu dưỡng tóc,...Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài:

1. Phanat Kittiphattanabawon et al,(2004). Characterisation of acide- soluble collagen from skin and bone of bigeye snapper, Prince of Songkla University, Thailand.

2. Boyl R. Switzer,(1991),Dertermination of hydroxyproline, University of North Carolina, USA.

3. Min Zhang,Wentao Liu, Guoying Li,(2008), Isolation and characterisation of collagen from the skin of largefin longbarbel catfish, Sichuan University, Chin. 4. Inwoo Bae,(2007), Biochemical properties of acid-soluble collagens extracted from the skin of underutilised fishes, Nagasaki University, Japan

5. Takeshi Nagai et al,(1999), Isolation of collagen from fish waste material- skin, bone, and fins, Kyushu University, Japan.

6. Losso et al, Extraction of collagen from calcified tissues, Patent No. US2005/0267292 A1, United States.

7. Hsiao et al, Novel collagen extraction method, Patent No. US2004/0253678 A1, United States.

* Nhng nghiên cu có liên quan ti Vit Nam

1. Năm 1990, Trần Thị Luyến đã nghiên cứu 50 keo từ xương cá của một số loài cá fillet.

2. Năm 2005, Vũ Trần Tùng đã nghiên cứu thành phần hóa học của da cá Basa, tối ưu hóa các công đoạn xử lý NaCl, NaOH, Citric, trích ly. Từ đó đưa ra quy

Rửa sạch Da cá basa Xử lý bằng NaOH, LasNa Xử lý bằng H2O2 Chiết collagen Ly tâm Collagen

3. Năm 2006, Trần Duy Phong đã nghiên cứu xử lý da cá bằng Na2CO3 để khử mỡ và điều chỉnh pH, nghiên cứu ảnh hưởng của pH trong nước nấu đến chất lượng gelatin và nghiên cứu ảnh hưởng của công đoạn cô đặc và sấy lạnh đến chất lượng gelatin.

CHƯƠNG II

NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1/ Nguyên vật liệu nghiên cứu

- Da cá basa lấy từ nhà máy chế biến thủy sản Cần Thơ

- Hóa chất, dụng cụ, thiết bị của phòng Thí nghiệm ĐH Lạc Hồng

Một phần của tài liệu Đề tài tách collagen từ da cá basa bằng phương pháp hóa sinh (Trang 28 - 30)