3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Căn cứ vào đặc điểm của quá trình kinh doanh, quy mô kinh doanh đồng thời để phát huy ngày càng cao vai trò quản lý đối với quá trình kinh doanh, Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả. Bộ máy tổ chức của công ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh gồm các phòng ban sau:
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu Quảng Ninh
(Nguồn: Phòng nhân sự- Công ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh)
Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, có thầm quyền quyết định các vấn đề:
- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, mức cổ tức thanh toán cho mỗi loại cổ phần.
- Bầu, bãi nhiệm và thay thế thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
- Các thẩm quyền khác theo điều lệ của công ty.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thầm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm.
- Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo điều lệ Công ty.
Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban tổng giám đốc Ban kiểm soát Phòng nhân sự Phòng kinh doanh Phòng kế
hoạch- đầu tư Phòng TC-
KT Phòng
Ban kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị, có các quyền và nhiệm vụ sau:
- Đề xuất lựa chọn công ty kiểm toán độc lập, mức phí kiểm toán, và mọi vấn đề liên quan đến sự rút lui hay bãi nhiệm của công ty kiểm toán độc lập. - Các quyền và nhiệm vụ khác theo điều lệ Công ty.
Ban Tổng giám đốc: Gồm 2người là 1 Tổng giám đốc và 1 Phó Tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành và quản lý mọi hoạt động của công ty. Và có quyền và nhiệm vụ như sau:
- Thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và đầu tư của Công Ty đã được thông qua. - Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có nghị quyết của Hội
đồng quản trị.
- Kiến nghị số lượng các loại bộ phận quản lý mà công ty cần thuê. - Các quyền và nhiệm vụ khác.
Phòng Nhân sự:
- Quản lý nhân lực của công ty, xác định nhu cầu nguồn nhân lực ở mỗi phòng ban và phân bố hợp lý.
- Sắp xếp bộ máy tuyển dụng phù hợp với yêu cầu của các phòng ban. - Giúp đưa ra các chính sách về lao động, các chế độ lương, thưởng của
người lao động.
Phòng Hành chính:
- Tham mưu, giúp việc cho công ty về công tác lễ tân, khánh tiết. - Sắp xếp lịch hoạt động, giao dịch của công ty.
Phòng Kế hoạch - Đầu tư:
- Tham mưu cho ban lãnh đạo công ty về các dự án đầu tư mới, có tính khả thi cao.
- Nghiên cứu các dự án phát triển của công ty.
Phòng Tài chính - Kế toán:
- Tổ chức các hoạt động về tài chính- kế toán theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Phân tích, đánh giá hiệu suất sản xuất kinh doanh và báo cáo tình hình hoạt động tài chính của công ty theo định kỳ.
- Kiểm soát chi phí, quản lý nguồn tài chính kinh doanh.
Các phòng kinh doanh: gồm hai phòng nhỏ là phòng kinh doanh 2 và phòng kinh doanh 4.
- Phòng kinh doanh 2: Kinh doanh dịch vụ thương mại - XNK như tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan với thị trường Trung Quốc, Hồng Kong. Phòng kinh doanh 4: Kinh doanh các mặt hàng khoáng sản như đá cao lanh, đất sét, khoáng sản khác....xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Malaysia, Indonesia...