- Bộ: Đậu Fabales
Cây Bách tán
Cây bách tán có tên khoa học (Araucaria encelsa R.Br) thuộc họ cây bách tán (Araucaceae). Cây mọc thẳng, có từng đợt cành mọc tròn theo một điểm trên thân cây. Lá
hình vảy xếp tròn quanh thân cành. Cây trồng vào chậu, trồng bồn hoặc ngoài đất, có thể cao vài chục mét. Hoa hình nón như hoa thông, ở ta cây ra hoa mà quả cho hạt thường không có nhân nên gieo không được, phải nhập hạt từ Thụy Điển hay Thụy Sĩ đặc biệt cây này rất khó chiết và giâm cành.
Hiện nay, người làm cây cảnh đã giâm chiết được. Nếu muốn chiết hay giâm cần cắt ngọn cho cây phát nhiều nhánh mọc thẳng và chiết các nhánh đó phải tỉa các nhánh tới sát thân cành, lấy được một chút vỏ của thân. Dùng thuốc kích thích ra rễ mới dễ sống. Mùa chiết giâm nên vào đầu mưa xuân.
Nơi giâm cành phải che nắng và giữ ấm, ẩm luôn, cây cũng tạo thế được. Trồng cây vào đá xốp hay thấm thủy tạo non bộ mini.
Tên Việt Nam: Cây TRẦM HƯƠNG Tên khác: Cây Gió, Trầm hương, Kỳ nam Tên khoa học: Aquilaria crassna Pierre Họ thực vật: Thymeleaceae
Tên thương phẩm: Santal wood
Đặc điểm sinh thái
Theo Viện Điều tra quy hoạch rừng (Bộ Lâm nghiệp), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội năm 1981, tập IV, trang 178, cây Trầm là loài “ Cây gỗ lớn thường xanh, cao 15 – 25 mét, đường kính 60 cm. Vỏ ngoài nhẵn, màu xám có vết nhăn dọc, thịt vỏ màu trắng, có tơ mịn, dày 2 – 4 mm. Cành non phủ lông mềm màu vàng xám.
Lá đơn mọc cách, dai. Phiến lá hình mũi mác thuôn, dài 6 – 11cm, rộng 3 – 4cm, đỉnh có mũi nhọn, gốc hình nêm rộng, mép nguyên mặt trên màu lục, mặt dưới màu xanh xám; gân hình lông chim, nổi rõ ở mặt dưới, hợp lại ở mép. Cuống lá dài 2 – 5 mm, có lông mềm. Cụm hoa hình tán, có nhiều hoa. Hoa có cuống; đài hình chuông màu trắng có 5 thùy và 10 vảy đính ở họng đài. Nhị 10, đính thành 2 hàng, chỉ nhị nhẵn đính ở gốc ống đài, trung đới khá rộng, bầu hình trứng có lông dày, 2 ô. Quả mang hình trứng ngược, dài 3 – 5cm, có lông xám dầy. Hạt chín màu nâu đen.
Phân bổ địa lý – sinh thái
Trầm phân bố ở Việt nam, Lào, Ấn Độ . . . Ở Việt Nam đã gặp Trầm ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bình Trị Thiên, Quảng Nam Đà Nẳng, Gia Lai, Kom Tum . . .
Cây mọc trong các rừng ẩm nhiệt đới. Có thể gặp ở độ cao 1.000 mét, nhưng tập trung ở độ cao dưới 700m. Trầm là cây chịu nóng, tái sinh tự nhiên tốt, ưa đất thịt pha cát tầng đất dầy. Mùa hoa tháng 7 – 8. Quả chín tháng 9 – 10.
Giá trị kinh tế
Gỗ màu vàng nhạt, mặt cắt dọc màu trắng vàng, chất gỗ mềm và nhẹ (tỷ trọng 0,395). Gỗ kém chịu mục và mọt nên ít được sử dụng.
Cây cho loại nhựa quý là Trầm hương được dùng làm thuốc. Vỏ có thể sản xuất sợi bông hoặc giấy đặc biệt. Ở tỉnh An Giang, Cây Trầm hương phân bổ tự nhiên chủ yếu trên núi Cấm thuộc huyện Tịnh Biên và núi Dài thuộc huyện Tri Tôn. Thường mọc ở những nơi có độ ẩm cao, thích nghi với độ cao khoảng trên 300 mét so với mặt nước biển. Hiện nay, những cây lớn trong tự nhiên còn lại không bao nhiêu. Trong những năm gần đây, nhờ có chương trình nghiên cứu của tổ chức Rừng mưa nhiệt đới, đã cung cấp một số ít cây giống cho nhân dân hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên trồng. Nhưng do giá trị kinh tế rất cao của nhựa cây trầm, mà bà con nông dân tự gây trồng, mạnh nhất bắt đầu từ năm 2003 đến nay. Với hy vọng sẽ đổi đời bằng loài cây đẻ ra vàng.
Trắc là tên riêng chỉ loài cây Dalbergia cochinchinensis, đôi khi cũng được gọi chung cho tên chi. Loài trắc còn có tên khác là cẩm lai Nam Bộ. Tính từ cochinchinensis là chỉ xuất sứ Nam Kỳ của xứ Đông Dương thuộc Pháp cũ.
Cây gỗ lớn, cao 25 m, đường kính có thể tới 1m, gôc thường có bạnh vè. Vỏ nhẵn, màu xám nâu, nhiều xơ, vết đẽo dầy màu vàng nhạt sau đỏ nâu. Cành nhiều, cành non mảnh nhẵn, lốm đốm nốt sần. Lá kép lông chim 1 lần mọc cách, dài 15-20cm. Cuống lá dài 10- 17cm mang 7-9 lá chét. Lá chét hình trái xoan đầu nhọn dần, có mũi lồi ngắn. Hoa tự hình chùm hoặc xim viên chùy ở nách lá, các lá bắc sớm rụng. Hoa lưỡng tính, không đênu; đài hợp gốc, đỉnh xẻ 5 thùy, tràng hoa màu trắng. Nhị có cong thức 9+1. Quả đậu mỏng, dài 5- 6cm, rộng 1cm, mang 1-2 hạt màu nâu, hạt nổi gồ ở quả.
Có giá trị trong nghiên cứu bảo tồn gen. Lấy gỗ.
Sống rắn, Cam thảo cây - Albizia myriophylla Benth., thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Mô tả: Cây bụi cao 2-4m, mọc dựa vào cây to và vươn cao. Thân cành màu nâu, có cạnh, sau tròn, khi chặt có nước chảy ra. Lá kép hai lần lông chim chẵn gồm rất nhiều lá chét nhỏ, có 2 tuyến ở cuống lá. Hoa màu trắng mọc thành chùm ở đầu cành, có nhiều nhị. Quả đậu rất mỏng, chứa 4-9 hạt.
Mùa hoa quả tháng 4-11.
Tính vị, tác dụng: Sống rắn có vị ngọt hơi lợm giọng, tính mát, không độc. Lương y Nguyễn An Cư cho biết: Sống rắn tả can nhiệt, thoái tâm hoả, lương huyết, giải độc, trừ ung nhọt, mày đay, tiêu cam sát trùng, giải khát trừ phiền, trẻ con nứt môi, đẹn đều chữa được.
Công dụng: Dân gian thường dùng nó làm thuốc giải nhiệt và chữa ho như Cam thảo. Ngày dùng 10-20g sắc uống, thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Ở Thái Lan, rễ được dùng giải khát và nhuận tràng; gỗ và quả dùng làm thuốc trị ho.
Sao đen:Cây gỗ lớn thân thẳng, thuôn dài, cao từ 20 – 30m. Thân cây có những lằn nứt dọc theo sớ, màu đen (lõi gỗ bên trong có màu hơi đỏ). Tán lá rậm hình chóp, cành nhánh to, dài, mọc thẳng đứng. Lá hình trái xoan, thuôn, đáy tròn và đỉnh nhọn ngắn. Lá dài 7 – 17cm, rộng 5 – 9cm. Mặt trên lá vàng và có màu xanh bóng, mặt dưới mịn. Gân chính rõ, với 7 – 10 đôi gân phụ. Các nách gân của đáy lá có các túm lông nhỏ. Hoa nhỏ mọc thành chùm khoảng 11 – 12 nhánh, mỗi nhánh có từ 4–6 hoa nhỏ màu trắng như hình ngôi sao. Quả có 2 cánh do lá dài và có lông rất mịn, dài 3–6cm rộng 0,5–0,7cm. Lúc non có màu xanh nhạt, lúc già có màu nâu.
Tên khoa học: Couroupita surinamensis Mart. ex Berg. Họ: Lộc vừng Lecythidaceae
Bộ: Sim Myrtales
Cây có tên tiếng Anh là Cannon ball-tree hay Foul coconut tree, còn ở nước ta thường được gọi là cây sala - có người còn gọi là Sala song thọ, thường thì tín hữu Phật giáo sử dụng tên này; một tên thì căn cứ trên hình dáng nhụy hoa mà đặt: hàm rồng - tên này người miền Bắc thường hay gọi; còn một tên thì căn cứ trên hình dáng nguyên hoa mà đặt: ngọc kỳ lân - tên này thì giới sưu tập cây cảnh thường sử dụng.
Cây được du nhập vào nước ta chủ yếu từ Ấn Độ, nguồn gốc của cây chưa được
rõ ràng thường được cho xuất phát từ Ấn Độ hoặc Singapore Cây thường được trồng ở các chùa vì cây này thì liên quan đến một trong 04 sự kiện trọng đại trong cuộc đời của Ngài: Nhập Niết Bàn hay Nhập diệt nên rồi trồng nó cũng như là trồng cây bồ đề .
Kỳ lân là loại cây nhìn xa rất giống cây thông, hoa mọc thường xuyên và chi chít xung quang thân và có mùi thơm rất dễ chịu và bay xa nhưng trái của nó thì rất thúi. Nhưng khi bổ trái thúi này ra thì mới lấy được hạt để trồng, hạt này cũng phải thúi đi mới nảy được mầm lên cây. Quá trình này diễn tiến đúng theo chủ nghĩa phồn thực trong việc phát triển xã hội SINH - DIỆT - TÁI TẠO của Ấn giáo - Ấn độ, nơi phát tích Phật giáo.
Dầu lân:Sala là một loại cây thân gỗ, cây có thể cao tới 30-35m. Hoa sala ra từ thân cây, suốt từ gốc lên, chùm hoa dài ra liên tục có thể tới 3m. Quả lớn tròn to đường kính quả 15- 24cm, có 200-300 hạt trong một quả